Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 chân trời sáng tạo.

BÀI 7: Văn MINH TRUNG HOA CỔ- TRUNG ĐẠI (16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT ( 7 CÂU)

Câu 1/Bài 7: Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại hình thành trên cơ sở điều kiện tự nhiên nào?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ-trung đại:

- Trung Quốc nằm ở phía đông bắc châu Á, địa hình có nhiều núi và cao nguyên.

- Được bồi đắp bởi 2 con sông lớn là Hoàng Hà và Trường Giang ở phía đông, tạo nên những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Trên lưu vực sông Hoàng Hà từ thời nguyên thủy đã có các bộ lạc sớm đến cư trú, hình thành tộc Hoa Hạ.

- Dần dần tộc Hoa Hạ mở rộng xuống phía nam, đồng hóa cư dân bản địa.

- Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, tộc Hoa Hạ phát triển và trở thành một dân tộc ổn định vào thời Hán nên thường được gọi là Hán tộc.

Câu 2/Bài 7: Điều kiện chính trị - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại?

Trả lời:

- Khoảng cuối thế kỉ XXI TCN, chế độ công xã nguyên thủy tan rã, hình thành xã hội có phân hóa giai cấp và nhà nước.

- Từ các triều đại ban đầu là Hạ, Thương, Chu tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng theo mô hình quân chủ chuyên chế.

- Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc thời Tần (năm 221 TCN).

- Thiết chế quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần đến Minh, Thanh.

Câu 3 /Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có phải là nền văn minh nông nghiệp không?

Trả lời:

Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại là một nền văn minh lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo vì:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: phù sa từ sông lớn, khí hậu,...

- Người Hoa Hạ đã biết trồng các loại cây như lúa mì, kê, dâu, đay,…

- Công cụ, kỹ thuật canh tác sớm phát triển. 

Câu 4 /Bài 7: Lập bảng thống kê những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

Trả lời:

STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

1

Chữ viết

- Chữ tượng hình

- Chữ Kim văn

- Chữ Tiểu triện.

2

Văn học

- Phong phú, đa dạng về thể loại. như: Kinh Thi; Sở Từ; phú và nhạc phủ thời Hán; thơ Đường luật; kinh kịch; tiểu thuyết chương hồi…

3

Sử học

- Thành lập cơ quan biên soạn lịch của Nhà nước

- Có nhiều bộ sử lớn.

4

Khoa học, kĩ thuật

- Đạt được nhiều thành tựu về:

+ Toán học

+ Thiên văn học và lịch pháp học

+ Y học

+ Kĩ thuật

5

Nghệ thuật

Kiến trúc: Tiêu biểu có kinh đô Trường An, Vạn Lý Trường Thành, Lăng Ly Sơn, chùa Phật Quang (Ngũ Đài Sơn), Cố cung Bắc Sơn, Thiên Đài, Di Hoa Viên, Thập Tam Lăng.

Điêu khắc: Nghệ thuật chạm trổ trên ngọc và đá quý đươc xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.

Hội họa: Phong phú, đa dạng với các đề tài về đời sống cung đình, tôn giáo, phong cảnh, con người, chim, thú, hoa, lá, sinh hoạt dân gian,...

Âm nhạc: Trung Quốc được mệnh danh là đất nước của nhạc lễ. Kinh Thi là bộ thơ ca ra đời sớm. Nhạc vũ, ca vũ, hí khúc cũng rất phát triển.

Câu 5 /Bài 7: Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa.

Trả lời:

- Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật.

- Nho gia: do Khổng Tử sáng lập bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Nho gia sau thời Hán Vũ Đế đã trở thành học thuyết chính trị chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế  Trung Quốc.

- Pháp gia: Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương “pháp trị”, coi nhẹ “lễ trị”. Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng.

- Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa.

- Mặc gia: Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa thế kỉ IV TCN). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa.

- Mặc Tử còn là người chủ trương “thủ thực hư danh” (lấy thực đặt tên).

- Đạo gia và Đạo giáo: Hạt nhân cơ bản của Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng nên họ trọng sinh, lạc sinh.

Câu 6 /Bài 7: Nêu những nét độc đáo của nghệ thuật Trung Hoa cổ - trung đại.

Trả lời:

- Kiến trúc: Người Trung Quốc coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, sự đối xứng và chiều sâu trong bố cục xây dựng công trình.

Tiêu biểu: Kinh đô Trường An, Lăng Ly Sơn,…

- Điêu khắc: Nghệ thuật chạm trổ trên đồ ngọc và đá quý được xem là nét độc đáo của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa.

- Hội họa: Hội họa Trung Hoa rất phong phú với nhiều đề tài khác nhau từ đời sống cung đình, tôn giáo, cảnh vật,…

Từ thời Đường thì lối vẽ tranh thủy mặc được hoàn thiện và nâng cao, trở thành nghệ thuật truyền thống độc đáo.

- Âm nhạc; Trung Quốc được mệnh danh là “đất nước của nhạc lễ” tiêu biểu là bộ Kinh Thi gồm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng, Sở Từ,….

Câu 7 /Bài 7: Ý nghĩa các thành tựu của nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại.

Trả lời:

STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

Chữ viết

- Chữ tượng hình

- Chữ Kim văn

- Chữ Tiểu triện.

- …

- Thể hiện trình độ tư duy của cư dân Trung Quốc

- Đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

2

Văn học

- Phong phú, đa dạng về thể loại. như: Kinh Thi; Sở Từ; phú và nhạc phủ thời Hán; thơ Đường luật; kinh kịch; tiểu thuyết chương hồi…

- Thể hiện trình độ phát triển về tư duy, sáng tạo của cư dân

- Có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh mọi mặt của xã hội của Trung Quốc thời bấy giờ.

- Có ảnh hưởng tới khu vực châu Á.

3

Sử học

- Thành lập cơ quan biên soạn lịch của Nhà nước

- Có nhiều bộ sử lớn.

- Giúp thế hệ sau hiểu về các giai đoạn lịch sử của Trung Quốc.

4

Khoa học, kĩ thuật

- Đạt được nhiều thành tựu về:

+ Toán học

+ Thiên văn học và lịch pháp học

+ Y học

+ Kĩ thuật

- Phục vụ sản xuất và đời sống.

- Là cơ sở cho các ngành khoa học, kĩ thuật sau này.

- Được truyền bá đến nhiều nước trên thế giới và được cải tiến, ứng dụng rộng rãi.

5

Nghệ thuật

- Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực:

+ Kiến trúc

+ Điêu khắc

+ Hội họa

+ Âm nhạc.

- Thể hiện kì tích về sức lao đông và tài năng sáng tạo của con người.

- Thể hiện uy quyền của giai cấp thống trị.

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 8/Bài 7: Vì sao nói chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc?

Trả lời:

- Chữ viết là thành tựu văn minh có ý nghĩa quan trọng của người Trung Quốc vì:

+ Phản ánh trình độ tư duy của cư dân Trung Quốc.

+ Là phương tiện lưu giữ thông tin từ đời này sang đời khác.

+ Đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của văn minh Trung Hoa.

+ Là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn minh Trung Quốc thời cổ - trung đại.

Câu 9 /Bài 7: Hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang có vai trò như thế nào trong việc hình thành văn minh Trung Quốc.

Trả lời:

- Sự hiện diện của 2 dòng sông Hoàng Hà và Trường Giang đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực tới cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại:

+ Tác động tích cực:

  • Cung cấp nguồn nước dồi dào cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
  • Cung cấp nguồn thủy sản phong phú.
  • Bồi tụ nên các đồng bằng, màu mỡ (đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam) thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp.
  • Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ, thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.
  • Là những tuyến giao thông huyết mạch, liên kết giữa các vùng, các khu vực trong cả nước.

+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do 2 con sông gây nhiều khó khăn cho nhân

Câu 10 /Bài 7: ừ thời xa xưa, người Trung Quốc đã chế tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Họ còn là chủ nhân của một nền văn minh phát triển với nhiều thành tựu mà cho đến ngày nay nhân loại vẫn đang được thừa hưởng. Vậy, điều kiện nào đã giúp người Trung Quốc cổ đại tạo dựng được nền văn minh rực rỡ như thế? Những giá trị to lớn mà họ trao truyền đến ngày nay là gì?

Trả lời:

* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc cổ đại:

- Đất nước Trung Quốc rộng lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng (do con người luôn tồn tại trong mối quan hệ bền chặt với tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là thích nghi và biến đổi. Trong quá trình đó, con người đã tạo ra những sản phẩm văn hóa => vì vậy, văn hóa Trung Quốc rất đa dạng, đồ sộ).

- Dân cư Trung Quốc đông đúc, cần cụ và sáng tạo.

- Nền kinh tế Trung Quốc sớm phát triển toàn diện về mọi mặt => tạo điều kiện về mặt vật chất, nền tảng cho sự phát triển của văn hóa tinh thần.

- Văn hóa Trung Quốc sớm có sự giao lưu với các nước láng giềng.

- Trong lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện nhiều người hiền tài về tư tưởng chính trị, khoa học, nghệ thuật… chính những người hiền tài đó đã góp phần làm nên sự rực rỡ của văn hóa Trung Quốc.

*Một số thành tựu của văn hóa Trung Quốc trao truyền lại đến ngày nay:

- Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo….

- Các công trình kiến trúc lớn, đồ sộ. Ví dụ: lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Vạn lí trường thành…

Câu 11 /Bài 4: Vì sao người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp?

Trả lời:

- Người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp vì: Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân phải “trông trời, trông đất”, dần dần họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người Trung Quốc sáng tạo ra lịch.

Câu 12 /Bài 7: rong các thành tựu của văn minh Trung Quốc cổ đại, em thích nhất thành tựu nào? Vì sao?

Trả lời:

- Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em ấn tượng nhất với “Đội quân đất nung trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng”.

+ Hầm mộ binh mã rỗng cách lăng Tần Thủy Hoàng (huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây) khoảng 1.500m về phía Đông. Cho đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 4 hầm mộ binh mã rỗng, trong đó có 1 hầm chưa xây dựng xong, vì vậy ở đây không có tượng lính và tượng ngựa tùy táng. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng, hầm số 1 có quy mô lớn nhất, chạy từ Đông sang Tây, dài 210 mét, rộng khoảng 60 mét, tổng diện tích khoảng 13.000m2.. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng còn lại, hầm số 1 là hầm của Hữu quân, thiết lập một thế trận hùng mạnh với bộ binh là chính. Hầm mộ số 2 là hầm mộ của Tả quân với thế trận rất quy mô, gồm có chiến xa, kỵ binh và bộ binh. Hầm mộ chưa xây dựng xong là hầm mộ dành cho Trung quân theo dự định...

+ Tượng binh mã rỗng không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn có thể giúp nhân loại giải đáp nhiều thắc mắc của các nhà nghệ thuật đương đại về vấn đề chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc. 

  • Hầm mộ binh mã rỗng thời Tần Thuỷ Hoàng rất quy mô, tổng cộng có 20.780m2, hiện nay ngành chức năng Trung Quốc chỉ mới khai quật được 1 phần.
  • Xét về cách xếp các tượng lính và tượng ngựa đã khai quật cho thấy, cả 3 hầm mộ cổ đã chôn hơn 130 chiến xa, 500 ngựa gốm kéo xe, 116 chiếc yên ngựa của kỵ binh, gần 8.000 tượng lính kéo xe, tượng kỵ binh và bộ binh. Những tượng lính và tượng ngựa trông rất giống người thật và ngựa thật. Các tượng lính đều cao trên 1,8 mét.Những tượng lính và tượng ngựa đứng oai nghiêm xếp hàng rất trật tự là hình ảnh thu nhỏ, nói lên tiềm lực quân đội hùng hậu của nhà Tần. 

+ Kết quả khai quật cho thấy chủ yếu tượng được đúc kết hợp giữa mô hình thật với phương pháp nặn tượng. Người ta lấy đất sét ở địa phương làm nguyên liệu nặn tượng. Trước hết làm phần đầu, phần thân và chân tay, bên trong tượng đúc rỗng, sau đó lắp ghép từng bộ phận lại với nhau, đợi đến sắp khô mới bắt đầu chạm khắc các chi tiết như tai, mũi, mắt, miệng, tóc, trang phục...

Sau khi tượng hoàn thành, phải đợi tượng khô hoàn toàn mới cho vào lò nung. Công nghệ làm tượng ngựa cũng tương tự. Chính vì các tượng lính và tượng ngựa được làm từng cái một cho nên mỗi tượng có nét khác nhau trông rất độc đáo. Đặc biệt là nét mặt rất phong phú và sinh động.

=> Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa để người đương đại tìm hiểu kho tàng lịch sử bị vùi trong hàng ngàn năm.

3. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 13/Bài 7: Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời kì trung đại như thế nào? Em hãy cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

- Thơ Đường ảnh hưởng đến thơ ca Việt Nam thời trung đại:

+ Người Việt tiếp thu thể loại thơ Đường luật của Trung Quốc để sáng tạo ra những tác phẩm văn chương của mình.

+ Thơ Đường luật được đưa vào hệ thống thi cử của Việt Nam từ khoa thi Giáp Thìn (1340) đời vua Trần Anh Tông.

- Ví dụ:

+ Bài thơ: Qua đèo Ngang (của Bà Huyện Thanh Quan)

+ Bài thơ: Bạn đến chơi nhà (của Nguyễn Khuyến) …

Câu 14/Bài 7: Chứng minh ảnh hưởng của những thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại đối với sự phát triển văn minh thế giới?

Trả lời:

- Nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, ...

- Chữ  viết được chỉnh lí nhiều lần và phát triển chữ Hán ngày nay. Chữ viết và văn học truyền bá đến một số nước trong khu vực.

4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)

Câu 15/Bài 7: Lập bảng thể hiện các thành tựu văn minh cơ bản của Ai Cập cổ đại, Trung Hoa cổ trung đại.

Trả lời:

Nền

văn minh

Thành tựu tiêu biểu

Thời điểm

xuất hiện

Thuộc

lĩnh vực

Ai Cập

Cổ đại

- Tín ngưỡng đa thần

- Thờ linh hồn người chết

Thiên niên kỉ IV TCN

Tín ngưỡng

- Chữ tượng hình

Chữ viết

- Kim tự tháp

- Tượng nhân sư…

Kiến trúc,

điêu khắc

- Hệ số thập phân;  Lịch; Kĩ thuật ướp xác

Khoa học,

Kĩ thuật

Trung Hoa

Cổ - trung đại

- Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia….

- Tiếp thu, cải biến Phật giáo

Thiên niên kỉ III TCN

Tư tưởng, tôn giáo

- Chữ giáp cốt;

- Kim văn…

Chữ viết

- Thơ Đường luật

- Tiểu thuyết chương hồi

Văn học

- Vạn lí trường thành

- Tử cấm thành

Kiến trúc

- Tranh thủy mặc

Hội họa

- Số pi; Cửu chương toán thuật…

Toán học

- Các bộ sử nổi tiếng

Sử học

- Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

Kĩ thuật

Câu 16 /Bài 7: Ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

- Nho giáo Trung Quốc hiện nay có ảnh hưởng đáng kể trong đời sống xã hội Việt Nam. Nho giáo, hay còn gọi là đạo Nho, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức về đạo lý, truyền thống và giá trị tinh thần trong xã hội Việt Nam. 

- Nét ảnh hưởng này thể hiện qua việc các giá trị Nho giáo thường được thấu hiểu và thực hành trong các lĩnh vực như giáo dục, luật pháp, đạo đức cá nhân và kinh doanh. Giáo lý Nho giáo nhấn mạnh vào việc tôn trọng lẽ phải, lòng trung thành, trách nhiệm xã hội và đạo đức cá nhân. Việc này có thể thấy trong lối sống và trong quan điểm của một số người dân Việt Nam. 

- Đồng thời, Nho giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tập quán và truyền thống văn hóa của xã hội Việt Nam, từ việc tổ chức lễ hội đến các phong tục gia đình. Nho giáo Trung Quốc cũng có ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị. Một số nguyên tắc Nho giáo như trung thực, tin cậy và tôn trọng người khác cũng được coi là quan trọng trong kinh doanh và trong quản lý chính trị. 

=> Tóm lại, ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay là rất lớn và có thể nhận thấy qua nhiều phương diện khác nhau, từ văn hóa đến kinh doanh và chính trị.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay