Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (Vùng Nam Bộ)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (Vùng Nam Bộ). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều

VÙNG NAM BỘ

BÀI 18: THIÊN NHIÊN VÙNG NAM BỘ

I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Vùng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta?

Trả lời:

Vùng Nam Bộ nằm ở phía nam nước ta

Câu 2: Tây Nam Bộ thuộc Nam Bộ còn có tên gọi khác là gì?

Trả lời:

Tây Nam Bộ còn có tên gọi khác là đồng bằng sông Cửu Long

Câu 3: Nhiệt độ của vùng Nam Bộ có đặc điểm chung như thế nào?

Trả lời:

Vùng Nam Bộ có nhiệt độ cao, trung bình trên 27 độ C

II. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy nêu những đặc điểm về địa hình của vùng Nam Bộ

Trả lời:

Vùng Nam Bộ chủ yếu có địa hình đồng bằng, thấp, tương đối bằng phẳng (trừ phần phía bắc của Đông Nam Bộ có địa hình đồi núi thấp)

Câu 2: Vùng Nam Bộ có mấy loại đất chính? Mỗi loại đất có đặc điểm thích hợp nào?

Trả lời:

Vùng Nam Bộ có 3 loại đất chính. Đất xám, đất badan (có nhiều ở Đông Nam Bộ) thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu,…Đất phù sau (ở các khu vực đồng bằng) thích hợp để trồng lúa, rau, cây ăn quả,…

Câu 3: Môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ?

Trả lời:

Môi trường thiên nhiên của vùng Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các hiện tượng như: lũ lụt, sạt lở ven sông, ven biển; đất bị nhiễm mặn,…gây nhiều khó khăn cho người dân

III. VẬN DỤNG (1 CÂU)

Câu 1: Hệ thống sông ngòi của vùng Nam Bộ có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc. Một số sông lớn là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu… Sông ngòi là nguồn cung cấp nước, phù sa, thủy sản và là đường giao thông quan trọng của vùng

 

IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Rừng cao su có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống người dân Nam Bộ?

Trả lời:

Cây cao su có tốc độ phát triển rất nhanh, sau khi trồng khoảng từ 5 – 6 năm là có thể cho khai thác mủ. Thời gian cho khai thác mủ cũng kéo dài khoảng trên 20 năm. Sau khi kết thúc chu kỳ khoảng 25 – 30 năm, từ thân đến rễ cây cao su được khai thác dùng cho chế biến các sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế cao. Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 18: Thiên nhiên vùng Nam Bộ (Vùng Nam Bộ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay