Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 chân trời sáng tạo.

BÀI 10: VĂN MINH TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1/Bài 10 : Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử và tiền đề dẫn đến phong trào Văn hóa Phục hưng?

Trả lời:

- Bối cảnh về kinh tế:

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành.

+ Sự ra đời và phát triển của thành thị thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường.

+ Thế kỷ XIV-XV, kỹ thuật có nhiều cải tiến, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa tập trung, nên sản xuất được mở rộng.

+ Các cuộc phát kiến địa lý cũng tạo tiền đề biến đổi sâu sắc kinh tế - xã hội Tây Âu.

- Bối cảnh về chính trị - xã hội:

+ Thời trung đại. Tây Âu chìm đắm trong đêm trường trung cổ với sự thống trị của thần quyền và vương quyền.

+ Tầng lớp tư sản ra đời đấu tranh chống lại tư tưởng bảo thủ của Giáo hội và giai cấp phong kiến đang cản trở sự phát triển của xã hội.

=> Như vậy, phong trào văn hóa Phục hưng bùng nổ là kết quả của sự vận động thay đổi về nhiều mặt trong xã hội Tây Âu.

Câu 2/Bài 10: Em hiểu như thế nào về phong trào Văn hóa Phục hưng?

Trả lời:

- “Phong trào văn hóa Phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô-ma thời cổ đại.

- Phong trào văn hóa Phục hưng bùng nổ là kết quả của sự vận động thay đổi về nhiều mặt trong xã hội Tây Âu.

- Phong trào bắt đầu từ Italia cuối thế kỉ XIV rồi lan sang các nước Tây Âu.

Câu 3 /Bài 10: Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời sớm nhất ô đầu? Vì sao?

Trả lời:

Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời sớm nhất ở I-ta-li-a, vì:

– Từ thế kỉ XIV, I-ta-li-a có nền kinh tế hàng hóa phát triển, có đời sống đô thị phồn thịnh với những thành thị tự do, quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, phát triển như những quốc gia riêng biệt

– I-ta-li-a là quê hương của La Mã, nơi đã sản sinh ra nền văn hóa xãn lạn và để lại những giá trị văn hóa lớn trong lịch sử loài người.

Câu 4 /Bài 10: Nêu tính chất của phong trào Yăn hóa Phục hưng.

Trả lời:

–  Tính chất tư sản tiến bộ của Văn hóa Phục hưng:

+ Thể hiện ở nội dung chổng Giáo hội và phong kiến. Bài vì trong thời trung cổ, Giáo hội chi phôi tư tưởng con người, cấn trở bước tiến của xã hội. Giai cấp tư sản có những nhu cÂu mới về văn hóa đòi hỏi phái thủ tiêu sự kiến soát của Giáo hội đôi với tư tưởng. Vì vậy, họ đá kích Giáo hội và đưa văn hóa thoát khỏi sự rỡng buộc của thần học, tôn giáo.

+ Hơn nữa, giai cấp tư sản đã tiến đến một vũ trụ quan mđi, một nhận định mới về con người với tự nhiên. Họ gạt bỏ quan niệm coi Thượng đê là trung tâm, lấy thiên nhiên và con người làm đôi tượng nghiên cứu.

+ Tính chất phân phong của Văn hóa Phục hưng cũng thể hiện khá rõ ở sự công phẫn đóì với bọn phong kiến.

+ Thể hiện ở Việc đề cao giá trị con người và tự do cá nhân. Con người trong Văn hóa Phục hưng không còn là trò chơi của bọn thống trị nữa mà trở thành “mẫu mực và kích thước đo lưởng vạn vật”, cũng không phái lệ thuộc nhiều vào Thượng đế nữa mà có khá năng vô tận.

+ Thể hiện ở Việc đề cao tinh thần dân tộc. Đó là vì giai cấp tư sản muôn kinh doanh làm giàu thì phái xóa bỏ sự cát cứ địa phương để xây dựng quốc gia thống nhất. Xu hướng này mang vào văn hóa một tinh thần mới, tinh thần dân tộcquốc gia.

Câu 5 /Bài 10: Em hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật của phong trào Văn hóa Phục hưng?

Trả lời:

- Toán học, vật lí, y học: nhiều thành tựu toán học, vật lí, y học xuất sắc ra đời như:

+ Thuyết hình học giải tích của R. Đề-các-tơ

+ Nghiên cứu về áp suất khí quyển của E. Tô-ri-xe-li

+ Thuật giải phẫu của nhà y học Vê-da-lơ

+ Sự tuần hoàn máu của Ha-vi,…

- Thiên văn học:

+ Thiên văn học có nhiều thành tựu quan trọng, đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại.

+ Thành tựu tiêu biểu là: N. Cô-péc-ních với thuyết Nhật tâm; G. Ga-li-lê với thành tựu cải tiến kính thiên văn, cải tiến la bàn, nghiên cứu về chuyển động học,…

- Kĩ thuật:

+ Tiến bộ trong lĩnh vực dệt, khai khoáng, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải,...

+ Sự cải tiến guồng nước đã tác động tới sự phát triển nhiều ngành sản xuất.

Câu 6 /Bài 10: Nêu ý nghĩa của Phong trào phục hưng.

Trả lời:

Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm con người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội, đề cao những giá trị tốt đẹp cao quý của con người.

–  Chủ nghĩa nhân văn ngày càng đóng vai trò chi phôi trong văn học, nghệ thuật và cá trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

– Là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Những con người thời Phục hưng đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vởi của mình bằng những tác phẩm, công trình bát hủ, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại.

– Hạn chế: Việc giai cấp tư sản chống Giáo hội chưa triệt để, có lúc phải thỏa hiệp, ủng hộ sự bóc lột để giàu có. Tuy vậy, Văn hóa Phục hưng vẫn là “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”, mà đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa của nhân loại.

Câu 7 /Bài 10: Lập bảng về thành tựu cơ bản của văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng và ý nghĩa của những thành tựu đó.

Trả lời:

Thành tựu

Nội dung

Văn học

- Nở rộ của các tài năng.

- Đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực là thơ, tiểu thuyết và kịch.

Hội họa, kiến trúc và điêu khắc

- Thế kỉ XV-XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao

- Tiêu biểu nhất là Lê-ô-na đờ Vanh-xi với các bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa, ..

Khoa học kĩ thuật

- Khoa học, kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu, đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.

- Nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim,…

Tư tưởng

- Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,…

- Tạo tiền đề cho các cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu và đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 8/Bài 10: Những hạn chế của phong trào Phục hưng.

Trả lời:

–  Những hạn chế phong trào Văn hóa Phục hưng của giai cấp tư sản:

+ Giai cấp tư sản chưa triệt để chống Giáo hội phong kiến, do giai cấp tư sản mới trỗi dậy nên khi chống Giáo hội phong kiến vẫn phái e dè, có khi còn dựa vào phong kiến và Giáo hội.

+ Nhiều nhà nhân văn chủ nghĩa và cá các nhà khoa học vẫn công nhận có Thượng đế, vẫn chủ trương duy trì Giáo hội, thậm chí sống dưới sự báo trợ của Giáo hoàng, quý tộc. Do vậy, họ không trÁnh khỏi mặt hạn chế, thóa hiệp,…

Câu 9 /Bài 10: Phong trào nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn? Nêu nguyên nhân, tính chất và ý nghĩa của phong trào đó.

Trả lời:

- Phong trào được coi là cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lầ phong trào Văn hóa Phục hưng.

Nguyên nhân, tính chất và ý nghĩa của phong trào đó:

* Nguyên nhân:

–  Đến hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Vào thời gian đầu, giai cấp tư sản ra đời, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Đông lớn mạnh, lại bị chế độ phong kiến kìm hãm.

– Giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có thế lực về kinh tế, song lại chưa có địa vị xã hội tương ứng, bên cạnh đó những thành tựu văn hóa từ thế kĩ XI đến thế kĩ XIII không đáp ứng được nhu cÂu của họ, đồng thời họ không thể chịu được sự rỡng buộc bài hệ tư tưởng khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa. Vì vậy, giai cấp tư sản muốn xỏa bỏ những chướng ngại do chế độ phong kiến tạo nên để mà đưởng cho sự phát triển, mà trước hết là tư tưởng phong kiến lạc hậu do Giáo hội Thiên Chúa giáo đại diện.  Yêu cầu lúc đó của giai cấp tư sản là cần phái có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình.

– Giai cấp tư sản tìm thây tinh hoa văn hóa xãn lạn của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rôima có nhiều điều phù hợp với mình nên một mặt muôn khôi phục lại những tinh hoa của nền văn hóa đó, mặt khác cũng góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học i kĩ thuật.

* Tính chất:

– Phong trào Văn hóa Phục hưng là một phong trào của giai cấp tư sản trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, tấn công vào hệ tư tưởng lỗi thời của chế độ phong kiến và Giáo hội nhằm:

+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa với cơ sở tư tưởng, xã hội của chế độ phong kiến.

+ Tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.

+ Đề cao tinh thần dân tộc.

+ Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

–              Phong ưởo Văn hóa Phục hưng thực chất là một cuộc cách mạng tư tưởng lớn của giai cấp tư sản vào thời hậu kì trung đại.

* Ý nghĩa:

– Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn.

– Đánh bại hệ tư tưỏng lỗi thời của phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cám con người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo hội, đề cao những giá trị tốt đẹp cao quý của con người.

– Chủ nghĩa nhân văn ngày càng đóng vai trò chi phối trong văn học, nghệ thuật và cá trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

– Là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Những con người thời Phục hưng đã đóng góp trí tuệ và tài năng tuyệt vời của mình bằng những tác phẩm, công trình bất hủ, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại.

Câu 10 /Bài 10: Phong trào Văn hóa Phục hưng có tác dụng đích thực gì đối với Châu Âu thời hậu kỳ Trung đại?

Trả lời:

- Thực tế châu Âu trước khi có phong trào Văn hóa Phục hưng, đặc biệt là thời kì Trung kì Trung đại (còn gọi là “Đêm trường Trung cổ”) bắt đầu từ thế kỉ XI.

+ Trong thời Trung kỳ Trung Cổ, bắt đầu từ thế kỉ XI, dân số châu Âu tăng nhanh khi các tiến bộ kĩ thuật và thời tiết thuận lợi giúp sản xuất phát triển và theo đó là thương mại phát đạt. 

+  Giáo hội Công giáo củng cố sức ảnh hưởng trong khi những cuộc thập tự chinh được kêu gọi để tái chiếm Đất Thánh từ tay người Hồi giáo. Hơn nữa, giáo hội Kitô mang nặng tư tưởng lỗi thời của xã hội phong kiến chi phối đời sống xã hội, coi thần thánh là trung tâm, gạt bỏ những minh chứng về khoa học – kĩ thuật.

- Khi có phong trào Văn hóa Phục hưng: đỉnh điểm là khi giai cấp tư sản ra đời với nhiều nhận thức mới về khoa học và đòi hỏi nâng cao địa vị chính trị của giai cấp tư sản trong xã hội. => Giai cấp tư sản muốn xây dựng một nền văn hóa mới của giai cấp tư sản dựa trên tiền đề khôi phục tinh hoa văn hóa Hi Lạp và Rô – ma và sáng tạo nền văn hóa mới thay thế cho văn hóa giáo lí Kitô chi phối.

=> Phong trào Văn hóa Phục hưng đã cổ vũ và mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển cao hơn, bằng chứng là sự tiến bộ vượt bậc về khoa học – kĩ thuật, sự phát triển phong phú về văn học và sự nở rộ nhiều tài năng. 

Câu 11 /Bài 10: Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo tin Lành ở Tây Âu thời trung đại?

Trả lời:

- Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo Tin Lành ở Tây Âu thời trung đại bắt đầu với sự xuất hiện của những nhà cải cách tôn giáo như Martin Luther, John Calvin và Huldrych Zwingli. Martin Luther, một linh mục Công giáo La Mã, đã công khai phản đối các nghi lễ và quy tắc của Giáo hội Công giáo La Mã bằng bốn bức thư gửi tới các giáo sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo vào năm 1517. 

- Những bức thư này đánh dấu sự ra đời của phong trào cải cách tôn giáo. Điều này dẫn đến sự chia rẽ trong giới tín hữu Công giáo và gia tăng sự phản kháng với Giáo hội Công giáo La Mã. John Calvin và Huldrych Zwingli cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình đạo Tin Lành.

-  Họ tiếp tục phản đối các nghi lễ và quy tắc của Giáo hội Công giáo La Mã và lập ra những nhóm tín hữu mới theo các nguyên tắc cải cách. Sự cải cách này đã lan rộng khắp châu Âu và dẫn đến sự hình thành của các nhóm tín hữu độc lập với Giáo hội Công giáo La Mã.

-  Sự hình thành của đạo Tin Lành ở Tây Âu thời trung đại phản ánh sự đấu tranh cho sự cải cách tôn giáo và quyền tự do tôn giáo. Đạo Tin Lành đã tạo ra một truyền thống tôn giáo mới, có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa và xã hội ở Tây Âu.

Câu 12 /Bài 10: Hãy nêu và so sánh cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, của Tây Âu thời kì Phục hưng.

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác giả, tác phẩm thành tựu tiêu biểu

Thuộc nền văn minh

Ý nghĩa/ giá trị nổi bật

Văn học

Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, Vua Ơ-cơ-líp,…

Văn minh Hy Lạp-La Mã

- Đặt nền móng cho văn học phương Tây. 

- Là tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử

Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

Lê-ô-na đờ Vanh-xi với các bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa,…

Văn hóa Phục hưng

đưa nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao mới.

Tư tưởng

Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,…

Văn hóa Phục hưng

- Tác động to lớn đến tình hình chính trị, xã hội

- Tiền đề cho các cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu 

- Đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 13/Bài 10: Em hãy nêu những điểm tiến bộ trong các thành tựu về triết học và tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng?

Trả lời:

Những điểm tiến bộ trong các thành tựu về triết học và tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng:

+ Các triết gia theo trường phái duy vật công kích triết học kinh viện, chủ nghĩa duy tâm, hướng tới tách triết học ra khỏi thần học. Người mở đầu cho trường phái này là Francis Baycon.

+ Chủ nghĩa nhân văn (Humanisme) là một tư tưởng cách mạng, đã lên án, đả kích giai cấp phong kiến, chống các quan điểm phản khoa học; đề cao tự do cá nhân và giá trị chân chính của con người; bày tỏ tinh thần dân tộc,…

Câu 14/Bài 10: Hãy chứng minh rằng phong trào Văn hóa Phục hưng là một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu.

Trả lời:

- Văn hóa Phục hưng xuất hiện từ thế kỉ XIV, phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVI, thời đại Văn hóa Phục hưng đã chứng kiến sự tiến bộ vượt bậc của khoa học 1 kĩ thuật, sự phát triển phong phú của văn học và sự nở rộ của các tài năng.

+ về khoa học – kĩ thuật: có sự tiến bộ vượt bậc về y học, toán học, triết học, thiên văn học, luyện kim, làm giấy, giải phẫu học,…

  • Cô- péch-nich, Ga-li-ê là những nhà thiên văn có nhiều công hiến lớn cho ngành Thiên văn học. Sự ra đời của thuyết Nhật tâm đã đánh bại sự thống trị của Giáo hội về thuyết địa tâm.
  • Triêt học đã tấn công vào thế giới quan thần bí của Giáo hội, xây dựng thế giới quan duy vật.

+ về văn học: Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa và tấn công vào trật tự xã hội phong kiến, đề cao những giá trị chân chính của con người, tinh thần dân tộc nảy nở, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tiến bộ. Tiêu biểu là các tác phẩm kịch của sếch-Xpia, tác phẩm Thần khúc của Đan-tê, Ra-bo-le với bộ truyện Gác-găng chuya và Păng-ta-gruy-en, Xéc-van-téc với tác phẩm Đôn ki-hô-tê

+ về nghệ thuật: đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Đề cao vẻ đẹp của con người, lấy con người là chuẩn mực của cái đẹp. Tiêu biểu là các tác phẩm của Lêiôina đơ VÁnhIXI, Miikenilanigiơilô,…

+ Sự nở rộ của các tài năng: những con người “khổng lồ” về tư tưởng, về tính cách, về sự uyên bác đã xuất hiện và mãi mãi tỏa Ánh hào quang trong lịch sử nhân loại: Raibơibe vừa là nhà văn, vừa là nhà y học lớn. Đêicácitơ không những là nhà toan học xuất sắc mà còn là nhà triết học lớn. Lêiôina đơ VÁnhIXI là họa sĩ thiên tài, cũng là kĩ sư nổi tiếng. Vêinaidơ là nhà giải phẫu dânh tiếng; Côipéciních, Gailiilê là những nhà thiên văn có nhiều công hiến lớn cho ngành Thiên văn học,…

- Như vậy, so với thời sơ kì, trung kì Tây Âu có văn hóa nghèo nàn, kém phát triển, mang nặng tư tưởng thần học, thì đến thời hậu kì trung đại với sự xuất hiện của Văn hóa Phục hưng với hàng loạt tác phẩm, công trình bát hủ về mọi mặt của đời sống, đặc biệt là văn họợ, nghệ thuật có giá trị nhân văn và giá trị hiện thực sau sắc, đã chứng tỏ một bước tiến kì diệu trong lịch sử văn minh ở Tây Âu.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 15/Bài 10: Hãy chọn một tác phẩm nghệ thuật thời Phục hưng mà em yêu thích và phân tích những giá trị nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm ấy.

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật và tư tưởng trong “Tượng Đức Mẹ sầu bi” (Tác giả: Mi-ken-lăng-giơ).

- Giá trị nghệ thuật:

+ “Tượng Đức Mẹ sầu bi” của Mi-ken-lăng-giơ hoàn toàn khác với những tượng/ tranh Đức Mẹ sầu bi đã có trước đó. Tuy cùng mô tả cảnh Đức Mẹ đồng trinh Ma-ri-a ôm xác Chúa Giê-su nhưng “Tượng Đức Mẹ sầu bi” của Mi-ken-lăng-giơ không chỉ thể hiện sự điêu luyện và xuất sắc trong kỹ thuật điêu khắc mà còn mang một ý nghĩa hết sức lớn lao.

+ Hình ảnh của Đức Mẹ Đồng Trinh Ma-ri-a trong bức tượng là một người phụ nữ có vẻ đẹp thánh thiện, bao dung. Mẹ ngồi với tư thế vững chãi, hai tay ôm lấy xác Chúa Giê-su vào lòng thể hiện tình yêu thương bao la rộng lớn của người mẹ sẵn sàng che chở, bảo vệ cho con. Hai mắt Mẹ nhắm nghiền với vẻ mặt tĩnh lặng và nghiêm nghị như kìm nén nỗi đau sâu thẳm khi mất đứa con trai duy nhất. Dù vậy, bàn tay phải của Mẹ mở ra như muốn giải thoát cho Chúa khỏi những ưu phiền sầu muộn của trần gian để đi về cõi vĩnh hằng. Nỗi đau của Đức Mẹ là nỗi đau là của thần thánh, không có những giọt nước mắt hay những lời khóc than nhưng ẩn sau bên trong là một nỗi đau không diễn tả thành lời, nỗi đau ấy chứa đựng sự bao dung cao cả và sự nhân từ độ lượng.

+ Trái ngược với vẻ sầu muộn của Đức Mẹ, Chúa Giê-su dù mang một thân hình thảm thương vì phải chịu nỗi đau đớn, nhục hình về thể xác nhưng gương mặt của Người rất thanh thản. Cơ thể Người thả lỏng, tay buông thõng xuống như đang trút bỏ mọi thống khổ, ưu phiền nơi trần gian và thanh thản đi về cõi vĩnh hằng. 

+ Bức tượng “Tượng Đức Mẹ sầu bi” còn là một minh chứng cho tài năng xuất chúng cũng như sự am hiểu sâu sắc về giải phẫu học của Mi-ken-lăng-giơ. Từ một khối đá to lớn vô hồn ông đã biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật sống động trong từng chi tiết. Chiếc váy của Đức Mẹ với những nếp gấp tinh tế như thể đang chịu sức nặng từ cơ thể con trai, cánh tay Chúa thả lỏng buông bỏ, khuôn mặt như đang say ngủ, cơ thể cân đối đẹp đẽ với từng múi thịt làn da…

- Giá trị tư tưởng:

+ Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng

+ Ca ngợi lòng từ bi, trắc ẩn và bao dung (bởi vì lòng từ bi mà Chúa giê-su đã gánh chịu tội lỗi và khổ đau thay cho con người; bởi vì lòng từ bi mà người ta không hề nhìn thấy sự khổ đau trên khuôn mặt ngài, khi thân xác ngài được hạ xuống từ thập tự giá và cũng bởi vì lòng từ bi, mà trên gương mặt Đức mẹ Ma-ri-a không biểu hiện sự thống khổ, oán hận mà chỉ có sự bình yên, thanh thản và thuần khiết…)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay