Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 8: Một cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Một cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TCN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)

 (21 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc. 

Trả lời:

Những nét chính về một số cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40):

+ Người lãnh đạo: Trưng Trắc, Trưng Nhị. 

+ Chống chính quyền cai trị: nhà Hán. 

+ Diễn biến chính và kết quả:

  • Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh (Hà Nội), Cố Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước.  Cuộc khởi nghĩa thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên làm vua. 
  • Năm 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp.

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248):

+ Người lãnh đạo: Triệu Thị Trinh. 

+ Chống chính quyền cai trị: nhà Ngô.

+ Diễn biến chính và kết quả:

  • Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. 
  • Nhà Ngô huy động một lực lượng lớn mới đàn áp được. 

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542):

+ Người lãnh đạo: Lý Bí, Triệu Quang Phục. 

+ Chống chính quyền cai trị: nhà Lương và nhà Tùy. 

+ Diễn biến chính và kết quả:

  • Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân. Sau khi Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục lên nắm quyền lãnh đạo tiếp tục cuộc khởi nghĩa.
  • Năm 545, nhà Lương cho quân sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, sáng tạo và giành thắng lợi.
  • Năm 602, nhà Tuỳ đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 776): 

+ Người lãnh đạo: Phùng Hưng. 

+ Chống chính quyền cai trị: 

  • Khoảng năm 776, Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), đánh chiếm phủ thành Tống Bình, quản lí đất nước trong một thời gian.
  • Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp.

- Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ và trận chiến trên sông Bạch Đằng (938) do Ngô Quyền  lãnh đạo giành thắng lợi đã kết thúc hoàn toàn hơn 1 000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. 

Câu 2: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc. 

Trả lời:

Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc: Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc thể hiện tỉnh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong đấu tranh chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành độc lập dân tộc.

Câu 3: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 

Trả lời: 

Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, đất nước ta bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ (1407 - 1427). Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam:

+ Về hành chính, đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.

+ Về kinh tế - xã hội, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch.

+ Về văn hoá, bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hoá Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách,...

 Nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.

- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn  đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

Câu 4: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn:

- 1418 – 1423 (những năm đầu của cuộc khởi nghĩa): căn cứ nhiều lần bị bao vây, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, phải 3 lần rút lên vùng núi Chí Linh (Thanh Hóa). 

- 1423 – 1424 (giai đoạn tạm hòa hoãn): tạm hòa hoãn với quân Minh để củng cố lực lượng, tìm phương hướng mới. 

- 1424 – 1425 (giai đoạn mở rộng và giành những thắng lợi đầu tiên): 

  • Cuối 1424: nghĩa quân giải phóng Nghệ An, giải phóng vùng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. 
  • Nguyễn Chích hiến kế chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An, mở rộng địa bàn cuộc khởi nghĩa. 

- 1426 – 1428 (giai đoạn tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng): 

+ Tháng 1 - 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

+ Ngày 10 - 12 - 1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thể Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt.

+ Tháng 10 - 1427, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang).

+ Tháng 11 - 1426, nghĩa quân giành thắng lợi ở Tốt Động - Chúc Động (Chương Mỹ, Hà Nội), quân Minh thất bại nặng nề. Nghĩa quân siết chặt vây hãm thành Đông Quan.

Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Trả lời:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: 

- Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất nhân dân rộng rãi. 

- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

Câu 6: Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn. 

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn:

- Từ giữa thế kỉ XVIH, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Trong đã có những dấu hiệu khủng hoảng.

+ Về chính trị: 

  • Chúa Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi lúc 12 tuổi, quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. 
  • Bộ máy quan lại các cấp cồng kềnh.

+ Về kinh tế: chế độ thuế khoá, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều

khó khăn.

 Dưới ách cai trị của chính quyền chúa Nguyễn, các tầng lớp nhân dân đều bất bình,

đứng lên đấu tranh. Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này đều bị dập tắt.

- Năm 1771, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn. 

Câu 7: Trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.

Trả lời:

Diễn biến chính của phong trào Tây Sơn:

- Năm 1773: chiếm được phủ thành Quy Nhơn.

- Năm 1774: kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận. 

- Năm 1777: lật đổ chính quyền chúa Nguyễn. 

- Năm 1778: Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đồ Bàn. 

- Năm 1785: chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. 

- Năm 1786: 

+ Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong. 

+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh. 

- Năm 1778: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quan Trung, tiến quân ra Bắc. 

- Năm 1789: chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đánh tan 29 vạn quân Thanh. 

Câu 8: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. 

Trả lời: 

Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:

- Phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa địa phương đã phát triển thành phong

trào dân tộc rộng lớn, lập nên những chiến công. 

- Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước. 

- Đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.

Câu 9: Nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. 

Trả lời:

Những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam:

- Bài học về xây dựng lực lượng. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc.

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đoàn kết là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Bài học về nghệ thuật quân sự với những kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm và mưu trí, phong phú và độc đáo. 

Câu 10: Em hãy cho biết ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong thời kì Bắc thuộc.

Trả lời: 

Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc:

  • Là minh chứng hào hùng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt sức sống mãnh liệt và ý thức của dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt Nam. 
  • Đem lại cho quân và dân ta những bài học lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc tổ chức Hội thề Đông Quan: là một minh chứng tiêu biểu của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã thuyết phục được Vương Thông đồng ý thương lượng để chấm dứt chiến tranh.

Câu 2: Đoạn trích dưới đây cho em hiểu điều gì về nghệ thuật quân sự trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thắng cường bạo

Chẳng đánh người mà chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.

Trả lời:

Đoạn trích từ tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là sự tổng kết tài tình nghệ

thuật quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Đây là kết tinh độc đáo từ quá trình tiến hành chiến tranh nhân dân lâu dài, anh dùng của dân tộc và thực tiễn vận động hình thái chiến trường, thay đổi tương quan lực lượng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những bài học về nghệ thuật quân sự này vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Câu 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả trời đất

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

(Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo)

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Nhà Minh thi hành chính sách cai trị hà khắc cùng chế độ thuế khóa nặng nề. 

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”. 

Lời khẳng định trên gợi cho em suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

Trả lời:

Ý nghĩa truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam qua lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc đã được hun đúc qua quá trình lịch sử từ thời Bà Trưng, Bà Triệu,…

- Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy và  phát huy nguồn sức mạnh của lòng yêu nước đó để lãnh đạo nhân dân ta từng bước giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

- Đồng ý với ý kiến.

- Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc nông dân khởi nghĩa duy nhất trong thời kì phong kiến Việt Nam đã đánh bại kẻ thù trong và ngoài nước. Phong trào đã lật đổ nền thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, kết thúc tình trạng phân chia đất nước kéo dài trên hai thế kỉ, đánh tan quân xâm lược Xiêm và Thanh, đặt cơ sở cho công cuộc khôi phục quốc gia thông nhất sau này. 

Câu 3: Trình bày một vài hiểu biết của em về di tích chùa Trấn Quốc. 

Trả lời:

Một số thông tin về di tích chùa Trấn Quốc: 

- Nhà nước Vạn Xuân cho xây dựng chùa Khai Quốc ở bãi An Hoa, gần bờ sông Hồng. Chùa Khai Quốc là trung tâm Phật giáo lớn trong nhiều thế kỉ. Năm 1615, do bờ sông xói lở, chùa được dời đến làng Yên Phụ, tại gò đất Kim Ngưu cạnh Hồ Tây (địa điểm ngày nay). Đến khoảng cuối thế kỉ XVII, chùa được đổi tên là Trấn Quốc. 

- Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hoà giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mang. Là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời nhà Lý và nhà Trần. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.

Câu 4: Theo em, việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, tên phố, tên trường học,…thể hiện điều gì?

Trả lời:

Việc sử dụng tên các nhân vật lịch sử trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn để đặt tên đường, ten phố, tên trường học thể hiện sự khắc ghi công ơn những đóng góp của các nhân vật lịch sử trong công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước.

Câu 4: Nhận định về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có ý kiến cho rằng “Trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập”. 

Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?

Trả lời:

- Đồng ý với ý kiến. 

- Giải thích: Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là thắng lợi oanh liệt, đánh dấu một mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam và mở ra thời kì chiến tích huy hoàng của những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới ách nô lệ của thực dân phong kiến phương Bắc. 

+ Cuộc khởi nghĩa của hai Bà là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo.

+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chấn động cả cõi Nam.

+ Từ trong ngọn lửa của cuộc nổi dậy oanh liệt ấy tỏa ra chân lý lịch sử “Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng tự mình đã dựng nên, làm chủ đất nước và số phận mình.

+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là sự kết tinh của cả một quá trình đấu tranh lâu dài, khi thì âm thầm, lúc thì lại công khai của nhân dân Việt Nam. Đây là một phong trào nổi dậy của toàn dân, vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ.

+ Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc.

+ Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng. Cuộc khởi nghĩa là sự phủ nhận hiên ngang cường quyền của các triều đại phương Bắc coi các dân tộc xung quanh là “Man Di” (“man tộc”, “man rợ” hay “mọi rợ”), thuộc quốc buộc phải phục tùng “thiên triều”, “thiên tử”, phủ nhận tư tưởng “tôn quân, đại thống nhất”.

+ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng do phụ nữ là lãnh đạo khởi nghĩa, trong thế giới tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của đế chế Hán cổ đại, được xem là sự đối chọi quyết liệt về văn hóa, nếp sống, nếp tư duy của đôi bên Nam – Bắc, Việt – Hán. Vì vậy, việc Hai Bà Trưng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phần nào đã giúp nâng cao vị thế của phụ nữ xưa trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

 Tục ngữ có câu: ” Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Quả đúng không sai, từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã được Bác Hồ ngợi ca với 8 chữ vàng: ” Anh hùng – Bất khuất – Trung Hậu – Đảm Đang”. Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo là một trang sử vô cùng đẹp đẽ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nó làm rạng rỡ dân tộc ta nói chung và làm vẻ vang cho phụ nữ nói riêng. 

Câu 5: Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh?

Trả lời:

Những bài học kinh nghiệm mà nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc:

Các đội nghĩa quân Lam Sơn phối hợp với nhân dân địa phương dựng nên thế trận làng -nước cùng đánh giặc. Trải 10 năm chiến đấu gian khổ (1418-1427), cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn từ miền núi Lam Sơn (Thanh Hóa) buổi đầu đã phát triển rộng ra phạm vi toàn quốc. Từ lực lượng ban đầu (năm 1418) chỉ có khoảng 2.000 người, đến năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã có đến 350.000 quân, bao gồm các vệ bộ binh, các đội tượng binh, thủy binh và kỵ binh. 

- Sự phát triển vượt bậc về cả phạm vi, quy mô hoạt động lẫn tổ chức và lực lượng không chỉ thể hiện tình yêu nước, căm thù giặc cao độ của nhân dân mà còn phản ánh truyền thống đoàn kết một lòng cứu nước của cộng đồng cư dân Đại Việt. Nhờ đó, cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, từng bước đánh bại các đội quân, đồn lũy, tiến tới đánh sụp cả hệ thống chính quyền đô hộ, đánh bại các cuộc tiếp viện của triều Minh, giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc quân Minh phải tiến hành Hội thề Đông Quan (Hà Nội), giành lại nền độc lập tự chủ.

Câu 6: Nghĩa quân Tây Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng truyền thống của dân tộc trong lịch sử?

Trả lời:

Những bài học kinh nghiệm được nghĩa quân Tây Sơn vận dụng từ kho tàng truyền thống của dân tộc trong lịch sử: Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) là một trong những chiến công chói lọi nhất của dân tộc ta. Nó đã để lại trong kho tàng nghệ thuật quân sự truyền thống nét đặc sắc-nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh”.

- Nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm  và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn.

- Vạch ra phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt.

- Tiến công thần tốc, tiêu diệt địch bằng trận quyết chiến chiến lược, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

 Nét đặc sắc trong nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của người Anh hùng “áo vải cờ đào” Quang Trung - Nguyễn Huệ trong cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789) đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn (4-1975) kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam; rất cần được tiếp tục nghiên cứu.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Khai thác bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, chỉ ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427). 

Trả lời:

- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn (“Ta đây: Núi Lam Sơn dấy nghĩa/ Chốn hoang dã nương mình/ Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống”).

- Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong buổi đầu khởi nghĩa (“Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần/ Lúc Khôi Huyện quân không một đội/ Trời thử lòng trao cho mệnh lớn/ Ta gắng chí khắc phục gian nan”).

- Chiến thắng Bồ Đằng, Trà Lân (“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”).

- Chiến thắng ở Ninh Kiều, Tốt động (“Trận Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm/ Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm).

- Chiến thắng Chi Lăng (“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế/ Ngày hai mươi, trận mã yên, Liễu Thăng cụt đầu/ Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong/ Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn”).

- Chiến thắng Chi Lăng (Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường/ Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước”).

- Tinh thần nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn (“… thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh/ …/ Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng/ Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”.

Câu 2: Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh. 

Trả lời:

- Giá trị của các bài học kinh nghiệm:

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

+ Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

- Ví dụ về bài học: tập hợp, xây dựng lực lượng và khối đoàn kết toàn dân tộc

+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid -19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”. 

=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.





Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay