Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều Bài 9: Thực hành tiếng việt
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Thực hành tiếng việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 cánh diều (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.
(16 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Từ Hán Việt là gì?
Trả lời:
Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao.
Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt là?
Trả lời:
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn các từ Hán Việt. Các tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập mà dùng để cấu tạo từ ghép.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa.
Câu 3: Từ ghép Hán Việt là gì?
Trả lời:
- Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: chính phụ và đẳng lập.
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
- Giống với từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. (Ví dụ: ái quốc…)
- Khác với từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau. (Ví dụ: thiên thư…)
Câu 4: Vai trò của từ Hán Việt gồm?
Trả lời:
- Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.
- Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc, sắc thái tao nhã
- Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính (còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng,..)
Câu 5: Sử dụng từ Hán Việt như thế nào?
Trả lời:
- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xưa.
- Khi nói hoặc viết, không nên quá lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Câu 6: Tìm ví dụ về từ Hán Việt.
Trả lời:
- Tổ Quốc
- Sơn hà
- Hữu duyên,....
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Tìm nhanh các từ Hán Việt có các yếu tố sau: nhân (người), đại (lớn).
Trả lời:
- Nhân: thi nhân, văn nhân, nhân mã, nhân ngư, danh nhân, doanh nhân, thành nhân, nam nhân, nữ nhân, nhân loại, nhân cách, nhân tính, chúng nhân, nhân tài, cố nhân, cổ nhân,
- Đại: đại thắng, đại bại, đại tướng, đại tá, đại úy, đại thủy, đại gia, đại vương, đại đế, đại nghiệp, đại ca, đại huynh, đại tỷ, đại bá, đại hà, đại san, đã vũ, đại nạn, đại dịch, đại nhân…
Câu 2: Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: phụ tử, hữu duyên, nhật nguyệt, thiên địa, kim chi, huynh đệ, ngọc diệp, nhân mã, minh nguyệt, thảo mộc, hậu cung, long bào, tâm can, thất nghiệp.
Trả lời:
- Từ ghép chính phụ: hữu duyên (có duyên), kim chi (cành vàng), ngọc diệp (lá ngọc), nhân mã (nửa người nửa ngựa), hậu cung (phía sau cung, nơi ở của vợ vua), long bào (áo vua), thất nghiệp (không có việc), minh nguyệt (trăng sáng).
- Từ ghép đẳng lập: phụ tử (cha con), nhật nguyệt (mặt trời và mặt trăng), thiên địa (trời đất), huynh đệ (anh em), thảo mộc (cỏ cây), tâm cam (tim gan).
Câu 3: Điền các từ Hán Việt thích hợp vào chỗ trống:
a. gặp gỡ, yết kiến
- Tôi… cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào… .
b. hy sinh, mất
- Ông ấy… đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã… trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
c. bênh vực, bão chữa
- Luật sư đang… cho bị cáo tại phiên tòa.
- Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã… cho tôi.
d. anh em, huynh đệ
- … nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
- … tương tàn.
Trả lời:
a. gặp gỡ, yết kiến
- Tôi gặp gỡ cô ấy trên một chuyến tàu về Hà Nội.
- Vua sai người đưa cậu bé vào yết kiến.
b. hy sinh, mất
- Ông ấy mất đi đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chúng tôi.
- Các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
c. bênh vực, bão chữa
- Luật sư đang bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa.
- Khi tôi bị mọi người đổ oan, cậu ấy đã bênh vực cho tôi.
d. anh em, huynh đệ
- Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
- Huynh đệ tương tàn.
Câu 4: Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:
a. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học.
b. Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng thêm tri thức.
c. Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng.
d. Tiếng nói của Ma-la-la đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương cô.
Trả lời:
Giải thích ý nghĩa các từ Hán Việt được in đậm:
- Thông minh: có năng lực trí tuệ tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh.
- Tư chất: tính chất vốn có của một người.
- Thành danh: dựng nên tên tuổi.
- Thỉnh giáo: xin người ta dạy bảo.
- Tri thức: những điều người ta vì kinh nghiệm và học tập mà biết, hay vì lí trí và cảm xúc mà biết.
- Quan điểm: điểm xuất phát quy định hướng suy nghĩ, cách xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó.
- Thế giới: Trái Đất, bề mặt là nơi toàn thể loài người đang sinh sống.
- Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hoặc xúc phạm đến.
- Tích cực: tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến động theo hướng phát triển.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Tìm và giải thích từ đồng nghĩa trong các câu sau:
a. Kẻ kia là một cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên Hoàng thiên cho được hưởng cúng tế ở một ngôi đền để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
b. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
c. Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
Trả lời:
a. – “tiên triều”: đời trước
– “Hàn sĩ”: người học trò nghèo
b. – “khoan dung”: rộng lòng tha thứ, bỏ qua những sai lầm, thiếu sót của người khác
– “hiếu sinh”: quí trọng sinh mệnh, tránh động đến sự sống của vạn vật
c. “nghĩa khí”: chí khí của người hay làm việc nghĩa
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tử bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
a. Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn văn trên.
b. Thử thay thế một từ Hán Việt trong đoạn văn trên bằng 1 từ hoặc cụm từ biểu đạt ý nghĩa tương đương. Hãy đối chiếu câu, đoạn văn gốc với câu, đoạn văn mới đề rút ra nhận xét về sự thay thế này.
c. Dựa vào ngữ cảnh, hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các từ Hán Việt trong đoạn văn trên.
Trả lời:
a. 5 từ Hán Việt trong đoạn văn:
– Nhất sinh: cả một đời
– Quyền thế: quyền hành và thế lực
– Biệt nhỡn: cái nhìn trân trọng đặc biệt
– Liên tài: biết quý cái tài
– Thiên hạ: Tất cả những gì trong trời đất.
b. Ví dụ, thay thế từ “nhất sinh”:
“Ta cả một đời không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.”
c. Đặt trong hoàn cảnh văn bản, việc sử dụng từ hán việt là phù hợp nhất bởi nó vừa toát lên được không khí cổ kính, trang trọng, vừa truyền đạt được một cách chính xác nhất thông điệp của tác giả.
Câu 3: Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.
Trả lời:
– Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ “cương trực”: cương quyết, chính trực
+ Người lính cương quyết không làm theo lệnh chỉ huy và anh ta đã bị kỷ luật.
+ Ông ấy là một người chính trực, trước sau như một.
– Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ “hàn sĩ”: bần hàn, sĩ tử
+ Trong xã hội xưa, những con người bần hàn, thấp cổ bé họng không có quyền lên tiếng trước những bất công, tàn ác.
+ Các sĩ tử nô nức lên kinh ứng thi.
– Các từ Hán Việt có yếu tố tạo nên từ “hiếu sinh”: hiếu khách, sinh vật
+ Việt Nam là một quốc gia hiếu khách.
+ Vườn quốc gia là nơi nuôi dưỡng những loài sinh vật đang cần được bảo tồn.
Câu 4: Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại:
a. Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều trí thức bổ ích.
b. Tại phiên toà nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.
c. Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh.
Trả lời:
a. Từ dùng sai: tri thức
Sửa lại: thay bằng từ “kiến thức”
b. Từ dùng sai: hàn sĩ
Sửa lại: thay bằng từ “nho sĩ”
c. Từ dùng sai: yếu điểm
Sửa lại: thay bằng từ “khuyết điểm”
4. VẬN DỤNG CAO (câu 2)
Câu 1: Viết một đoạn văn với đề tài tự chọn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.
Trả lời:
Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ sau. Một trong số đó là câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã răn dạy con người phải có tấm lòng nhân ái. Trước hết, cần phải hiểu “thương người” có nghĩa là yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh. Còn “thương thân” có nghĩa là yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ so sánh để nhắc nhở con người hãy yêu thương mọi người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân. Chúng ta cần phải có tấm lòng biết đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh. Có thể khẳng định đây là một cách sống tốt đẹp. Không phải ai sinh ra cũng được sống trong môi trường sung sướng, hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh không có được đầy đủ mà phải vất vả kiếm sống. Hơn nữa, thế giới cũng luôn tồn tại những nguy cơ, hiểm họa đe dọa như thiên tai, dịch bệnh… có thể cướp đi của cải thậm chí là mạng sống của con người. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ, cùng xây dựng một xã hội phát triển hơn.
Câu 2: Viết đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt và chỉ rõ các từ hán việt đó
Trả lời:
Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, đất nước ta phải trải qua bao trận chiến khôc liệt và đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh. Nhưng với tinh thần đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu, đất nước ta đã giành được nền độc lập như ngày hôm nay. Nhân dân ta đã chấm dứt hàng trăm năm sống dưới ách gông cùm, nô lệ của của thực dân, phong kiến. Và ngày hôm nay, cả dân tộc lại cùng nhau chung sức, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta.
- Các từ Hán Việt: đoàn kết, kiên cường, nô lệ, phong kiến, phồn vinh
=> Giáo án ngữ văn 7 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt trang 62