Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 10

VĂN BẢN THÔNG TIN

Câu 1: Từ những vi phạm được đề cập đến trong văn bản, em hãy nêu những hậu quả từ những vi phạm đó trên các phương diện:

- Đối với bản thân người tham gia giao thông

- Đối với gia đình

- Đối với xã hội

Trả lời:

- Đối với bản thân người tham gia giao thông: gây thiệt mạng cho chính bản thân mình

- Đối với gia đình: để lại nỗi đau mất mát người thân

- Đối với xã hội: gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an ninh.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông?

Trả lời:

Văn bản "Tổng kiểm soát phương tiện giao thông" đề cập đến việc xử lý các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện vi phạm.

Câu 3: Kể tên các loại vi phạm khác trong văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Trả lời:

- 33 316 chạy xe quá tốc độ

- 20 120 vi phạm về quy định nồng độ cột

- 12 231 không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu

- 5007 vi phạm tải trọng

Câu 4: Bố cục tác phẩm Tổng kiểm soát phương tiện giao thông chia mấy phần?

Trả lời:

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Các trường hợp vi phạm bị xử phạt

- Các lỗi vi phạm phổ biến

Câu 5: Nêu ý nghĩa các phương tiện đi lại của dân tộc thiểu số

Trả lời:

- Những phương tiện đi lại của các dân tộc thiểu số đã thể hiện sự phát triển về trí tuệ họ đã biết sử dụng các phương tiện đi lại để giảm sức lao động con người.

- Phần nào đó thể hiện sự văn minh nhân loại

Câu 6: Người H'Mông, Hà Nhi và Dao sử dụng phương tiện gì?

Trả lời:

- Người Mông (H'mông), Hà Nhi, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.

Câu 7: Người Kháng thường sử dụng phương tiện gì?

Trả lời:

- Người Kháng thường xuyên sử dụng thuyền độc mộc đuôi én

Câu 8: Cách sử dụng thuật ngữ như thế nào?

Trả lời:

Thuật ngữ thì cần sử dụng thuật ngữ đúng cách và đúng hoàn cảnh. Muốn thống nhất việc dùng thuật ngữ và hiểu cho chính xác thì phải có định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học công nghệ tương ứng và có lưu ý đến văn cảnh sử dụng thích hợp.

Trong văn bản bên ngoài lĩnh vực, nếu việc dùng một thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn  (vì có nghĩa khác ở lĩnh vực khác) thì phải chú thích, ít nhất cũng cần lưu ý bằng cách in nghiêng hoặc đặt vào ngoặc kép.

Thuật ngữ không được biểu hiện những sắc thái xúc cảm gây mâu thuẫn về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính trị, giai cấp, địa vị, tuổi tác.

Bên cạnh đó khác với từ ngữ văn chương, việc công nhận thuật ngữ cần có cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

Câu 9: Muốn hiểu nghĩa của thuật ngữ phải làm gì?

Trả lời:

Muốn hiểu nghĩa thuật ngữ cần phải tìm Bảng tra cứu thuật ngữ đặt phía sau cuốn sách (nếu có) hoặc tìm trong từ điển chuyên ngành.

Câu 10: Sắp xếp các thuật ngữ sau vào bảng sau sao cho thuộc lĩnh vực phù hợp:

Văn học

Lịch sử

Toán học

Địa lí

...

...

...

...

Các thuật ngữ: nhân vật, đường thẳng, cổ đại, động đất, hình tròn, sử thi, hiện đại, cách mạng vô sản, biểu đồ, tiểu thuyết, cải cách ruộng đất, từ ghép, Bắc cực, chiến dịch, núi băng, câu cầu khiến, véc-tơ, tổng khởi nghĩa, Trái Đất chu vi, nhiệt đới, tam giác, dấu chấm.

Trả lời: 

Văn học

Lịch sử

Toán học

Địa lí

nhân vật, sử thi, tiểu thuyết, từ ghép, câu cầu khiến, dấu chấm

cổ đại, hiện đại, cách mạng vô sản, cải cách ruộng đất, chiến dịch, tổng khởi nghĩa

đường thẳng, hình tròn, vectơ, chu vi, tam giác

động đất, Bắc cực, núi băng, Trái Đất, nhiệt đới

Câu 11: Điền các thuật ngữ khoa học vào chỗ trống thích hợp:

- (...) là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).

- (...) là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy... (Địa lí)

- (...) là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).

- (...) là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).

- (...) là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).

- (...) là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).

- (...) là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s (Địa lí).

- (...) là lực hút của Trái Đất (Vật lý)

- (...) là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).

- (...) là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).

- (...) là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (Lịch sử)

- (...) là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).

Trả lời:

- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác (Vật lí).

- Xâm thực là toàn bộ các quá trình phá hủy lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy... (Địa lí)

- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sinh ra chất mới (Hóa học).

- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa (Ngữ văn).

- Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa (Lịch sử).

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy (Sinh học).

- Lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một điểm nào đó, trong một giây đồng hồ. Đơn vị đo: m3/s (Địa lí).

- Trọng lực là lực hút của Trái Đất (Vật lí).

- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất (Địa lí).

- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên (Hóa học).

- Thị tộc phụ hệ là thị tộc theo dòng họ người cha, trong đó nam có quyền hơn nữ (Lịch sử).

- Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn tại điểm giữa của đoạn ấy (Toán học).

Câu 12: Trong đoạn trích này, điểm tựa có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? Ở đây có ý nghĩa gì?

Nếu được làm hạt giống để mùa sau

Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa

Vui gì hơn làm người lính đi đầu

Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!

            (Tố Hữu, Chào xuân 67)

Trả lời:

- Trong đoạn trích này, điểm tựa không được dùng như một thuật ngữ.

- Ở đây, điểm tựa chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy).

Câu 13: Cho biết hai câu sau đây, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào hỗn hợp được dùng như một từ ngữ thông thường.

  1. Nước tự nhiên ở ao, hồ, sông, biển,... là một hỗn hợp.

  2. Đó là một chương trình biểu diễn hỗn hợp nhiều tiết mục.

Hãy đặt câu với từ hỗn hợp dùng theo nghĩa thông thường.

Trả lời:

- Trong trường hợp (a), từ hỗn hợp được dùng như một thuật ngữ.

- Trong trường hợp (b) từ hỗn hợp được dùng như một từ thông thường.

Câu 14: Căn cứ vào cách xác định của sinh học, hãy định nghĩa thuật ngữ "cá". Có gì khác nhau giữa nghĩa của thuật ngữ này với nghĩa của từ cá theo cách hiểu thông thường của người Việt?

Trả lời:

- Thuật ngữ cá của sinh học: động vật có xương sống, sống ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.

- Theo cách hiểu thông thường của người Việt, cá không nhất thiết phải thở bằng mang.

Câu 15: Trong kinh tế học, thuật ngữ thị trường chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa, còn trong quang học, thuật ngữ thị trường chỉ phần không gian mà mắt có thể quan sát được. Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm đã nêu ở phần Ghi nhớ không? Vì sao?

Trả lời:

- Hiện tượng đồng âm giữa thuật ngữ thị trường của kinh tế học và thuật ngữ thị trường của quang học không vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm.

- Vì đây là hai thuật ngữ được sử dụng trong hai lĩnh vực khác nhau.

Câu 16: Điền các thuật ngữ thích hợp vào chỗ trống. Cho biết mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào.

  1. a) /…/ là một phản ứng có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

  2. b) /…/ là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

  3. c) /…/ là thiên thể nóng súng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất.

  4. d) /…/ là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa.

  5. e) /…/ là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch .

  6. f) /…/ là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cá thể sinh vật cùng loài hoặc cùng thứ với nhau.

  7. g) /…/ là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.

  8. h) /…/ là bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.

Trả lời:

  1. a) Cháy là một phản ứng có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. (Hoá học)

  2. b) Từ đồng nghĩa /…/ là những từ cố nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. (Ngữ văn)

  3. c) Mặt trời là thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho Trái Đất. (Địa lí)

  4. d) Bán đảo là bộ phận đất liền nhô ra biển hoặc đại dương, có ba mặt tiếp giáp với nước, còn một mặt gắn với lục địa. (Địa lí)

  5. e) Dung môi là chất chiếm tỉ lệ lớn trong một dung dịch, có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. (Hoá học)

  6. f) Tính trạng là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, hoá sinh của cá thể sinh vật cùng loài hoặc cùng thứ với nhau. (Sinh học)

  7. g) Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. (Vật lý)

  8. h) Lá là bộ phận của cây, thường mọc ở cành hay thân và thường có hình dẹt, màu lục, có vai trò chủ yếu trong việc tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.

Câu 17: Trong đoạn thơ sau, từ hoa, lá có được dùng như một thuật ngữ sinh học hay không? Trong đoạn thơ dưới đây, nó có ý nghĩa gì?

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim  

Hồn tôi là một vườn hoa lá   

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

(Tố Hữu, Từ ấy)

Trả lời:

Trong đoạn thơ, từ hoa, lá không được dùng như một thuật ngữ sinh học (đối chiếu với định nghĩa về hoa, lá trong lĩnh vực Sinh học). Ở đây, chúng là hình ảnh nghệ thuật, biểu tượng của một tâm hồn tươi đẹp, đang ngập tràn hạnh phúc của người thanh niên mới giác ngộ lý tưởng cách mạng.

Câu 18: Có ý kiến cho rằng ghe xuồng Nam Bộ là một nét đặc trưng rất riêng của Nam Bộ. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Trả lời:

Đó là ý nghĩa biểu tượng về đời sống vật chất gắn với những nét khắc nghiệt và hoang dã của thiên nhiên thời mở cõi hoặc nét thanh bình, no đủ của đời sống cư dân nơi đây. Đó còn là ý nghĩa biểu tượng về đời sống tinh thần phong phú với nét hào sảng của tình yêu quê hương đất nước hay vẻ chân chất, bộc trực của tình yêu lứa đôi, hoặc khí phách hào hiệp, tính cách phóng khoáng cùng những nét vất vả mưu sinh của những phận đời lênh đênh chìm nổi theo con nước lớn ròng. Đó cũng là những vẻ đẹp giá trị của một bản sắc, một biểu tượng mà nền văn hóa sông nước Nam Bộ đã sản sinh.

Câu 19: Tác phẩm Ghe xuồng Nam Bộ thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Văn bản thông tin

Câu 20: Tóm tắt văn bản Ghe xuồng Nam Bộ bằng câu văn

Trả lời:

Văn bản đề cập đến sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ, tác giả chỉ ra các đặc điểm và tác dụng cụ thể của các loại ghe, xuồng Nam Bộ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay