Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 chân trời sáng tạo.

BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC (16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 3: Tác động của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học như thế nào?

Trả lời:

- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học thường xuyên khai thác, sử dụng tri thức của các ngành khoa học khác, như Khảo cổ học, Địa lí học, Văn học, Xã hội học, Nhân học, Tôn giáo học,...

- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.

- Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó.

Câu 2/Bài 3: Hãy chứng minh Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành.

Trả lời:

- Vẻ phương diện nghiên cứu, Sử học cần kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp xử lý sử liệu (phân tích, tổng hợp), phương pháp diễn dã... Muốn thực hiện các phương pháp đó có hiệu quả, cần phải có các ngành khác tham gia.

- Trong quá trình nghiên cứu, Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn.

- Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với những diều kiện tự nhiên và bối cảnh chính trị - xã hội cụ thể. Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách dây đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chi sử dụng những tri thức hoặc các phương pháp lịch sử đơn thuần.

- Một số đối tượng hoặc chủ đề nghiên cứu đòi hỏi Sử học cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu, tư liệu lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo...

Câu 3/Bài 3: Hãy trình bày vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

Trả lời:

- Sử học nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu dời như Toán học, Vật lí, Hoá học, Thiên văn học...

- Các công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đã cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn minh của con người.

- Hiểu biết về lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp các nhà khoa học điều chỉnh hoạt động nghiên cứu ngày càng có hiệu quả hơn, tiến bộ hơn.

- Từ đó, giúp các nhà khoa học nảy sinh những ý tưởng khoa học mới, hạn chế lặp lại sai lầm, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

 

Câu 4/Bài 3: Hãy trình bày mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Trả lời:

Sử học là một môn khoa học ra đời sớm, có vị trí, vai trò quan trọng và nổi bật trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

- Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân văn ở mọi lĩnh vực.

- Sử học cung cấp những tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,... để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.

 

Câu 5/Bài 3: Hãy cho biết sử học có mối liên hệ gần gũi với ngành nào nhất.

Trả lời:

- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học,... Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn – Sử, Sử - Địa, Sử – Triết có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

Câu 6/Bài 3: Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học như thế nào?

Trả lời:

Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ.

- Các lĩnh vực như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí tự nhiên, Thiên văn học, Toán học, Tin học,... cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học.

- Khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

- Địa lí tự nhiên cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miễn hoặc các sự kiện, hiện tượng lịch sử như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên.

- Thiên văn học cung cấp những tri thức cơ bản để nhà sử học khám phá về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.

- Toán học với các phương pháp phân tích định lượng, thống kê, chọn mẫu,... được nhà sử học sử dụng khi xử lí số liệu làm cơ sở cho các nhận xét, kết luận...

 

Câu 7/Bài 3: Lấy ví dụ cụ thể về vai trò sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

Trả lời:

Ví dụ: Khi học Lịch sử chúng ta sẽ bắt đầu biết lịch sử của Toán học dần dần được hình thành từ một số nền văn minh lớn. Người Ấn Độ đã sáng tạo ra các con số từ 0-9, người Lưỡng Hà nhờ chia ruộng nhiều mà rất giỏi số học,…

Câu 8/Bài 3: Ngành sinh học có vai trò như thế nào đối với sử học.

Trả lời:

Ngành sinh học đóng vai trò quan trọng trong sử học bởi vì nó cung cấp hiểu biết về sự phát triển của loài người và ảnh hưởng của các yếu tố sinh học đối với sự tiến hóa của xã hội. Sinh học cung cấp cơ sở khoa học để nghiên cứu về nguồn gốc và phát triển của các tộc người, mối quan hệ giữa con người và môi trường, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố sinh học đến lịch sử của các cộng đồng và văn minh. Các khía cạnh của sinh học như di truyền học, sinh thái học, và sinh vật học đều đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về sử học từ một góc độ khoa học.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 9/Bài 3: Trí tuệ nhân tạo có đóng góp như thế nào trong việc nghiên cứu lịch sử?

Trả lời:

Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử thông qua nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách mà AI có thể hỗ trợ:

  • Phân tích dữ liệu lớn: AI có khả năng xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau. Việc này giúp tạo ra cái nhìn toàn diện về sự kiện lịch sử và xu hướng lịch sử.
  • Dịch thuật và phiên dịch: AI có thể giúp dịch diễn giả các tài liệu lịch sử từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mở rộng phạm vi tài liệu sẵn có và tạo điều kiện cho sự nghiên cứu và so sánh trên phạm vi quốc tế.
  • Phát hiện mẫu và xu hướng: AI có thể giúp xác định mẫu dấu vết và xu hướng lịch sử từ các tài liệu và nguồn thông tin khác nhau, từ đó tạo ra hiểu biết sâu hơn về sự kiện và diễn biến lịch sử.
  • Tạo ra kịch bản và mô phỏng lịch sử: AI có thể được sử dụng để tạo ra kịch bản và mô phỏng số học về các sự kiện lịch sử, giúp hiểu rõ hơn về các tình huống và quyết định lịch sử.

Câu 10 /Bài 3: Lấy ví dụ cụ thể về vai trò các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học.

Trả lời:

Ví dụ: trải nghiệm di sản kiến trúc chùa Một Cột - Diên Hựu thời Lý bằng công nghệ thực tế ảo.

Qua đây, công chúng có thể ngắm nhìn những hình ảnh cổ xưa của chùa Một Cột - Diên Hựu, một công trình kiến trúc đặc sắc, biểu tượng nổi bật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời bước vào không gian di sản kiến trúc vàng son thời Lý cách đây 800 năm.

Câu 11 /Bài 3: Hãy phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó?

Trả lời:

- Lựa chọn: phân tích vai trò của sử học với ngành điện ảnh: sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho ngành điện ảnh. Ví dụ:

+ Bộ phim điện ảnh Thủ lĩnh nô lệ (công chiếu vào năm 1960) được lấy cảm hứng từ cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo.

+ Bộ phim điện ảnh Hoàng đế cuối cùng (công chiếu vào năm 1987) được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Phổ Nghi - vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Câu 12 /Bài 3: Nếu không có các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thì việc nghiên cứu lịch sử sẽ như thế nào?

Trả lời:

Nghiên cứu lịch sử không chỉ đòi hỏi kiến thức về các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, mà còn đòi hỏi kiến thức về xã hội, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, và nhiều lĩnh vực khác. Tuy các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có thể cung cấp cơ sở kiến thức hữu ích, việc nghiên cứu lịch sử có thể tiếp tục và phát triển mà không phụ thuộc hoàn toàn vào chúng. Nghiên cứu lịch sử tập trung vào việc hiểu về quá khứ, xây dựng kiến thức về sự phát triển của con người và xã hội, và có vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy và nền văn minh.

Câu 13 /Bài 3: Hãy cho biết chất liệu lịch sử - văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó?

Trả lời:

- Các chất liệu lịch sử - văn hóa cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,... thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật,...) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hoá của dân tộc và nhân loại.

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 14 /Bài 3: Bằng kiến thức đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định: Sử học là ngành khoa học có mối quan hệ với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trả lời:

- Sử học cung cấp những tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,… để làm rõ hơn lịch sử hình thành và phát triển của các ngành.

- Trong số các ngành khoa học xã hội và nhân văn, Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học,… Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn-Sử, Sử-Địa, Sử- Triết,… có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.

Vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

- Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời như Toán học, Vật lí, Hóa học, Thiên văn học,…

- Những công trình nghiên cứu về lịch sử ra đời và phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ vừa cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, vừa đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.

- Lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là một bộ phận và có vai trò quan trọng đối với các lĩnh vực khoa học này. 

Câu 15 /Bài 3: Hãy lấy ví dụ khác về sự đóng góp của Sử học đối với một ngành khoa học tự nhiên và công nghệ. Từ đó đưa ra kết luận.

Trả lời:

- Ví dụ: Lịch sử ra đời và phát triển của điện thoại di động.

+ Sử học nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của điện thoại di động, qua các thời kì với những thiết kế điện thoại khác nhau, sự ảnh hưởng của điện thoại di động đối với cuộc sống con người.

+ Qua đó cung cấp tri thức cho những nhà nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ có thể cải tiến điện thoại với nhiều chức năng, gọn nhẹ và thông minh hơn. Đồng thời cung cấp cho nhân loại những hiểu biết về thành tựu của con người trong quá khứ.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 16/Bài 3: Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?

Trả lời:

Em đã sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như sau:

Chỉ với một chiếc điện thoại, laptop hoặc máy tính bảng em đã học tập như sau:

- Em lên trang Lời giải hay để tìm kiếm nội dung cho các câu hỏi khó trong sách giáo khoa và sách bài tập.

- Em lên trang Tuyensinh 247 mua khóa học trực tuyến để học với các thầy cô giỏi nhất Việt Nam.

- Em lên trang Hoidap 247 để hỏi những câu hỏi khó mà em không biết.

- Em lên trang Vungoi.vn luyện tập các bài tập hàng ngày để nâng cao hơn kiến thức.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay