Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 chân trời sáng tạo.

BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC VÀ NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI (15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1/Bài 4: Hãy phân tích vai trò của Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Trả lời:

Giá trị của một di sản thường được thể hiện ở nhiều khía cạnh: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,… Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.

Câu 2/Bài 4: Hãy cho biết chất liệu lịch sử-văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể?

Trả lời:

Chất liệu lịch sử và văn hóa đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, trong lịch sử, việc hiểu biết sâu rộng về các giá trị lịch sử và văn hóa là rất quan trọng để nghiên cứu và diễn giải các sự kiện và hành vi.

- Trên lãnh vực như nhân học, giá trị văn hóa và thực hành đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu biết về các xã hội khác nhau.

- Trong tâm lý học, giá trị văn hóa ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của con người. Trong marketing, các giá trị văn hóa được sử dụng để hiểu sở thích của người tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược tiếp thị phù hợp. Tóm lại, việc nắm vững kiến thức về các giá trị lịch sử và văn hóa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và điều hướng các lĩnh vực khác nhau.

Câu 3 /Bài 4: Sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa có vai trò thế nào trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc của nhân loại?

Trả lời:

Khi công nghiệp văn hóa phát triển đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, những giá trị và truyền thống lịch sử- văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại cho các thế hệ sau.

Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp văn hóa đã đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử-văn hóa.

Câu 4 /Bài 4: hãy cho biết công nghệ văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử- văn hóa trong quá trình phát triển?

Trả lời:

Công nghiệp hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Công nghiệp hóa bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa.  

Tất cả các ngành nghề đề cần sử dụng những chất liệu của lịch sử-văn hóa trong quá trình phát triển.

Câu 5 /Bài 4: Sẽ ra sao nếu trong quá trình bảo tồn và phát huy của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng?

Trả lời:

Trong quá trình bảo tồn và phát huy của các thông tin không quan tâm đến việc sử dụng và ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiềm ẩn. Dưới đây là một số hậu quả tiềm ẩn khi không quan tâm đến việc sử dụng kết quả nghiên cứu:

  • Thiếu đáng kể thông tin chính xác: Khi không sử dụng các kết quả nghiên cứu từ các ngành khoa học và Sử học, thông tin bảo tồn và sử dụng được tạo ra có thể thiếu các nội dung chính xác và đáng tin cậy.
  • Mất mát kiến thức và kinh nghiệm: Những nghiên cứu trong các ngành khoa học và Sử học thường chứa đựng các kiến thức và kinh nghiệm quý báu, khi không sử dụng, có thể dẫn đến mất mát kiến thức quan trọng và cơ hội học hỏi từ những kinh nghiệm đã được thử nghiệm.
  • Thiếu thông tin chi tiết và phân tích: Các kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin chi tiết và sâu rộng về các vấn đề cụ thể, giúp tối ưu hóa quá trình bảo tồn và phát triển. Khi không sử dụng thông tin này, có thể dẫn đến thiếu sót trong quá trình phân tích và đánh giá.

Câu 6 /Bài 4: Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên như thế nào?

Trả lời:

  • Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên:

Sử học tự nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của các di sản đối với cộng đồng.

- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

- Giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

- Xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn và bảo tồn có hiệu quả nhất.

- Tăng cường công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.

Câu 7 /Bài 4: Vì sao Sử học gắn với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên?

Trả lời:

  • Sử học gắn với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, đt sản thiên nhiên vì:

- Di sản văn hoá và di sản thiên nhiên là một bộ phận của lịch sử, được lưu giữ trong hiện tại Sử học.

- Di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Sử học.

- Các loại hình di sản văn hoá là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.

+ Việc bảo tồn di sản là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 8/Bài 4: Tác động của ngành công nghiệp văn hoá với Sử học là gì?

Trả lời:

- Ngành công nghiệp văn hoá cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử như: quá trình ra đời, thực trạng, triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội...

- Ngành công nghiệp văn hóa thúc đẩy Sử học phát triển quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.

- Ngành công nghiệp văn hoá góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá...)

Câu 9 /Bài 4: Trình bày tác động của Sử học đối với công nghiệp văn hoá

Trả lời:

- Sử học cung cấp những tri thức liên quan đến ngành công nghệ văn hoá vẻ quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội,...

- Sử học hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành công nghiệp văn hoá như: phim ảnh, các loại hình giải trí, thời trang... gán với quảng bá di sản văn hoá.

- Sử học nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bên vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).

Câu 10 /Bài 4: Du lịch có vai trò như thế nào đối với bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá?

Trả lời:

- Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần mang lại nhiều nguồn lợi, tạo ra việc làm cho người lao động, mang lại nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài,...

- Du lịch mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hoá.

- Du lịch cung cấp thông tin của ngành Sử học để nghiên cứu, dẻ xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bên vững

- Du lịch quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài, kết nối và nâng cao vị thế của các ngành du lịch, sử học,...

Câu 11 /Bài 4: Lịch sử và văn hoá có tác động như thế nào đối với sự phát triển du lịch?

Trả lời:

- Trong việc phát triển du lịch - ngành “công nghiệp không khỏi, những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển.

- Yếu tố hàng đầu của sản phẩm du lịch chính là “sức hấp dẫn của địa danh”, bao gồm các yếu tỏ vẻ lịch sử, văn hoá truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ẩm thực, giải trí, sản phẩm thủ công mỹ nghệ....

- Khi đi tham quan du lịch, du khách trong nước và quốc tế thường chọn lựa địa danh có liên quan đến di tích lịch sử, văn hoá để tìm hiểu và trải nghiệm.

- Việt Nam được bầu chọn là “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hoá” là nhờ có hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên trên khắp cả nước.

- Các địa danh di tích lịch sử, văn hoá chính là sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hoá, cảnh quan,... là nơi còn lưu giữ được dấu ấn lịch sử, văn hoá truyền thống một cách có hệ thống, được bảo tồn và khai thác một cách khoa học.

Câu 12 /Bài 4: Lập bảng tóm tắt về công nghiệp văn hóa và các lĩnh vực công nghiệp văn hoá ở Việt Nam.

Trả lời:

Yêu cầu

Nội dung

1. Công nghiệp văn hoá

- Là thuật ngữ sử dụng cho các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hoá.

- Bản chất của công nghiệp văn hoá mang tính phi vật thể và văn hoá, được bảo vệ bởi Luật Bản quyền và thể hiện dưới hình thức sản phẩm hay dịch vụ.

- Các ngành công nghiệp văn hoá thể hiện rõ xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau, là kết hợp của các yếu tố sáng tạo, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất hiện đại.

- Sản phẩm và dịch vụ của mỗi ngành công nghiệp văn hoá có đặc điểm riêng, nhưng về cơ bản là sáng tạo, sản xuất, phân phối dịch vụ và tiêu dùng sản phẩm văn hoá.

2. Các lĩnh vực

- Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí.

- Thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang.

 - Nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm. - Truyền hình và phát thanh; du lịch văn hoá.

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 13/Bài 4:Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào?

Trả lời:

Em đang sống ở thành đô Hà Nội. Em rất tự hào vì nơi đây có rất nhiều di sản văn hóa và di sản thiên nhiên có thể kể đến Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, đền thờ Hai Bà Trưng,…

Câu 14/Bài 4: Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản văn hóa?

Trả lời:

Theo em, để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản ta có thể:

- Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản.

- Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng.

- Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.


4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 15/Bài 4: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

- Xây công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.

- Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?

Trả lời:

Nếu được giao nhiệm vụ thì em sẽ bảo tồn nguyên trạng di tích để giữ gìn sự ban đầu trùng tu nhưng không phá đi những sự vốn có của nó, vì sẽ tôn trọng di sản cũng như những người đi trước đã tạo ra nó.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay