Câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 21: Địa đạo Củ Chi
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 21: Địa đạo Củ Chi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 cánh diều
VÙNG NAM BỘ
BÀI 21: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
I. NHẬN BIẾT (2 CÂU)
Câu 1: Địa đạo Củ Chi là gì?
Trả lời:
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ, căn cứ bí mật nằm sâu dưới lòng đất từ 3-10m, dài khoảng 250km thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Câu 2: Hiện nay, di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở đâu?
Trả lời:
Di tích Địa đạo Củ Chi hiện nay được bảo tồn ở Địa đạo Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng và Địa đạo Bến Đình thuộc xã Nhuân Đức
II. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Địa đạo Củ Chi gắn với những câu chuyện lịch sử nào?
Trả lời:
Địa đạo Củ Chi gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử về cách đào địa đạo, về cuộc chiến đấu của quân và dân Củ Chi trong thời kì chống Mỹ càn quét,…
Câu 2: Em hãy nêu cấu tạo của Địa đạo Củ Chi
Trả lời:
Địa đạo gồm 3 tầng, từ đường chính tỏa ra các nhánh dài, ngắn được thông với nhau. Đường lên xuống giữa các hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. trong địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, cứu thương; nơi dự trữ vũ khí, lương thực; giếng nước, bếp Hoàng Cầm, hầm chỉ huy,…
III. VẬN DỤNG (1 CÂU)
Câu 1: Theo em, Địa đạo Củ Chi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời:
Địa đạo Củ Chi thể hiện ý chí kiên cường, trí thông minh, niềm tự hào của người dân Củ Chi, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam
IV. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)
Câu 1: Ngoài Địa đạo Củ Chi, em hãy kể tên một số địa đạo khác mà em biết
Trả lời:
Một số địa đạo khác mà em biết như:
Địa đạo Vịnh Mốc – Quảng Trị
Địa đạo Khe Trái – Thừa Thiên Huế
Địa đạo Nhơn Trạch
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 cánh diều Bài 21: Địa đạo Củ Chi