Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu á

Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận  Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu á. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 cánh diều.

Xem: => Giáo án địa lí 7 cánh diều (bản word)

BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á

(12 câu)

1. Nhận biết (4 câu)

Câu 1: Nêu số dân của châu Á?

Trả lời:

Châu Á có số dân đông nhất thế giới. Năm 2019, châu Á chiếm gần 60% số dân thế giới (không tính số dân của Liên bang Nga), trong đó có hai quốc gia đông dân thứ nhất và thứ hai trên thế giới là Trung Quốc (1,4 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người).

 

Câu 2: Nêu đặc điểm tôn giáo ở châu Á?

Trả lời:

Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo. Phật giáo và Ấn Độ giáo được ra đời ở khu vực Nam Á. Ki-tô giáo và Hồi giáo được ra đời ở khu vực Tây Á. Từ những trung tâm đó, các tôn giáo đã mở rộng ra nhiều khu vực khác. Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hoá và kiến trúc của các quốc gia.

 

Câu 3: Nêu mật độ dân số của châu Á?

Trả lời:

Châu Á có mật độ dân số cao nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực.

Mật độ dân số châu Á năm 2019 là 148 người/km2.

 

Câu 4: Trình bày đặc điểm các đô thị lớn của châu Á?

Trả lời:

Châu Á có nhiều đô thị đông dân, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. Năm 2019, châu Á có 50 đô thị từ 5 triệu dân trở lên, trong đó có tới 6 đô thị trên 20 triệu dân.

 

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư châu Á?

Trả lời:

Số dân châu Á tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam,... đã thực hiện chính sách hạn chế gia tăng nhanh dân số. Nhờ đó, mức tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, thậm chí thấp hơn mức gia tăng trung bình của thế giới (giai đoạn 2015 - 2020, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thế giới là 1,09%, châu Á là 0,95%).

Châu Á là khu vực có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hoá. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn (67,7% năm 2020), cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế, nhưng lại tạo áp lực về giải quyết các vấn đề việc làm, giáo dục và chăm sóc y tế,...

Cư dân châu Á thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, O-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.

 

Câu 2: Trình bày cơ cấu dân số ở châu Á?

Trả lời:

Châu Á có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hoá và có sự khác biệt giữa các khu vực.

Ở châu Á, sự chênh lệch giữa dài. Năm 2019, trung bình giới nam so với giới nữ diễn ra trong suốt thời gian cứ 100 nữ thì có 104,7 nam. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có mức chênh lệch giới nam so với giới nữ cao hơn mức trung bình của châu lục.

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị trên 20 triệu người?

Trả lời:

Các đô thị có số dân trên 20 triệu người: Đắc-ca, Niu Đê-li, Mum-bai, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô.

Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị từ 10 triệu đến dưới 20 triệu người?

Trả lời:

Các đô thị có số dân từ 10 đến dưới 20 triệu người: Ô-sa-ca, Thiên Tân, Quảng Châu, Trùng Khánh, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Côn-ca-ta, Băng Cốc, Chen-nai, Bang-ga-lo, Ca-ra-chi, La-ho.

Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị từ 5 triệu đến dưới 10 triệu người?

Trả lời:

Các đô thị có số dân từ 5 triệu tới dưới 10 triệu người: Bát-đa, Tê-hê-ran, E Ri-át, A-ma-đa-bát, Su-rát, Y-an-gun, Vũ Hán, Xê-un, Tp. Hồ Chí Minh, Cu-a-la Lăm-pua.

 

Câu 4: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị từ 5 triệu đến dưới 10 triệu người?

Trả lời:

Các đô thị có số dân từ 5 triệu tới dưới 10 triệu người: An-ca-ra, Ji-đát, Méc-ca, Ca-bun, Can-cut-ta, Đê-po, Hà Nội, Côn Minh, Bình Nhưỡng, Trường Xuân,…

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Phân tích lịch sử phát triển châu Á trong thời Cổ đại và Trung đại?

Trả lời:

Thời Cổ đại và Trung đại

Nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao của thế giới.

- Vào thời đó, cư dân ở nhiều nước châu Á đã biết khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nghề thủ

công, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được các nước phương Tây

ưa chuộng, nhờ đó, thương nghiệp phát triển.

- Đã có các con đường vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu.

 

Câu 2: Phân tích lịch sử phát triển châu Á Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX?

Trả lời:

Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX:

- Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,... Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là nơi tiêu thụ hàng hóa cho “mẫu quốc”, nhân dân chịu cảnh áp bức khổ cực.

- Riêng Nhật Bản, nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.

=> Giáo án địa lí 7 cánh diều bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay