Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN (29 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết cách mạng tư sản là gì? Hãy nêu ra các tiền đề của cuộc cách mạng tư sản?
Trả lời
- Theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Để các cuộc cách mạng nổ ra và giành thắng lợi thì phải có tiền đề cần thiết, tiền đề cách mạng là những yếu tố chủ quan thuận lợi tạo nên cách mạng tư sản. Tiền đề của cách mạng tư sản phải hội đủ các yếu tố sau đây:kinh tế;chính trị, xã hội; tư tưởng
Câu 2: Em hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản mà em đã được biết đến ở các cấp học dưới?
Trả lời:
Một số cuộc cách mạng tư sản:
- Cách mạng tư sản Hà Lan.
- Cách mạng tư sản Anh.
- Cách mạng tư sản Pháp.
- Chiến tranh giành độc lập, của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
Câu 3: Em hãy cho biết điều kiện lịch sử của cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Anh?
Trả lời:
+ Về kinh tế:
Kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
- Lĩnh vực nông nghiệp lãnh chúa bành trướng đuổi tá điền đi, biến ruộng đồng thành đồng cỏ để nuôi cừu; lĩnh vực thủ công nghiệp đã hình thành các công trường sản xuất len dạ, khai thác khoáng sản; lĩnh vực thương nghiệp buôn bán phát đạt
Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của kinh tế: chế độ thuế khóa, các nghĩa vụ phong kiến,…
+ Về xã hội:
- Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
- Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
+ Tư tưởng:
- Cuộc đấu tranh giữa Anh giáo và Thanh giáo
Câu 4: Trình bày về tiền đề chính trị - xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.
Trả lời:
- Chế độ phong kiến ở Tây Âu bộc lộ nhiều khủng hoản sâu sắc.
- Tình hình chính trị rối ren với các khủng hoảng về tài chính, xung đội giữa các giai cấp trong một quốc gia làm cho đời sống của nhân dân mất đi sự tự do về chính trị, bị đàn áp về tôn giáo, chịu nhiều sự bất bình đẳng về kinh tế.
- Xuất hiện các tầng lớp mới, giai cấp mới có mâu thuẫn rõ rệt với chế độ cũ, họ muốn tham gia làm cách mạng để có được chế độ tốt hơn.
- Giai cấp nông dân, công nhân, tầng lớp tiểu tư sản,… bị bóc lột chèn ép sẵn sàng đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng.
Câu 5: Trình bày về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.
Trả lời:
Tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản: Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Giai cấp tư sản và đồng minh tuy giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị.
=> Tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng.
- Ở Anh:
+ Nông dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội. Họ chịu ách áp bức nặng nề của Nhà nước, quý tộc phong kiến và giáo hội Anh giáo mà còn liên tục bị tước đoạt ruộng đất. Nông dân mất đất phải ra thành thị, làm thuê trong các công xưởng hay di cư sang Bắc Mỹ.
+ Ngoài nông dân, cuộc sống của các giai cấp, tầng lớp khác như công nhân, thợ thủ công,... cũng rất khổ cực.
- Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đã gây ra mâu thuẫn ngày càng gay gất giữa các tầng lớp nhân dân thuộc địa với chế độ thực dân.
- Ở Pháp:
+ Nông dân là giai cấp chiếm đa số. Họ phải nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, chịu nhiều nghĩa vụ khác đối với Nhà nước và nhà thờ.
+ Công nhân tập trung ở các thành thị lớn, điểu kiện lao động và đời sống rất khó khăn.
+ Những người bình dân thành thị khác sống tạm bợ, chen chúc nhau trong những vùng ngoại ô.
=> Mâu thuẫn giữa tăng lữ và quý tộc phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng sâu sắc.
Câu 6: Trình bày về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
Trả lời:
Tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản: Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
- Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), khi chưa có hệ tư tưởng của riêng mình, giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng (đạo Tin Lành ở Hà Lan, Thanh giáo ở Anh).
- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô.
Câu 7: Trình bày mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản.
Trả lời:
Mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản:
- Mục tiêu chung:
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
+ Gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Về kinh tế: thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa, hướng đến nền sản xuất tập trung, cải cách kĩ thuật.
+ Về chính trị: xây dựng được nhà nước pháp quyền, quản lí nhà nước bằng pháp luật.
- Nhiệm vụ cơ bản:
+ Dân tộc: giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc; hình thành quốc gia dân tộc.
+ Dân chủ: xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến; xác lập nhà nước cộng hòa tư sản hoặc quân chủ lập hiến, ban bố các quyền dân chủ tư sản.
Câu 8: Phân tích giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
Trả lời:
Phân tích giai cấp lãnh đạo và động lực của các cuộc cách mạng tư sản:
- Giai cấp lãnh đạo: Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hoá,...).
+ Cách mạng tư sản Anh: diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới,
song vai trò quan trọng thuộc về quý tộc mới.
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và chủ nô.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII: giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo cách mạng.
- Động lực của các cuộc cách mạng tư sản: giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân giữ vai trò quan trọng và là động lực quyết định thắng lợi của cách mạng. Khi quần chúng nhân Dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để
+ Cách mạng tư sản Anh: quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ công,...) giữ vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng.
+ Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ: trại chủ, nông dân, công nhân, nô lệ ở 13 thuộc địa là lực lượng chính.
+ Cách mạng tư sản Pháp: nông dân, thợ thủ công và công nhân tích cực tham gia chống phong kiến cùng các thế lực phản động trong và ngoài nước, trở thành đồng minh quan trọng của giai cấp tư sản.
Câu 9: Trình bày kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
Trả lời:
- Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản:
+ Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, giành độc lập dân tộc.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới.
- Phân tích:
+ Cách mạng tư sản Anh:
- Đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh.
- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- Giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân.
- Đưa đến sự thành lập nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu.
- Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ La-tinh phát triển.
- Có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giành độc lập ở nhiều nơi trên thế giới vào cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XIX.
+ Cách mạng tư sản Pháp:
- Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế.
- Thiết lập nền dân chủ tư sản đã mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn.
- Có ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa quốc tế lớn lao.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Vì sao trong các cuộc cách mạng tư sản, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là “đại cách mạng”?
Trả lời:
Trong các cuộc cách mạng, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là “đại cách mạng”, bởi:
- Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân (nông dân). Nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng, là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự thắng lợi của của cách mạng: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
- Với những kết quả mà cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã đạt được không chỉ có ý nghĩa đối với nước Pháp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với thế giới.
+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở châu Âu.
+ Sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp được ví như “cái chổi khổng lồ” quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.
Câu 2: Tại sao các cuộc cách mạng tư sản lại đặt ra nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?
Trả lời:
Các cuộc cách mạng tư sản đặt ra nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ vì:
- Nhiệm vụ dân tộc: nhiệm vụ dân tộc nhằm xoá bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất (hoặc giải phóng dân tộc).
- Nhiệm vụ dân chủ: nhiệm vụ dân chủ nhằm xoá bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.
=> Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ luôn phải song hành với nhau. Cần phải giải quyết đồng thời 2 nhiệm vụ này thì cuộc cách mạng mới được xem là triệt để, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 3: Tại sao nói quần chúng nhân dân là động lực của các cuộc cách mạng tư sản?
Trả lời:
Quần chúng nhân dân là động lực của các cuộc cách mạng tư sản bởi: Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để.
Câu 4: Theo em, trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Tiền đề về kinh tế là nguyên nhân trực tiếp và tất yếu dẫn đến sư bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản. Khi chế độ cũ kìm hãm sự phát triển, không đáp ứng được những thay đổi của nền kinh tế thì việc thiết lập một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn là điều tất yếu phải xảy ra.
Câu 5: Vì sao quần chúng nhân dân lại hăng hái tham gia vào cuộc cách mạng tư sản?
Trả lời:
Vì người quần chúng nhân dân là tầng lớp bị bóc lột, chèn ép bởi các chế độ hà khắc của chính quyền, của lãnh chúa, địa tô. Họ sẵn sàng đi theo để tham gia cách mạng, thậm chí họ còn hăng hái tham gia vào cách mạng kể cả khi không có sự lãnh đạo của tư sản họ vẫn nổi dậy chống chính quyền, đòi lại các quyền lợi mà họ xứng đáng có được.
3. VẬN DỤNG (7 câu)
Câu 1: Em hãy trình bày tiền đề dẫn đến sự bùng nổ các cuộc Cách mạng diễn ra ở Pháp vào năm 1789?
Trả lời:
Tiền đề của Cách mạng tư sản Pháp:
- Tiền đề kinh tế:
+ Nông nghiệp: nghèo nàn, lạc hậu.
+ Công nghiệp: xuất hiện yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa (công trường thủ công), gặp phải sự kìm hãm của chế độ phong kiến.
- Tiền đề chính trị - xã hội:
+ Vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế.
+ Sự tồn tại của chế độ 3 đẳng cấp: Đẳng cấp quý tộc và tăng lữ, có nhiều quyền lực; đẳng cấp thứ ba là nông dân, thị dân nghèo, giai cấp tư sản bị bóc lột, đàn áp và không có quyền hành trong tay, chịu nhiều khổ cực áp bức.
=> Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp diễn ra gay gắt.
- Tiền đề tư tưởng: xuất hiện những tư tưởng tiến bộ của các “nhà khai sáng”.
Câu 2: Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó.
Trả lời:
Kết quả, ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc đia Anh ở Bắc Mỹ:
- Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chúng quốc Mỹ (viết tắt theo tiếng Anh là USA, thường gọi là nước Mỹ hoặc Hoa Kỳ), mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La-tinh.
- Là cuộc cách mạng tư sản nêu lên yêu cấu giải phóng dân tộc.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ đã trở thành ngọn cờ tự do với những nguyên lí bất hủ, có ảnh hưởng lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 3: Trình bày kết quả và ý nghĩa của cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (TK XVIII)
Trả lời:
+ Kết quả: Theo hòa ước Véc – xai (tháng 9 – 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Năm 1787, thông quan Hiến pháp củng cố vị trí Nhà nước Mĩ.
+ Ý nghĩa:
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập các quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư sản phát triển ở Bắc Mĩ.
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ – la – tinh.
Câu 4: Trình bày tính chất và ý nghĩa của cuộc Cách mạng tư sản Anh vào thế kỉ XVII?
Trả lời:
* Tính chất:
- Động lực của cuộc cách mạng: tư sản và quý tộc mới.
- Mục tiêu của cách mạng: lật đổ chính quyền phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Kết quả của cách mạng: hạn chế quyền lực của nhà vua, đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, thành lập nhà nước quân chủ lập hiến, nhân dân không được hưởng quyền lợi gì cơ bản.
=> Tính chất của cuộc cách mạng không triệt để.
* Ý nghĩa: lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Là cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa trọng đại trọng đại trong thời kì quá độ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản.
Câu 5: Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp được thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp:
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
- Thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản cách mạng.
+ Giai đoạn 1: Quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti. Cách mạng nổ ra và thắng lợi, hạn chế quyền của vua lập nền quân chủ lập hiến, xóa bỏ đẳng cấp.
+ Giai đoạn 2: Nhân dân khởi nghĩa lật đổ chế độ phong kiến, lập nền cộng hòa đầu tiên ở Pháp, xử tử vua Lu-i XVI.
+ Giai đoạn 3: Quần chúng cách mạng lật đổ phái Gi-rông-danh, đưa phái Gia-cô-banh lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp, lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng và đưa cách mạng Pháp tới đỉnh cao.
- Giải quyết yêu cầu về ruộng đất cho nông dân, quyết định quyền lợi cho nhân dân,…
Câu 6: Trình bày nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ vào năm 1976. Những điểm tiến bộ và hạn chế của tuyên ngôn này?
Trả lời:
* Nội dung cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập:
- Tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh, chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát khỏi chính quốc thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chủng quốc Hoa Kì.
- Tuyên ngôn đã công bố quyền của con người, của công dân trước nhân loại: quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Tuyên ngôn cũng khẳng định quyền lợi của giai cấp tư sản và người da trắng.
- Vẫn duy trình chế độ nô lệ và bóc lột công dân làm thuê.
* Những ưu điểm và hạn chế:
Ưu điểm
- Là văn kiện lịch sử có ý nghĩa lịch sử trọng đại, tiến bộ nhất hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ: lần đầu tiên các quyền về con người được chính thức công bố, nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao, đồng thời đã uy hiếp chế độ quân chủ chuyên chế.
- Khai sinh ra một quốc gia tư sản Mỹ.
Hạn chế
- Tuyên ngôn khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng.
- Vẫn duy trì chế độ nô lệ và bóc lột người làm thuê.
Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ là bản Tuyên ngôn đầu tiên có giá trị pháp lý cơ bản đảm bảo quyền cho dân tộc Mỹ. Tuy có những hạn chế, nhưng với những ưu điểm và tiến bộcủa nó mà trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm đến với bản Tuyên ngônnày. Đối với Việt Nam ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ Hồ Chủ tịch đã viết và đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam, Người cũng đã trích đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, một lần nữa khẳng định quyền tựdo bình đẳng của nhân dân Việt Nam, đặt nước Việt Nam ngang tầm với nước Mỹ, nước Pháp.
Câu 7: Đánh giá về thắng lợi của cuộc Cách mạng tư sản Anh, C.Mác cho rằng “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”. Em hiểu như thế nào về câu nói này của C.Mác?
Trả lời:
“Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, bởi:
- Thắng lợi của cuộc cách mạng chính là thắng lợi của giai cấp tư sản đã lật đổ những rào cản của chế độ phong kiến.
- Từ trong thắng lợi đó, một chế độ xã hội mới đã ra đời – chế độ của giai cấp tư sản nắm quyền.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
4. VẬN DỤNG CAO (8 câu)
Câu 1: Tại sao nói: Thời kì chuyên chính Gia –cô –banh là đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp?
Trả lời:
Thời kì nguyên chính Gia – cô – banh được coi là thời kì đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp vì: Chính phủ Gia – cô – banh đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để ổn định đời sống của nhân dân, chống thù trong giặc ngoài.
+ Đạo luật tháng 6/1793, trả lại ruộng đất cho nhân dân.
+ Lấy ruộng đất tịch thu của quý tộc, chia thành lô nhỏ, bán cho dân nghèo trong vòng 10 năm.
+ Các đặc quyền của chế độ phong kiến bị xóa bỏ.
+ Tháng 6/1796, Hiến pháp mới xác lập chế độ cộng hòa, xóa bỏ bất bình đẳng về đẳng cấp, công dân từ 21 tuổi trở lên được bầu cử.
+ Thực hiện nhiều biện pháp trấn áp lực lượng phản động trong nước.
- Những chính sách trên đã tập hợp được sức mạnh của quần chúng lao động, đánh thắng thù trong, giặc ngoài.
Câu 2: Hiện tượng “Cừu ăn thịt người” thể hiện tiền đề nào của các cuộc cách mạng tư sản? Tại sao?
Trả lời:
- Hiện tượng “Cừu ăn thịt người” là câu nói của Tô-mát Mo-rơ miêu tả thảm cảnh của người nông dân nước Anh trong phong trào “rào đất cướp ruộng” cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.
- Quý tộc mới (quý tộc tư sản hoá) đã đuổi nông dân ra khỏi những mảnh đất mà họ đã từng canh tác để biến thành đồng cỏ nuôi cừu, kinh doanh thu lợi nhuận, tạo ra sự tích luy tư bản nguyên thuy.
=> Tiền đề kinh tế của cuộc Cách mạng tư sản Anh.
Câu 3: Trình bày một số hiểu biết của em về bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp.
Trả lời:
- Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ, được viết bởi Thomas Jefferson và tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688. Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu, quyền sở hữu được Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là “quyền được mưu cầu hạnh phúc”. Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp là văn kiện công bố công khai về quyền con người và quyền công dân của cách mạng Pháp do Hội nghị lập hiến của chính quyền mới triệu tập thông qua vào ngày 28/8/1789. Bản Tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào của nhân dân các nước đấu tranh chống chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Tuy nhiên. lịch sử cũng đã chỉ rõ, khi đã trở thành giai cấp cấm quyền, giai cấp tư sản không thực hiện một cách nghiêm túc các quyền đã được bản tuyên ngôn lịch sử của Cách mạng Pháp năm 1789 long trọng tuyên bố và trên thực tế đã có không ít trưởng hợp giai cấp đó đã chà đạp lên các quyền thiêng liêng của con người và đã ra sức thực hành chính sách bóc lột dã man nhân dân lao động nước mình và xâm lược, bóc lột các dân tộc khác một cách tàn khốc. Vượt qua thời gian, Bản Tuyên ngôn nhân quyển và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1789 có những giả trị, ý nghĩa đáng trần trọng.
Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ .
Trả lời
Mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945) với bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776).
- Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776):
+ Được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, bản Tuyên ngôn là lời khẳng định thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế, hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.
+ Là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Mỹ sau đó.
- Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam (1945):
+Từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh trích dẫn: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”.
=> Xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam, nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà cách mạng Mỹ đã giương cao.
+ Hồ Chí Minh khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc.
=> Là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
+ Hồ Chí Minh thể hiện rõ chủ thể của cuộc cách mạng là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó.
=> Nguyên tắc “chủ quyền nhân dân”, nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa. Nhân dân không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.
=> Kết luận:
- Ra đời sau bản Tuyên ngôn lịch sử của Mỹ hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất.
- Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.
Câu 5: Phân tích sự ảnh hưởng tích cực của Cách mạng tư sản Anh (1640), Chiến tranh giành độc lập của các dân tộc ở thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1773), Cách mạng tư sản Pháp (1789) đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại.
Trả lời:
Cuộc cách mạng tư sản Anh, Bắc Mĩ, Pháp đầu thời cận đại đã góp phần thay đổi toàn bộ bộ mặt thế giới. kết quả khác nhau, song đều nhằm một mục tiêu chung là giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi đã dẫn tới sự xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa — sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến, góp phần mở ra một thời đại mới cho lịch sử loài người.
+ Các cuộc cách mạng tư sản,... thắng lợi đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra một khối lượng đồ sộ về vật chất, khẳng định ưu thế hơn hẳn của phương thức sản xuất TBCN, mở đường cho cách mạng công nghiệp phát triển.
+ Cách mạng tư sản thành công tạo ra nền dân chủ tư sản và các thể chế nhà nước dân chủ. Đó là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển của lịch sử loài người.
+ Cách mạng tư sản Anh (1640): đã khai sinh ra chế độ tam quyền phân lập, một thể chế tiến bộ hơn hẳn quân chủ chuyên chế lỗi thời. Cách mạng tư sản Anh đồng thời là một trong những tiền đề của cách mạng công nghiệp Anh. Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh và có ảnh hưởng ra toàn thế giới, thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, làm tiền đề cho các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ tiếp sau
+ Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (1773): Bản Tuyên ngôn Độc lập (1776), là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên trên thế giới, là mẫu hình cho các bản tuyên ngôn về quyền con người sau này. Với thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập, tinh thần dân chủ của cách mạng tư sản Bắc Mĩ đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Mĩ Latinh, cổ vũ phong trào giành độc lập ở khu vực này.
+ Cách mạng tư sản Pháp (1789): Trào lưu tư tưởng Triết học Ánh sáng của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ là bó đuốc soi đường cho nhân dân pháp mà cho nhân dân toàn thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ ánh sáng”. Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước châu Âu phát triển trong thế kỉ XIX.
Câu 6: Theo em, tính chất tiến bộ của bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Tính chất tiến bộ của “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ thể hiện ở điểm:
- Tuyên ngôn mang tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu các nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người. Tuyên ngôn khẳng định: Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong số những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác như của Martin Luther King và Abraham Lincoln. Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Mĩ cũng ảnh hưởng đến nhiều tuyên ngôn độc lập của các nước khác như Việt Nam và Dim-ba-bu-ê.
Câu 7: Trình bày sự liên quan của Quốc kì nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này.
Trả lời:
Ngày 14/7, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp được chọn là ngày Quốc khánh của nước Pháp. Lá cơ với ba màu xanh làm – trắng – đỏ (Quốc kì của nước Pháp hiện nay) xuất hiện đầu tiên trong cuộc tấn công nhà tu Ba-xti.
Câu 8: Nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản là gì? Thế nào là một cuộc cách mạng tư sản triệt để, không triệt để? Lấy ví dụ để minh họa.
Trả lời:
* Nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản:
- Cách mạng tư sản dù diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào thi về căn bản vẫn thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là: dân tộc và dân chủ.
+ Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trưởng hoặc giải phóng dân tộc. Tuy nhiên nhiệm vụ dân tộc hay dân chủ được thể hiện khác nhau trong mỗi cuộc cách mạng, tùy theo hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước.
+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập nhà nước cộng hòa tư sản, ban bố các quyền tự do dân chủ mở đường cho CNTB phát triển. Vấn đề ruộng đất là nội dung cơ bản của nhiệm vụ dân chủ, tùy theo mức độ, kết quả đạt được của việc giải quyết yêu cầu này để đánh giá tính triệt để của cách mạng tư sản.
* Cuộc cách mạng tư sản triệt để là:
- Cuộc cách mạng đã giải quyết triệt để nhiệm vụ của nó, xóa bỏ mọi tàn tích phong kiến, thống nhất thị trường, bảo vệ nền độc lập dân tộc, xác lập nền dân chủ tư sản, giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân, ban bố các quyền tự do dân chủ.
* Ví dụ:
- Cách mạng tư sản Pháp mà đỉnh cao là nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia - cô - banh, đã hoản thành đầy đủ nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến và tàn dư của nó, giải phóng người nông dân, vấn đề ruộng đất được giải quyết thỏa đáng, xóa bỏ mọi nghĩa vụ phong kiến, quy định giả tối đa.
- Giai cấp lãnh đạo không có sự thỏa hiệp, không chia sẻ với quý tộc phong kiến. Cách mạng đã giải quyết được những vấn đề hết sức tiến bộ, từ thấp đến cao; từ chế độ quân chủ chuyên chế lên chế độ lập
=> Giáo án Lịch sử 11 chân trời bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản