Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển đông

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 6: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển đông. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHƯƠNG 6

Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển đông

Câu 1:

  • a. Xác định vị trí của Biển Đông.
  • b. Kể tên các nước tiếp giáp với Biển Đông.
    • a. Vị trí của Biển Đông:
    • b. Tên các nước tiếp giáp với Biển Đông:

Câu 3: Xác định vị trí của một số đảo, quần đảo thuộc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Trả lời:

Vị trí của một số đảo, quần đảo thuộc Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa:

- Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau. - Biển Đông có hàng nghìn đảo và quần đảo nằm rải rác với diện tích khác nhau.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển. - Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông và có vị trí chiến lược quan trọng. Địa hình của hai quần đảo này là sự nối tiếp liên tục của lục địa Việt Nam từ đất liền ra biển.

+ Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm 37 đảo, đá, bãi cạn,…Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 111°ĐÐ đến 113°Đ,... trải từ khoảng vĩ tuyến 15°45'B đến 17°15'B với các đảo lớn như đảo Phú Lâm, đảo Lin Côn,... Một số đảo rất gần lục địa Việt Nam như đảo Tri Tôn, đảo Hoàng Sa. + Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo san hô ở phía bắc Biển Đông, gồm 37 đảo, đá, bãi cạn,…Quần đảo Hoàng Sa nằm giữa kinh tuyến từ khoảng 111°ĐÐ đến 113°Đ,... trải từ khoảng vĩ tuyến 15°45'B đến 17°15'B với các đảo lớn như đảo Phú Lâm, đảo Lin Côn,... Một số đảo rất gần lục địa Việt Nam như đảo Tri Tôn, đảo Hoàng Sa.

+ Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo + Quần đảo Trường Sa nằm ở phía đông nam của bờ biển Việt Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm trong vùng biển rộng gấp nhiều lần so với quần đảo

Hoàng Sa. Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ tuyến từ khoảng 6°30'B đến 12°B và kinh tuyến từ khoảng 111°30'Đ đến 117°201'Đ. Quần đảo được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên.

Câu 4: Em hãy cho biết tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông với Việt Nam và các nước trong khu vực.

Trả lời:

Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông:

* Tuyến đường giao thông huyết mạch:

- Là “cầu nối” giữa hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.  - Là “cầu nối” giữa hai đại dương là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

- Tuyến đường “huyết mạch” của hàng hải quốc tế, được coi là tuyến đường biển nhộn nhịp thứ hai thế giới. - Tuyến đường “huyết mạch” của hàng hải quốc tế, được coi là tuyến đường biển nhộn nhịp thứ hai thế giới.

* Địa bàn chiến lược quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương:

- Nơi tập trung của các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng trên cơ sở giao thoa văn hóa – văn minh của nước ngoài với các nước trong khu vực.  - Nơi tập trung của các mô hình chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa đa dạng trên cơ sở giao thoa văn hóa – văn minh của nước ngoài với các nước trong khu vực.

- Nhiều nước trong khu vực có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển trên Biển Đông. - Nhiều nước trong khu vực có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tuyến đường biển trên Biển Đông. 

* Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển:

- Biển Đông có đa dạng sinh học cao (khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú).  - Biển Đông có đa dạng sinh học cao (khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú).

- Là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.  - Là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.

- Tài nguyên khí đốt. - Tài nguyên khí đốt.

Câu 5: Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông phong phú như thế nào?

Trả lời:

+ Có hơn 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 loại sinh thái điển hình (6000 loài động vật dưới đáy biển, 2038 loài cá và nhiều loài san hô cứng). + Có hơn 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 loại sinh thái điển hình (6000 loài động vật dưới đáy biển, 2038 loài cá và nhiều loài san hô cứng).

+ Có một trong những trũng dầu khí có trữ lượng lớn nhất thế giới.  + Có một trong những trũng dầu khí có trữ lượng lớn nhất thế giới.

+ Tài nguyên khí đốt đóng băng, nguồn tài nguyên sẽ thay thế dầu khí trong tương lai.  + Tài nguyên khí đốt đóng băng, nguồn tài nguyên sẽ thay thế dầu khí trong tương lai.

Câu 6: Em hãy cho biết, Việt Nam đã có những nỗ lực gì trong việc giải quyết các tranh chấp về biển?

Trả lời:

Với chủ trương nhất quán giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp

hoà bình, Việt Nam đã có nhiều nö lực trong việc áp dụng có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. Việt Nam đã chủ động cùng các quốc gia có liên quan đàm phán, phân định các vùng biển chồng lấn theo quy định của Công ước, góp phần tạo môi trường ổn định, hoà bình, hợp tác và phát triển, như ký thoả thuận hợp tác cùng phát triển dầu khí với Ma-lai-xi-a (1992), phân định biển với Thái Lan (1997), phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (2000), phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a (2003).

Câu 7: Giải thích vai trò chiến lược quan trọng của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế.

Trả lời:

Vai trò chiến lược quan trọng của Biển Đông trong giao thông hàng hải quốc tế:

- Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế. Khu vực này tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu - Biển Đông có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải quốc tế. Khu vực này tập trung các tuyến đường biển chiến lược kết nối Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu  u - châu Á, Trung Đông - Đông Á.

- Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ka-li-man-tan và đặc biệt là Ma-lắc-ca. - Khu vực Biển Đông có nhiều eo biển quan trọng như: eo Đài Loan, Ba-si, Ga-xpa, Ka-li-man-tan và đặc biệt là Ma-lắc-ca.

Câu 8: Vì sao Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

Trả lời:

Biển Đông là địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:

- Có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quốc phòng - an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác. - Có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về quốc phòng - an ninh, giao thông vận tải và các hoạt động kinh tế khác.

- Là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. - Là tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

- Các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.... đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này. - Các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.... đều có các hoạt động thương mại hàng hải, khai thác hải sản và dầu khí rất sôi động trên vùng biển này.

- Có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. - Có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nước Đông Nam Á ven biển đang được hưởng lợi ích trực tiếp từ Biển Đông trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

Câu 9: Vì sao các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông?

Trả lời:        

Các quốc gia trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đặc biệt quan tâm tới Biển Đông và các đảo, quần đảo trên Biển Đông vì:

- Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc - Hệ thống đảo, quần đảo trên Biển Đông nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc

tế quan trọng, kết nối các châu lục nên có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng, an ninh đối với nhiều quốc gia ven biển. Một số đảo, quần đảo có vị trí, điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển nền kinh tế biển toàn diện, xây dựng thành cơ sở hậu cần - kỹ thuật phục vụ hoạt động quân sự và kinh tế.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông. - Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, giúp kiểm soát và bảo đảm an ninh cho các tuyến đường giao thông trên biển, trên không trong khu vực Biển Đông.

- Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản... - Với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản và du lịch đa dạng, các đảo, quần đảo trên Biển Đông là không gian hoạt động kinh tế có tầm quan trọng chiến lược. Một số ngành kinh tế biển có thể phát triển bền vững như du lịch, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, khai thác dược liệu biển và khoáng sản...

Câu 10: Nêu đề xuất của em về các biện pháp khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài  nguyên thiên nhiên của Biển Đông. 

Trả lời:

Đề xuất một số biện pháp khai thác hiệu quả, bền vững vị trí và tài nguyên thiên của Biển Đông:

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia trong khu vực mạnh về kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.

- Tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng,.... - Tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng,....

- Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. - Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Câu 11: Vị trí của Biển Đông tác động như thế nào đến sự hợp tác và xung đột trong khu vực thời gian gần đây.

Trả lời:

Tác động của vị trí của Biển Đông đến sự hợp tác và xung đột trong khu vực thời gian gần đây:

Nguyên nhân chủ yếu của những xung đột về Biển Đông trong khu vực thời gian gần đây là do sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tương quan lực lượng, khác biệt về lợi ích chiến lược, sự không nhất quán giữa lời nói và hành động cùng cách hành xử theo lối chính trị cường quyền, áp đặt, theo đuổi lợi ích vị kỷ, không thừa nhận và tôn trọng lợi ích chính đáng hợp pháp của các nước khác cũng như lợi ích chung.

 Để tránh khỏi những tranh chấp ở Biển Đông, các quốc gia cần hợp tác giải quyết  bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tiếp tục duy trì hòa bình và hợp tác vì lợi ích chung. Đó là nền tảng và cơ sở để các bên thu hẹp bất đồng, từng bước giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, không để xảy ra xung đột.

Câu 12: Biển của Việt Nam gồm những bộ phận nào? Em hãy nêu khái niệm ngắn gọn về các bộ phận đó?

Trả lời:

Vùng biển của Việt Nam gồm các bộ phận:

* Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

* Lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

* Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

* Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

* Thềm lục địa: là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Câu 13: Nêu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế.

Trả lời:

Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế:

- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn. - Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn.

- Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hằng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu. - Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hằng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu.

- Vùng ven biển Việt Nam còn có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng sản, trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. - Vùng ven biển Việt Nam còn có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng sản, trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

- Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một “điểm du lịch hấp dẫn”.  - Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một “điểm du lịch hấp dẫn”.

- Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. - Biển Đông là “cửa ngõ” để Việt Nam giao lưu kinh tế và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hàng hoá xuất - nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông.

Câu 14: Hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trả lời:

Chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông:

- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn điện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. - Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn điện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tỉnh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế. - Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tỉnh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

- Để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. - Để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.

Câu 15: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh.

Trả lời:

Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh:

Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

Câu 16: Giải thích vì sao Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Trả lời:

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình vì Việt Nam tôn trọng và thực thi các quy định của Công ước Luật Biển 1982, thể hiện nỗ lực và chủ trương nhất quán của mình trong việc hợp tác giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982.

Câu 17: Liên hệ với địa phương em hoặc địa phương mà em biết, chỉ ra một số vai trò của biển đối với phát triển kinh tế.

Trả lời:

Một số vai trò của biển đối với phát triển kinh tế:

- -  Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí, triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này là rất lớn. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận tải, thương mại trong nước và khu vực

- Biển Việt Nam còn có nhiều mỏ sa khoáng và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng... Tiềm năng về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng...  - Biển Việt Nam còn có nhiều mỏ sa khoáng và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng... Tiềm năng về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng...

- Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. - Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch.

Câu 18: Kể tên những văn bản pháp lý về chủ quyền biển của Việt Nam.

Trả lời:

Một số văn bản pháp lý về chủ quyền biển của Việt Nam:

- Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).  - Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).

- Luật Biển Việt Nam (2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).  - Luật Biển Việt Nam (2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).

- Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018). - Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).

- Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. - Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Câu 19: Nêu một số ví dụ thực tiễn về thực hiện chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà em biết.

Trả lời:

Một số ví dụ thực tiễn về thực hiện chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông:

- Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN, kể cả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); “Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông”; dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC, trong đàm phán Việt Nam và các nước thống nhất nguyên tắc COC phải sử dụng UNCLOS làm cơ sở). - Việt Nam đã nỗ lực đưa nguyên tắc này vào các văn kiện của ASEAN, kể cả “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); “Tuyên bố 6 điểm ngày 20/7/2012 của ASEAN về Biển Đông”; dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC, trong đàm phán Việt Nam và các nước thống nhất nguyên tắc COC phải sử dụng UNCLOS làm cơ sở).

- Với nỗ lực của Việt Nam, nội dung “căn cứ luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp tại Biển Đông” đã được đưa vào “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc” ký ngày 10/11/2011. - Với nỗ lực của Việt Nam, nội dung “căn cứ luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp tại Biển Đông” đã được đưa vào “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc” ký ngày 10/11/2011.

- Ngày 22/10/2018, Ban Chấp hành Trung ước Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển bền vững kinh tế biển, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh. - Ngày 22/10/2018, Ban Chấp hành Trung ước Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển bền vững kinh tế biển, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh.

- Tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước. Việt Nam đã từng được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng và thành viên Hội đồng của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương. - Tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước. Việt Nam đã từng được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng và thành viên Hội đồng của Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương.

- Tham gia xây dựng nhiều cơ chế và văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực liên quan đến biển như Công ước quốc tế về Tổ chức Vệ tinh hàng hải (INMARSAT), Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS), tham gia Công ước Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và các công ước khác của IMO như Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm từ tàu 1973 và Nghị định thư bổ sung 1978 (MARPOL 73/78), Công ước về Tìm kiếm cứu nạn 1979 (SAR 79), Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS 74), Công ước quốc tế về ngăn ngừa hành vi bất hợp pháp đe dọa an toàn hàng hải 1988 (SUA 88) và một số văn kiện pháp lý trong khuôn khổ Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) như Hiệp định về biện pháp của quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ khai thác IUU. - Tham gia xây dựng nhiều cơ chế và văn kiện pháp lý quốc tế và khu vực liên quan đến biển như Công ước quốc tế về Tổ chức Vệ tinh hàng hải (INMARSAT), Hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS), tham gia Công ước Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) và các công ước khác của IMO như Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm từ tàu 1973 và Nghị định thư bổ sung 1978 (MARPOL 73/78), Công ước về Tìm kiếm cứu nạn 1979 (SAR 79), Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 (SOLAS 74), Công ước quốc tế về ngăn ngừa hành vi bất hợp pháp đe dọa an toàn hàng hải 1988 (SUA 88) và một số văn kiện pháp lý trong khuôn khổ Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) như Hiệp định về biện pháp của quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ khai thác IUU.

Câu 20: Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc?

Trả lời:

Một số việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. - Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. - Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

- Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. - Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

- Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. - Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay