Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)
BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ
(10 câu)
1. Nhận biết (3 câu)
Câu 1: Thế nào là sâu hại?
Trả lời:
Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,... Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng,...
Câu 2: Thế nào là bệnh hại?
Trả lời:
Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí,... của cây trồng, do các loài vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus,...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra.
Câu 3: Khi phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, cần thực hiện nguyên tắc: phòng là chính; trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?
Trả lời:
Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.
Câu 2: Việc phòng, trừ sâu bệnh hại có ý nghĩa như thế nào đối với cây trồng?
Trả lời:
Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp bảo vệ cây trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng. tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại còn có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khoẻ con người.
Câu 3: Phân biệt các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh?
Trả lời:
| Biện pháp canh tác | Biện pháp cơ giới, vật lí | Biện pháp sinh học | Biện pháp hoá học
| Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) |
Khái niệm | Biện pháp canh tác là việc áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng.... nhằm mục đích loại bỏ mầm sâu, bệnh; hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng khoẻ mạnh, tăng khả năng chống sâu, bệnh. | Biện pháp cơ giới, vật lí là việc dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.
| Biện pháp sinh học là việc sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. | Biện pháp hoá học là sử dụng các thuốc hoá học để phòng trừ sâu, bệnh hại | Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là sử dụng phối hợp đồng thời nhiều biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trong đó chú trọng biện pháp sinh học nhằm hạn chế số lượng các loài sâu, bệnh hại ở dưới ngưỡng gây thiệt hại kinh tế.
|
Ưu điểm | Đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng rộng rãi và thân thiện với môi trường. | Dễ thực hiện, mang lại hiệu quả ngay và không gây ô nhiễm môi trường. | Có tác dụng lâu dài, an toàn với con người, cây trồng và thân thiện với môi trường. | Dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, đặc biệt khi sâu, bệnh hại đã bùng phát.
| Giảm chi phí bảo vệ thực vật, tăng năng suất, chất lượng cây trồng và bảo vệ đa dạng sinh học. |
Nhược điểm | Mang tính ngăn ngừa là chính. | Tốn nhiều công lao động, tốn kém khi áp dụng trên diện rộng. | Giá thành cao, tác động chậm, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh hại đã bùng phát. | Có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, sản phẩm trồng trọt, làm ô nhiễm môi trường, giảm đa dạng sinh học, hình thành tính kháng thuốc ở sâu, bệnh hại. | Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng.
|
3. Vận dụng (2 câu)
Câu 1: Liệt kê một số sâu hại cây trồng thường gặp?
Trả lời:
Một số sâu hại cây trồng thường gặp là châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung, ruồi đục quả, sâu xanh,...
Câu 2: Liệt kê một số bệnh hại thường gặp ở cây trồng?
Trả lời:
Một số bệnh hại thường gặp như bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn trên lúa; bệnh thán thư, bệnh vàng lá greening trên cây có múi; bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh virus xoăn vàng lá đậu đũa; bệnh lở cổ rễ cà chua....
4. Vận dụng cao (2 câu)
Câu 1: Có loài sâu bệnh nào có ích đối với trồng trọt và đời sống con người không?
Trả lời:
Ngoài các loài sâu, bệnh hại thì còn rất nhiều loài có ích đối với trồng trọt và đời sống con người. Chúng là kẻ thù tự nhiên của các loại sâu, bệnh; giữ vai trò bắt mồi, ăn thịt và gây bệnh cho các loài sâu, bệnh hại. Chúng có thể là côn trùng bắt mồi, nhện bắt mồi, ong ki sinh bên trong và các loại vi khuẩn, virus, nấm. Đây là những loài có ích và cần được bảo vệ.
Câu 2: Tại sao việc thăm đồng phải diễn ra thường xuyên?
Trả lời:
Thăm đồng thường xuyên là một biện pháp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp bà con nông dân phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh hại cây trồng, từ đó có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại.
Cụ thể, thăm đồng thường xuyên giúp bà con nông dân phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh hại cây trồng như:
+ Sâu hại: như rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân,...
+ Bệnh hại: như bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá gân xanh,...
+ Dấu hiệu bất thường khác: như vàng lá, rụng lá, thối rễ,...
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu sâu bệnh hại cây trồng giúp bà con nông dân có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại. Nếu không phát hiện sớm, sâu bệnh hại sẽ phát triển nhanh, gây hại nặng, khó có thể kiểm soát được.
Ngoài ra, thăm đồng thường xuyên còn giúp bà con nông dân:
+ Kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
+ Đánh giá hiệu quả của các biện pháp chăm sóc cây trồng.
+ Chuẩn bị các biện pháp chăm sóc cây trồng cho giai đoạn tiếp theo.
Thăm đồng thường xuyên là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra.