Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đạic. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 14: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI (16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1/Bài 14: Hãy trình bày quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại.

Trả lời:

Nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại bắt đầu từ Đầu Công nguyên đến thế kỉ X

- Từ đầu Công nguyên, nhiều quốc gia sơ kì hình thành và phát triển ở Đông Nam Á.

- Trong giai đoạn này, văn hóa bản địa đã kết hợp với văn hóa Ấn Độ tạo nên bước phát triển mới của nền văn minh Đông Nam Á.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, nhiều nước Đông Nam Á đã hình thành các quốc gia “dân tộc”. 

- Phật giáo từ Trung Quốc và Ấn Độ truyền bá vào Đông Nam Á đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống văn hóa – xã hội ở nhiều nước.

Câu 2/Bài 14: Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại trải qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

+ Là giai đoạn phát triển của nhiều nước trong khu vực cả về kinh tế và xã hội.

+ Văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và được nhân dân ở đây tiếp thu sáng tạo và chọn lọc.

- Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX:

+ Từ thế kỉ XVI, nhiều nước trong khu vực bước vào thời kì khủng hoảng suy thoái trên tất cả các lĩnh vực.

+ Sự du nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã đe dọa nền độc lập của nhiều nước.

+ Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực theo các con đường cưỡng bức và tự nguyện.

+ Đây là giai đoạn văn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng cho sự phát triển của khu vực ở các giai đoạn tiếp theo.

Câu 3 /Bài 14: Nêu thành tựu văn minh tiêu biểu ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo và tín ngưỡng

- Tín ngưỡng dân gian: thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực.

- Đầu công nguyên, Ấn Độ giáo và Phật giáo được truyền vào Đông Nam Á

- Thế kỷ XIII, Hồi giáo bắt đầu được du nhập

- Thế kỷ XVI, Kitô giáo dần dần được thâm nhập

Chữ viết và văn học

- Trên cơ sở chữ Phạn, sáng tạo Chữ Chăm cổ, chữ Khmer cổ, chữ Xiêm cổ…

- Chữ Hán của Trung Quốc, cư dân Đại Việt đã tạo ra chữ Nôm.

- Văn học dân gian chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á.

- Văn học viết xuất hiện muộn, phát triển nhanh chóng. 

Kiến trúc và điêu khắc

- Kiến trúc Hindu giáo và kiến trúc Phật giáo.

- Chịu ảnh hưởng của tôn giáo và tiếp thu kiến trúc của người

Ấn Độ.

Câu 4 /Bài 14: Tín ngưỡng nào thể hiện tính bản địa của cư dân Đông Nam Á.

Trả lời:

- Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước, vừa lệ thuộc, vừa gắn bó với thiên nhiên.

- Thờ các con vật và các vị thần gần gũi với xã hội nông nghiệp.

- Tín ngưỡng phồn thực – tục cầu sinh sôi nảy nở rất phổ biến ở Đông Nam Á.

- Tín ngưỡng thờ, phong tục thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng của cư dân Đông Nam Á.

Câu 5 /Bài 14: Em hãy nêu đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc của cư dân ĐNA thời cổ - trung đại. 

Trả lời:

- Đặc trưng nổi bật của nghệ thuật điêu khắc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của các tông giáo lớn là Ấn Độ và Phật giáo.

- Phần lớn các tác phẩm điêu khắc của Đông Nam Á cũng chủ yếu dựa theo hình tượng các vị thần và phật của các tôn giáo Ấn Độ.

- Phản ánh trung thực cảm nhận của người dân về các vị thần và được thể hiện hết sức linh động.

Câu 6 /Bài 14: Ảnh hưởng từ các nền văn minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á: 

  • Tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo chữ viết của mình: 
  • Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (Trung Quốc) từ đầu Công nguyên để tạo thành chữ Nôm
  • Chữ Phạn, chữ Pa-li (Ấn Độ) được du nhập vào ĐNA từ thế kỉ III - IV để hình thành chữ Chăm-pa cổ, chữ Thái cổ, chữ Kher-me cổ
  • Chữ viết A-rập du nhập vào các quốc gia Nam Đảo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. 
  • Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia ĐNA được La-tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay. 

Câu 7 /Bài 14: Hãy cho biết cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực  Đông Nam Á. 

Trả lời:

Cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực Đông Nam Á:

Văn học Đông Nam Á đã được hình thành trên cơ tầng văn hoá nói chung của Đông Nam Á thời tiền sử, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

=> Nền văn minh nông nghiệp lúa nước là cội nguồn và bản sắc riêng, phát triển liên tục trong lịch sử. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Trên cơ tầng văn hoá này, văn học dân gian, văn học viết nảy nở, phát triển. Văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn học dân tộc khu vực Đông Nam Á và đây cũng là lớp văn hoá bản địa trước khi Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 8/Bài 14: Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của nền văn minh này. 

Trả lời:

* Các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á:

- Tín ngưỡng, tôn giáo: 

  • Tín ngưỡng bản địa ĐNA là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, vừa lệ thuộc, vừa gắn bó với thiên nhiên, thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp, thờ thần lúa,....
  • Tín ngưỡng phồn thực, tục cầu sinh sôi nảy nở tồn tại phổ biến ở khu vực ĐNA dưới hình thức thờ sinh thực khí, quan niệm về âm dương,...
  • Tín ngưỡng phong tục thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng đối với cư dân ĐNA. 
  • Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo được truyền bá vào ĐNA từ đầu Công nguyên.
  • Phật giáo du nhập vào ĐNA từ Trung Quốc và Ấn Độ.
  • Hồi giáo du nhập vào ĐNA khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ VII qua con đường thương mại biển.
  • Công giáo xuất hiện ở khu vực ĐNA gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây. 

- Chữ viết:

  • Tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo chữ viết của mình: 
  • Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (Trung Quốc) để tạo thành chữ Nôm.
  • Chữ Phạn, chữ Pa-li (Ấn Độ) được du nhập để hình thành chữ Chăm-pa cổ, chữ Thái cổ, chữ Kher-me cổ; 
  • Chữ viết A-rập du nhập vào các quốc gia Nam Đảo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. 

=> Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia ĐNA được La-tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay. 

- Văn học: 

  • Văn học dân gian có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của cư dân ĐNA. Kho tàng văn học dân gian hết sức phong phú về thể loại gồm thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười,...; thơ ca với nhiều loại ca dao, tục ngữ, những bài hát dân ca phản ánh những tình cảm của con người với thiên nhiên, cuộc sống, cộng đồng. 
  • Văn học viết ra đời muộn do các quốc gia ĐNA có chữ viết muộn. Văn học chủ yếu phát triển trong quý tộc, sau phổ biến cả ở dân gian.

- Kiến trúc và điêu khắc:

  • Kiên trúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo
  • Điêu khắc chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Trung Quốc và Ấn Độ, đã phát triển đạt trình độ cao với nhiều tác phẩm như thần, tượng Phật, phù điêu, bức chạm nổi,...

* Thành tựu ấn tượng: 

  • Quần thể đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).
  • Tháp Chăm (Việt Nam).
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Câu 9 /Bài 14: Lập niên biểu các giai đoạn phát triển văn minh ĐNA từ khi hình thành đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời:

Giai đoạn phát triển

Nội dung

Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

- Từ đầu Công nguyên, nhiều quốc gia sơ kì được hình thành và phát triển ở ĐNA. Đây là thời kì dung hợp giữa nền văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ tạo nên bước phát triển mới của nền văn minh Đông Nam Á.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, nhiều nước ĐNA đã hình thành các quốc gia dân tộc. Đây là giai đoạn khu vực ĐNA chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Đặc biệt, Phật giáo được truyền bá mạnh vào ĐNA và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội ở nhiều nước.

Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước ở khu vực ĐNA, nền kinh tế thịnh vượng và xã hội ổn định. Sự tiếp biến có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài thúc đẩy văn minh ĐNA phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ. Ngoài ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đã bổ sung thêm những giá trị mới cho văn hóa khu vực. 

Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Từ thế kỉ XVI, nhiều nước ở ĐNA bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây. Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực, xuất hiện thêm nhiều thành tựu văn minh mới. Đây là giai đoạn văn minh ĐNA có những chuyển biến quan trọng cho sự phát triển của khu vực ở thời cận đại và hiện đại.

Câu 10 /Bài 14: Em hãy trình bày sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á

Trả lời:

Sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở ĐNA: 

- Giao thoa văn hóa giữa văn hóa bản địa và văn hóa Ấn Độ, tạo ra những yếu tố văn hóa độc đáo không thể so sánh với bất kỳ dân tộc nào khác. 

- Mang màu sắc bản địa, không chỉ là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa mà còn bởi sự sáng tạo đa dạng, phong phú mang đầy màu sắc bản địa. 

- Tôn giáo là nguồn cảm hứng chính của nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á, mang đậm dấu ấn thế giới tâm linh phong phú đó. 

- Tôn giáo và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á:

  • Điêu khắc những vị thần Ấn Độ giáo.
  • Tượng Phật bằng đá, gỗ, đồng được chế tác theo phong cách, kiểu dáng tượng Phật đứng.
  • Khẳng định quyền lực và sự tôn kính, sùng tín của vương quốc đối với các vị thần Ấn Độ giáo thiêng liêng,...

Câu 11 /Bài 14: Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á là gì?

Trả lời:

- Kiến trúc ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.

- Phổ biến là kiểu kiến trúc tháp hình vuông hay hình chữ nhật (điển hình là tháp Chăm ở Việt Nam và Ăng-co Vát ở Campuchia).

- Kiến trúc Phật giáo đặc trưng phổ biến là kiểu kiến trúc Xơ-tu-pa (tháp).

Câu 12 /Bài 14: Em hãy trình bày sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á.

Trả lời:

Tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở Đông Nam Á:

- Kéo theo hệ thống các công trình kiến trúc và điêu khắc độc đáo, góp phần không nhỏ vào việc hình thành diện mạo của văn hóa Đông Nam Á.

- Cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu những kinh nghiệm, nghệ thuật tạo hình từ bên ngoài để xây dựng những công trình kiến trúc cho dân tộc mình.

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 13/Bài 14: Nếu được lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực ĐNA? Vì sao?

Trả lời:

Nếu được lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu tháp Chăn khu vực ĐNA:

Quần thể đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).

  Là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ IX toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, In-đô-nê-xi-a và là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền có 9 tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm 6 vuông, 3 tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ.

  Đền được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java, trong đó pha trộn với tục thờ cúng tổ tiên của người In-đô-nê-xi-a bản địa cũng như các khái niệm nhập Niết-bàn của Phật giáo. Ngôi đền cũng cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách Gupta, phản ánh ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực, nhưng vẫn mang những nét đặc sắc In-đô-nê-xi-a riêng biệt.

  Ngôi đền là nơi thờ Đức Phật và cũng là một địa điểm hành hương cho tín đồ Phật giáo. Cuộc hành trình của Phật tử bắt đầu từ nền đền rồi đi vòng quanh để lên đến đỉnh qua ba khu vực mô tả khái niệm tam giới vũ trụ của Phật giáo. Trên đường lên đến đỉnh ngôi đền, khách hành hương sẽ đi qua một hệ thống cầu thang và hành lang rộng lớn, qua 1460 tấm chạm khắc trên tường và lan can. Đền Bô-rô-bu-đua là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.

Câu 14/Bài 14: Những giá trị nào của các giá trị di sản văn minh ĐNA nói chung, Việt Nam nói riêng cần được bảo tồn và phát huy cho sự phát triển ngày nay? 

Trả lời:

Những giá trị nào của các giá trị di sản văn minh ĐNA nói chung, Việt Nam nói riêng cần được bảo tồn và phát huy cho sự phát triển ngày nay:

- Tín ngưỡng, tôn giáo: 

  • Thờ thần Lúa, vị nữ thần của nông nghiệp và sự màu mỡ.
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Kiến trúc: Đền Bô-rô-bu-đua là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.

- Điêu khắc: Phù điêu trên Đài thờ Mỹ Sơn được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012, là đài thờ Chăm-pa duy nhất miêu tả nhiều nhân vật, cảnh sinh hoạt của các tu sĩ Ấn Độ giáo.

4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 15/Bài 14: Những thành tựu nào của nền văn minh Đông Nam Á có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể. 

Trả lời:

Những thành tựu nào của nền văn minh ĐNA có giá trị thực tiễn đến ngày nay:

- Tín ngưỡng tôn giáo: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, theo đạo Phật, Công giáo,...

- Văn học: kho tàng văn học Riêm kê của Cam-pu-chia, Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...

- Kiến trúc và điêu khắc: tháp Chăm (Việt Nam), Ăng-co-vát (Lào),..

Câu 16/Bài 14:

Trả lời:

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay