Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
BÀI 9: CUỘC CẢI CÁC CỦA HỒ QUÝ LY VÀ TRIỀU HỒ (15 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử diễn ra cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ.
Trả lời:
Bối cảnh lịch sử diễn ra cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ:
- Về kinh tế, xã hội:
+ Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi,...
Mất mùa, đói kém.
+ Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, địa chủ, biến thành nô tì.
Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt.
Các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì đã nổ ra.
- Về chính trị:
+ Vua và tầng lớp quý tộc, quan lại nhà Trần sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc.
+ Triều Trần suy yếu không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước.
=> Hồ Quý Ly - một quý tộc thuộc dòng họ ngoại của nhà Trần từng bước thâu tóm quyền lực, buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ (1400).
Câu 2: Trình bày nội dung của cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ.
Trả lời:
Nội dung của cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ:
- Về kinh tế, xã hội:
+ Ban hành chính sách hạn điền, hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của các tầng lớp quý tộc.
+ Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
+ Quy định số lượng gia nô sở hữu được sở hữu của mỗi vương hầu, quý tộc, quan lại.
- Về quân sự:
+ Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội chính quy và phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.
+ Biên hết vào sổ các nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên. Khi làm xong, số lượng binh lính trong quân đội tăng lên nhiều lần.
+ Xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố như Tây Đô (Thanh Hoá), Đa Bang (Hà Nội)....; chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến;...
- Về văn hóa, giáo dục:
+ Bắt các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, hạn chế sự phát triển của Phật giáo.
+ Chấn chỉnh lại chế độ thi cử, mở rộng việc học, đặt học quan đến cấp phủ, châu.
+ Chú trọng tổ chức các kì thi, tuyển chọn được nhiều nhân tài cho đất nước.
+ Chữ Nôm được để cao, sử dụng trong các sáng tác văn chương, nhiều sách chữ Hán được dịch sang chữ Nôm.
Câu 3: Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ.
Trả lời:
Kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ:
- Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triểu Hồ có nhiều điểm tiến bộ, đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương:
+ Chính sách hạn điền, hạn nô đã làm suy yếu thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất triều Trần, tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước, tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
+ Những cải cách trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục của Hồ Quý Ly và triểu Hồ thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
+ Cuộc cải cách có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm
lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
- Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly và triểu Hồ vẫn còn chưa triệt để và kết quả trong thực tế còn hạn chế.
Câu 4: Hoàn thành bảng thống kê về các nội dung chủ yếu trong cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ.
Lĩnh vực | Nội dung cải cách | Ý nghĩa |
Trả lời:
Lĩnh vực | Nội dung cải cách | Ý nghĩa |
Kinh tế - xã hội | - Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. - Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. - Ban hành chính sách hạn nô: hạn chế nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. | - Ổn định tình hình xã hội - Hạn chế tập trung ruộng đất quý tộc. |
Văn hóa - giáo dục | - Bắt cá nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục. - Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. - Sửa đổi chế độ thi cử, học tập. | - Xây dựng nền văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc. |
Quân sự | - Làm lại sổ đinh để tăng cường quân số. - Sản xuất vũ khí, chế tạo súng thần cơ, làm thuyền chiến mới. - Bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng một số thành kiên cố. | - Củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm |
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về kinh tế - xã hội từ nửa sau thế kỉ XIV?
Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trong vào đâu?
…Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi…
(Theo Trương Hương Quýnh (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I,
NXB Giáo dục, 1998, tr.249)
Trả lời:
Kinh tế - xã hội từ nửa sau thể kỉ XIV qua đoạn tư liệu: ruộng cháy, quan lại vơ vét, nhân dân đổ máu.
Mất mùa, đói kém.
Vương hầu, quý tộc, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất khiến ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, đời sống bấp bênh, khổ cực. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho quý tộc, địa chủ, biến thành nô tì.
Mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, nô tì với giai cấp thống trị trở nên gay gắt.
Câu 2: Em hiểu về thuật ngữ “cải cách” trong lịch sử như thế nào?
Trả lời:
Thuật ngữ “cải cách” trong lịch sử: là sự đổi mới cho tiến bộ hơn, phù hợp hơn với sự phát triển chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Trong lịch sử Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc cải cách với quy mô, nội dung, tác dụng và ý nghĩ khác nhau.
Câu 3: Qua đoạn tư liệu dưới đây, em hãy trình bày về vai trò và những đóng góp của Hồ Quý Ly.
“Xem công việc của Hồ Quý Ly làm thì không phải là một người tầm thường, nhưng tiếc thay một người có tài kinh tế như thế, mà giả sử cứ giúp nhà Trần cho có thuỷ chung, thì dẫu giặc Minh có thế mạnh đến đâu đi nữa, cũng chưa hầu dễ đã cướp được nước Nam, mà mình lại được cái tiếng thơm để lại nghìn thu...”
(Theo Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002, trang 199)
Trả lời:
Vai trò và những đóng góp của Hồ Quý Ly:
- Hồ Quý Ly là một con người hành động, có tầm nhìn, năng lực và sự quyết đoán. Đề ra những biện pháp cải cách và lật đổ triều Trần, ông muốn giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt cuối thời nhà Trần, tìm ra lối thoát, xây dựng một Nhà nước chuyên chế tập quyền vững mạnh có xu hướng Pháp gia.
- Nhìn chung, những cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều điểm tích cực, tiến bộ, mang tính dân tộc, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục, với mong muốn xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh, tư tưởng đổi mới của ông cũng rất đáng trân trọng song những cải cách của ông chưa mang lại những kết quả đáng kể. Tuy vậy, Hồ Quý Ly xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong lịch sử của nhân dân Việt Nam.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Theo em, vì sao cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành công?
Trả lời:
Cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ không thành công vì:
- Nhiều chính sách của Hồ Quý Ly không phù hợp với điều kiện lịch sử hiện tại, quá sức so với hoàn cảnh lịch sử lúc đó.
- Nhiều chính sách thực hiện không triệt để, không đem lại hiệu quả kinh tế.
- Không được lòng dân, gây nên sự bất mãn trong nhân dân.
- Cải cách diễn ra trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hết sức khó khăn.
- Năng lực của Hồ Quý Ly bị hạn chế.
- Cuộc cải cách diễn ra trên nhiều mặt, thiếu nguồn lực để thực hiện nên không phát huy được hiệu quả.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo”. Em đồng ý với nhận định đó không? Tại sao?
Trả lời:
- Đồng ý với ý kiến.
- Giải thích:
+ Thông qua những chính sách cải cách Hồ Quý Ly đưa ra sau khi lên ngôi vua có thể thấy, ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa.
+ Trong bài viết "Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV" của trang Bảo tàng lịch sử Việt Nam có viết: "Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, ông đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới. Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh.
+ Những cải cách của ông tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục." Những chính sách cải cách của ông thể hiện ông rất quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Ông có tầm nhìn, năng lực và quyết đoán. Chính sách cải cách thu được những thành tựu nhất định xong vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Câu 3: Từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ, em có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
Trả lời:
Những bài học lịch sử được rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ:
- Phải kết hợp giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện khoan thư sức dân, lấy dân làm gốc.
- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, đặc biệt trong chống giặc ngoại xâm.
- Giáo dục phải góp phần đào tạo những con người yêu nước, có tinh thần sáng tạo, ham hành động và gần gũi với nhân dân.
- Đường lối trị nước phải kịp thời đổi mới phải phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện của thực tiễn.
Câu 4: Năm 1396, Hồ Quý Ly cho ban hành tiền giấy mang tên “Thông bảo hội sao”. Em nhận xét gì về cải cách này?
Trả lời:
Nhận xét về cải cách ban hành tiền giấy của Hồ Quý Ly;
- Việc dùng tiền giấy không được sự ủng hộ của dân chúng và nhà Hồ đã thất bại trong cuộc cải cách tiền tệ này. Lý do quan trọng nhất là tiền Thông bảo hội sao của nhà Hồ không được đảm bảo bằng tiền đồng.
Việc áp dụng tiền giấy ở nước ta vào lúc cơ sở kinh tế và thương mại chưa đòi hỏi, áp đặt vượt ra ngoài quy luật phát triển của kinh tế, gây thêm khó khăn cho đời sống nhân dân.
- Tuy nhiên, triều đình lại giải quyết được nguy cơ kho tàng trống rỗng. Trong một thời gian ngắn, triều Hồ có tiền để xây dựng một quân đội lớn cùng những công trình cũng rất to lớn mà nhiều thời khác không làm nổi. Thành nhà Hồ với quy mô lớn được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới.
Câu 5: Có ý kiến cho rằng “Cải cách của Hồ Quý Ly đã tạo nên những tiền đề lịch sử đáng trân trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời Lê sơ sau này”.
Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao?
Trả lời:
- Đồng ý với ý kiến.
- Giải thích:
Ý nghĩa của cải cách của Hồ Quý Lý:
+ Tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
+ Thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng một nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
+ Có ý nghĩa trong việc bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
Là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội thời Lê sơ sau này.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Trình bày một số hiểu biết của em về Thành Tây Đô (Thanh Hóa).
Trả lời:
Một số thông tin về Thành Tây Đô (Thanh Hóa):
- Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng thành Tây Đô (còn gọi là thành Nhà Hồ, thuộc Thanh Hoá ngày nay) rồi ép vua Trần dời đô về đây. Phía ngoài thành là hệ thống hào quy mô lớn kết hợp luỹ tre gai dày đặc. Năm 1402, nhà Hồ đắp sửa đường sá từ thành Tây Đô đến Hoá Châu (Thừa Thiên Huế và phía bác Quảng Nam ngày nay). Năm 1405, nhà Hồ cho quản đóng cọc gỗ lớn ở cửa biển và những nơi xung yếu trên sông để phòng giặc, xây dựng hệ thống phòng thủ dài hàng trăm ki-lô-mét.
- Thành Tây Đô (Thanh Hóa) là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn ở Việt Nam.
Câu 2: Trình bày một số hiểu biết của em về di sản Thành Nhà Hồ.
Trả lời:
Di sản Thành Nhà Hồ gồm thành Nhà Hồ, thành Nội, hệ thống hào thành, La thành và đàn tế Nam Giao. Đây là toà thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít thành đá còn lại trên thế giới. Ngày 27 - 6 - 201 1, UNESCO đã ghi danh Thành Nhà Hồ là Di sản văn hoá thế giới.
Thành Nhà Hồ không chỉ gắn liên với cải cách về chính trị, hành chính mà còn gắn liên với cải cách về quân sự và giáo đục thời bấy giờ.
Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về Hồ Quý Ly.
Trả lời:
Một số thông tin về Hồ Quý Ly:
Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông,... nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Ông dần vươn lên nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.
=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ