Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 23: Thiên nhiên châu Nam Cực. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 cánh diều.

BÀI 23: THIÊN NHIÊN CHÂU NAM CỰC

(11 câu)

1. Nhận biết (3 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh vật của châu Nam Cực?

Trả lời:

Trên lục địa, do khí hậu giá buốt, bằng phủ quanh năm nên thực vật và động vật không thể tồn tại. Ven lục địa có một ít thực vật bậc thấp như rêu, địa y, tào, nấm và động vật như thú chân vịt, chim cánh cụt và chim biển.

Chim cánh cụt, hải cẩu, hài báo và các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo, dựa vào nguồn tôm, cá, sinh vật phù du dồi dào trong các biển bao quanh. Cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực trước kia rất nhiều, nhưng do con người đánh bắt quá mức nên chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Câu 2: Trình bày đặc điểm khoáng sản của châu Nam Cực?

Trả lời:

Châu Nam Cực có nhiều than đá và sắt, phân bố chủ yếu ở dây Xuyên Nam Cực và vùng núi ở phía đông,... Ngoài ra, vùng thềm lục địa còn có tiềm năng về dầu mỏ và khí tự nhiên. Các khoáng sản nơi đây hiện đang trong quá trình nghiên cứu và thăm dò.

Câu 3: Trình bày kịch bản biến đổi khí hậu?

Trả lời:

Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh trên phạm vi toàn cầu. Theo kịch bàn biến đổi khí hậu toàn cầu, trong thế kỉ XXI, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỉ XXI tăng 1,1°C -2,6°C (dao động đến 2,6°C - 4,8°C) so với trung bình giai đoạn 1986 – 2005. Mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng gia tăng.

2. Thông hiểu (3 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?

Trả lời:

Gần như toàn bộ địa hình châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày. Lớp phủ bằng làm cho bể mặt châu lục trở nên bằng phẳng, tạo thành các cao nguyên băng rộng lớn, có dạng như những chiếc khiến khổng lồ: ở phần trung tâm địa hình cao, càng đi ra ngoài rìa càng thấp dân.

Ngoài lớp bằng bao phủ lục địa, ở Nam Cực còn có các băng thềm lục địa, hình thành chủ yếu trong các vịnh biển và các vùng bờ biển nông. Hai bằng thầm lục địa lớn nhất ở Nam Cực là băng thêm Phin-xnσ (Filchner) và băng thêm Rốt (Ross).

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm khí hậu châu Nam Cực?

Trả lời:

Châu Nam Cực còn được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới. Khí hậu gia buốt với nhiệt độ thấp (không bao giờ vượt quá 0°C) và ổn định kéo dài trong suốt năm. Càng vào sâu trong lục địa, nhiệt độ càng khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình trong năm có sự dao động lớn giữa các tháng mùa đông và các tháng mùa hạ. Mùa đông (từ tháng 3 đến tháng 10) là thời kì lạnh nhất, nhiệt độ trung bình tháng ở rìa lục địa xuống tới - 15°C đến - 20°C còn ở vùng trung tâm đạt tới - 60°C đến - 70°C. Vì thế, lượng mưa hằng năm ở châu Nam Cực rất thấp, trung bình chỉ khoảng 166 mm/năm. Mưa chủ yếu xây ra vào mùa hạ ở các khu vực ven biển và các đảo xung quanh, vùng nội địa gần như không có mưa. Phần lớn mưa ở châu Nam Cực dưới dạng tuyết rơi.

Đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa toả ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc thường trên 60 km/h. Vùng Nam Cực là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới.

 

Câu 3: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên châu Nam Cực?

Trả lời:

Nhiệt độ Trái Đất tăng lên dẫn đến lớp bằng ở Nam Cực tan chảy ngày càng nhiều hơn. Lớp băng có xu hướng di chuyển từ vùng trung tâm ra xung quanh, khi đến bờ, băng bị vỡ ra, cùng với các khối băng thềm lục địa tạo thành các núi băng trôi trên biển, rất nguy hiểm cho tàu thuyền qua lại.

Băng tan làm thu hẹp địa bàn sinh sống của loài chim cánh cụt, làm giảm số lượng loài chim này ở châu Nam Cực. Ngoài ra, băng tan còn làm thay đổi độ mặn của nước biển, làm giảm sút khối lượng các sinh vật phù du, các loài nhuyễn thể vốn là thức ăn của cá voi, hải cẩu, chim cánh cụt.

Điều kiện khí hậu ẩm lên cũng làm các loài tảo, rêu, địa y phát triển, dẫn đến cảnh quan môi trường bị thay đổi. Hơn nữa, các loài thực vật này hấp thụ ánh nắng mặt trời, làm nhiệt độ xung quanh tăng lên khiến băng tan nhanh hơn.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Khí hậu châu Nam Cực có đặc điểm gì nổi bật hơn so với các châu lục còn lại?

Trả lời:

Khí hậu khắc nghiệt:

- Rất lạnh và giá lạnh quanh năm.

- Có gió bão nhiều nhất thế giới.

Câu 2: Lớp băng ở châu Nam Cực có đặc điểm gì?

Trả lời:

Lớp băng phủ gần như toàn bộ lục địa Nam Cực, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích băng ở đây lên tới trên 35 triệu km².

- Lớp băng phủ ở lục địa Nam Cực thường xuyên di chuyển từ vùng trung tâm ra các biển xung quanh. Khi đến bờ, băng bị vỡ ra, tạo thành các băng sơn (núi băng) trôi trên biển.

Lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn, do tác động của hiệu ứng nhà kính.

Câu 3: Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh nhất thế giới?

Trả lời:

Châu Nam Cực được gọi là hoang mạc lạnh của thế giới vì nơi đây có khí hậu giá lạnh, khắc nghiệt. Nhiệt độ thấp nhất ở châu Nam Cực có thể xuống tới -700C. Toàn bộ lãnh thổ châu Nam Cực được bao phủ bởi lớp băng dày (trung bình dày 1720 m). Rất ít sinh vật có thể sinh sống được.

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Châu Nam Cực là hoang mạc lạnh nhưng vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có nhiều chim và động vật sinh sống. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo và các loài chim biển sống ở ven lục địa và trên các đảo dựa vào nguồn cá, tôm và phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.

 

Câu 2: Tại sao cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực hiện nay cần được bảo vệ nghiêm ngặt?

Trả lời:

Cá voi xanh ở vùng biển Nam Cực cần được bảo vệ nghiêm ngặt bởi vì chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do con người đánh bắt quá mức.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay