Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1945) (15 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Nêu vị trí chiến lược của Việt Nam.
Trả lời:
Vị trí chiến lược của Việt Nam:
- Thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan
trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa
và Đông Nam Á hải đảo.
- Cùng với nguồn tài nguyên phong phú, dân cư đông đúc,... Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng.
Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng cả trên biển và đất liền.
Trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2: Phân tích vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Trả lời:
Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam:
- Vai trò: có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chăc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.
- Ý nghĩa: chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Câu 3: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trả lời:
Một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938):
+ Địa điểm: sông Bạch Đằng (Quảng Ninh).
+ Quân xâm lược: quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.
+ Diễn biến chính: cuối năm 938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc, tiêu diệt lực lượng thủy binh của Hoằng Tháo.
+ Kết quả: chiến thắng Bạch Đằng mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc.
- Kháng chiến chống quân Tống (981):
+ Địa điểm: Lục đầu giang (Hải Dương), sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh).
+ Quân xâm lược: quân Tống do Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng,…chỉ huy
+ Diễn biến chính:
- Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.
- Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỏ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.
+ Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.
- Kháng chiến chống quân Tống (1055 – 1077):
+ Địa điểm: phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).
+ Quân xâm lược: quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.
+ Diễn biến chính: trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến Như Nguyệt: đánh bại
các nỗ lực vượt sông của quân xâm lược Tống; tổ chức phản công tiêu diệt quân Tống; chủ động giảng hoà kết thúc chiến tranh.
+ Kết quả: quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Cao Bằng, nối lại bang giao hai nước.
- Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258):
+ Địa điểm: Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
+ Quân xâm lược: quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.
+ Diễn biến chính:
- Quân đội nhà Trần dàn trận đánh quân Ngột Lương Hợp Thai ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bất thành phải lui về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.
- Quân Trần phản công thắng lợi tại Đông Bộ Đầu.
+ Kết quả: quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.
- Kháng chiến chống quân Nguyên (1285):
+ Địa điểm: Thăng Long (Hà Nội); Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội).
+ Quân xâm lược: quân Nguyên do Thoát Hoan và Toa Đô chỉ huy.
+ Diễn biến chính:
- Quân Nguyên tấn công Đại Việt, nhà Trần tổ chức chặn bước tiến của giặc, lui quân về phòng tuyến Vạn Kiếp - Bình Than.
- Quân nhà Trần phản công, ngược sông Hồng, đánh chia cắt quân địch và tập kích những vị trí then chốt, giành thắng lợi, tiến lên giải phóng Thăng Long.
+ Kết quả: quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.
- Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288):
+ 12/1287: quân Nguyên do Thoát Hoan và Ô Mã Nhi chi huy theo hai đường thủy, bộ tấn công xâm lược Đại Việt.
+ 1/1288: quân Nguyên chiếm đóng Vạn Kiếp, tiến đánh Thăng Long.
+ 2/1288: cánh quân đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
+ 3/1288: Thoát Hoan phải rút quân về nước.
+ 4/1288: Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc nhọn, khiêu chiến, làm quân Nguyên rơi vào trận địa mai phục. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thuỷ binh giặc bị giết.
- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785):
+ Địa điểm: Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).
+ Quân xâm lược: quân Xiêm.
+ Diễn biến chính: Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận quyết chiến. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục, cho thuyển nhẹ chở đây những vật liệu dễ cháy tấn công thẳng vào chiến thuyền giặc.
+ Kết quả: 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm đã bị tiêu diệt.
- Kháng chiến chống quân Thanh (1789):
+ Địa điểm: Thăng Long.
+ Quân xâm lược: quân Thanh.
+ Diễn biến chính:
- Đêm mồng 3 tết Kỷ Dậu (1789), hạ đồn Hà Hồi.
- Ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (1789), bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi và đồn Khương Thượng.
+ Kết quả: Quân Thanh đại bại, chen chúc rút lui, xô nhau rớt xuống sông Hồng, hàng vạn quân, tướng chết trận.
Câu 4: Giải thích những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.
Trả lời:
Những nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến:
- Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.
- Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn. Tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đoàn kết toàn dân vững chắc.
- Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
- Những người lãnh đạo, chỉ huy đều là các vị tướng lĩnh tài năng, mưu lược.
Câu 5: Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc.
Trả lời:
Một số nét chính về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử dân tộc:
- Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN): sau nhiều năm tấn công Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lập kế giảng hoà với An Dương Vương để tìm hiểu bí mật quân sự của thành Cổ Loa, rồi bất ngờ đánh úp. Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc thất bại.
- Kháng chiến chống quân Minh (1406 – 1407):
+ Cuối năm 1406, nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược nước Đại Ngu. Thành Đa Bang, Đông Đô (Hà Nội) lần lượt thất thủ, nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá).
+ Đến tháng 6 - 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.
- Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 – 1884):
+ Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
+ Nhân dân ta phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở các mặt trận: Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì,... Một số cuộc nổi dậy chống quân Pháp xâm lược do Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân.... lãnh đạo và chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2,... đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
+ Nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Pa-tơ- nốt (1884).
+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn trước thực dân Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.
Câu 6: Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Trả lời:
Nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
- Những người lãnh đạo kháng chiến đã không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
- Trong quá trình tổ chức kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.
- Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết vị trí chiến lược của Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
Trả lời:
Ảnh hưởng của vị trí chiến lược của Việt Nam đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2: Trình bày nguyên nhân thành công, nguyên nhân không thành và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt nam theo bảng mẫu dưới đây:
STT | NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG | NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI |
Khách quan | ||
Chủ quan | ||
Ý nghĩa lịch sử |
Trả lời:
STT | NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG | NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI |
Khách quan | - Kẻ thù: chiến tranh xâm lược, phi nghĩa. - Các đội quân xâm lược chủ quan, thiếu sự chuẩn bị về hậu cần, không thạo địa hình,... | - Kẻ thù: chiến tranh xâm lược, phi nghĩa. - Các đội quân xâm lược chủ quan, thiếu sự chuẩn bị về hậu cần, không thạo địa hình,... |
Chủ quan | - Kháng chiến chính nghĩa, bảo vệ độc lập nên đã huy động được sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận “cả nước đánh giặc”. - Truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, quyết tâm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập. - Lãnh đạo mưu lược, tài giỏi, biết vận dụng đúng đắn, sáng tạo, truyền thống và nghệ thuật quân sự dân tộc vào thực tiễn các cuộc kháng chiến. | - Không củng cố được khối đoàn kết toàn dân tộc, không huy động được sức mạnh toàn dân để thực hiện “cả nước đánh giặc. - Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến (Hồ, Nguyễn). - Chủ quan, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. |
Ý nghĩa lịch sử | - Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở ra nền thái bình cho Đại Việt. - Thể hiện tinh thần quật cường, khí phách anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. - Phát huy và sáng tạo, đóng góp nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết quân dân, nghệ thuật quân sự, kinh nghiệm giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. |
Câu 3: Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì?
Trả lời:
Điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến:
- Truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, quyết tâm bảo vệ độc lập.
- Sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của lực lượng lãnh đạo cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt.
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết là một giá trị tinh thần truyền
thống hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là cội nguồn sức mạnh dân tộc. Giai cấp lãnh đạo biết tập hợp sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân.
Câu 4: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
“Những cuộc chiến tranh yêu nước đã tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo.(...), dân tộc ta hiểu rõ và thấm sâu giá trị thiêng liêng của Độc lập Tự do. Vì thế “Không có gì quý hơn Độc lập Tự do” sớm trở thành lẽ sống cao cả, tư tưởng và tình cảm lớn nhất của dân tộc ta”.
(Phan Huy Lê, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc,
NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2016, trang 11)
Trả lời:
Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam được thể hiện qua đoạn tư liệu: tạo nên cho dân tộc ta một bản lĩnh kiên cường, một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, đã hun đúc nên nhiều truyền thống tốt đẹp tiêu biểu là: lòng yêu nước tha thiết, ý chí độc lập tự chủ mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết keo sơn, chí quật cường bất khuất, trí thông minh sáng tạo,
- Vai trò: có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chăc nền độc lập, giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.
- Ý nghĩa: chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và nâng cao lòng tự hào, ý thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Câu 5: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh.
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh:
- Tận dụng yếu tố “thiên thời địa lợi, nhân hoà”
- Tạm thời lui binh, chọn địa điểm tập kết quân thuỷ, bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn
giặc vừa làm bàn đạp tiến công.
- Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh và kì binh, đánh chính diện và
đánh vụ hồi, chia cắt, làm tan rả và tiêu diệt quân địch.
- Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ và giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.
Câu 6: Nêu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Trần Thủ Độ và các vua Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông.
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của Trần Thủ Độ và các vua Trần trong ba kháng chiến chống quân Nguyên – Mông:
- Thực hiện kế hoạch “thanh dã”, tạo thế trận chiến tranh nhân dân.
- Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân “vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước đánh giặc”; vận dựng linh hoạt cách đánh, buộc giặc đánh theo cách của ta. Khi quản địch đã suy yếu thi ta phản công, tiêu diệt giặc.
- Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh.
Câu 7: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về vị trí chiến lược của Việt Nam:
“Các nước ở phương Nam và phương Tây (từ vị trí Trung Quốc) muốn giao thiệp với Trung Quốc “đều phải đi theo con đường Giao Chỉ”. Thuyên buôn và sứ giả các nước Diệp Điêu (Gia-va), Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ), An Tức (l-răng), Đại Tần (Đông La Mã) đều qua lại Giao Châu và coi Giao Châu như một trạm dừng chân quan trọng để rồi sang Trung Quốc”.
(Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam. Tập 1, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1983, tr.367)
Trả lời:
Vị trí chiến lược của Việt Nam được thể hiện qua đoạn tư liệu:
- Việt Nam nằm ở Đông Nam Á - khu vực được coi là ngã tư giữa lục địa Á-Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyên dường giao thông. giao thương lâu đời và quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
- Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông, lại nằm ở vị trí cầu nỗi giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải dào, Việt Nam là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc là "cửa ngỡ” để tiến vào bán đảo Trung - Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.
Câu 8: Theo em, Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm nào từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?
Trả lời:
Lê Hoàn đã vận dụng những kinh nghiệm từ chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền: bố trí trận địa cọc, tiêu diệt lực lượng thủy binh của quân địch.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Kể tên một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Em có ấn tượng với vị tướng nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Một số vị tướng tài giỏi trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ,…
Câu 2: Vẽ sơ đồ tư duy về diễn biến chính các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam.
Trả lời:
Câu 3: Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, em có suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?
Trả lời:
- Hào khí Đông A được hiểu là chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng, lòng yêu nước và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của thời nhà Trần. Hào khí Đông A là sản phẩm của một thời đại lịch sử vàng son với khí thế chiến đấu hào hùng của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (ở thế kỉ XIII).
- Những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A là: lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm; tinh thần tự lập, tự cường; lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Câu 4: Giải thích nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu.
Trả lời:
Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân Triệu:
- Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
- Quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Trả lời:
- Phân tích bài học kinh nghiệm: phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc
+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
- Ví dụ: phát huy sức khối đoàn kết toàn dân tộc trong phòng, chống đại dịch Covid-19
+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân.
+ Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.
=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
Câu 2: Hãy giới thiệu về một anh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm mà em biết.
Trả lời:
Một anh hùng dân tộc trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm:
- Lê Lợi (1385 – 1433) sinh ra ở quê hương Thanh Hóa, là một một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự.
- Người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428.
- Thực hiện nhiều chiến dịch đánh đuổi các thế lực thù địch gây ra hiểm họa cho nước nhà.
- Ông được coi là anh hùng, vị Hoàng đế huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.