Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 10

VĂN BẢN THÔNG TIN

Câu 1: Bố cục văn bản Ghe xuồng Nam Bộ chia làm mấy phần?

Trả lời:

Chia văn bản làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chia thành nhiều loại”: Sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “trong giới thương hồ”: Tác giả giới thiệu các loại xuồng và đặc điểm của từng loại

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến “Bình Đại (Bến Tre) đóng: Tác giả giới thiệu các loại ghe và đặc điểm của từng loại

+ Đoạn 4: Còn lại: Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.

Câu 2: Em hãy nêu đặc điểm của các xuồng ba lá, xuồng tam bản.

Trả lời:

+ Xuồng ba lá có chiều dài trung bình 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng 5 lá.

+ Xuồng tam bản giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mùi ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5, 7, hoặc 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử dụng để đi lại trên sông rạch.

Câu 3: Nêu đặc điểm của các loại ghe sau: ghe bầu và ghe lồng

Trả lời:

+ Ghe bầu là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày.thường dùng đi đường biển.

+ Ghe lồng (hay ghe bản lồng): loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa nắng, lòng ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ để chứa các loại hàng hóa khác nhau. Loại ghe này dùng vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển.

Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản Ghe xuồng Nam Bộ?

Trả lời:

Văn bản cho thấy những giá trị về kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân Nam Bộ. Ghe xuồng vừa là một loại phương tiện vô cùng hữu hiệu, nó còn gắn bó vô cùng mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo.

Câu 5: Tìm hiểu thông tin qua sách, báo, internet và cho biết tại sao ghe, xuồng được coi là "người bạn đường"  không thể thay thế trong cuộc sống của người dân Nam Bộ?

Trả lời:

Ghe xuồng ở Nam Bộ vừa là một loại phương tiện giao vô cùng hữu hiệu, nó gắn bó vô cùng mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa là ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Mai đây, ở vùng châu thổ này, phương tiện khoa học kỹ thuật có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống người dân có khấm khá hơn lên, nhưng chắc rằng vai trò của “người bạn đường” này là không thể thay thế được.

Câu 6: Có Bao nhiêu trường hợp vi phạm bị xử phạt trong văn bản Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Trả lời:

 401 027 Phương tiện

+ 287 085 xe mô tô

+ 50 898 xe tải

+ 32 174 xe con

+ 14 869 xe khách

+ 4221 xe container

+ 11 780 các loại xe khác

Câu 7: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Trả lời:

Cung cấp thông tin về việc xử lý các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện vi phạm

Câu 8: Theo em, so với các văn bản sử dụng kênh chữ, cách trình bày thông tin ở bản đồ họa "Tổng kiểm soát phương tiện giao thông" có ưu điểm gì?

Trả lời:

Tác giả sử dụng thêm chữ viết, hình ảnh, đồ thị.

Câu 9: Dựa vào các thông tin được cung cấp trong văn bản "Tổng kiểm soát phương tiện giao thông", em hãy viết  đoạn văn (khoảng 5-7 câu) thông tin về tình trạng vi phạm của các phương tiện giao thông trong khoảng thời gian 15/5/2020 - 14/6/2020.

Trả lời:

Thời gian: Từ 15/5 đến 14/6 năm 2020. Có 401 027 trường hợp vi phạm bị xử phạt. Con số đó cho thấy có rất nhiều người vi phạm luật giao thông. Các con số in đậm cho thấy số phương tiện bị giam giữ và số người bị tước giấy phép lái xe là rất nhiều. Các cột cao thấp và các chấm tròn to nhỏ khác nhau biểu thị cho các số liệu nhiều/ít, đồng thời thể hiện được sự so sánh giữa các trường hợp hoặc lỗi vi phạm. Vi phạm phổ biến nhất là vi phạm về giấy phép lái xe. Vi phạm đó nói lên vấn đề: Nhiều người điều khiển không mang theo hoặc không có giấy phép lái xe. Đây là các hành vi trái luật, gián tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.

Câu 10: Qua số liệu thống kê trong văn bản, em có nhận xét gì về tình trạng vi phạm giao thông ở Việt Nam hiện nay?  Em rút ra bài học gì khi tham gia giao thông?

Trả lời:

Nhận xét tình trạng giao thông: Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 11.454 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 7.370 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 4.084 vụ va chạm giao thông, làm 5.739 người thiệt mạng, 3.889 người bị thương và 4.109 người bị thương nhẹ ...

Bài học: Mỗi công dân cần chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông về đi đường, hệ thống biển báo, tín hiệu đèn giao thông. Khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đi đúng làn đường, phải luôn đội mũ bảo hiểm để giảm thiểu thương tích nếu không may xảy ra tai nạn; không chơi đùa dưới làn đường giao thông, ... Chúng ta cần nâng cao ý thức tự giác khi tham gia giao thông. Cần phải tuyên truyền giáo dục cho tất cả mọi người hiểu biết về luật giao thông. Như vậy chính là bảo vệ chính mình cũng là bảo vệ cho mọi người xung quanh. Đồng thời các cơ quan chức năng cần tích cực làm việc nghiêm chỉnh, có trách nhiệm, công bằng đối với người tham gia giao thông. Có như vậy xã hội mới phát triển văn minh, tai nạn giao thông sẽ không còn xảy ra nữa.

Câu 11: Thuật ngữ là gì?

Trả lời:

Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Câu 12: Đặc điểm thuật ngữ?

Trả lời:

  1. Thuật ngữ còn có trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ mỗi thuật ngữ được biểu thị bằng một khái niệm và ngược lại

- Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ

- Đặc điểm này phù hợp với yêu cầu về tính chính xác, thống nhất, tính quốc tế của khoa học, kỹ thuật, công nghệ

  1. Muối dùng trong phong cách văn bản nghệ thuật, mang sắc thái biểu cảm

→ Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Câu 13: Nêu cách đặt tên thuật ngữ

Trả lời:

Thông thường thuật ngữ có thể được đặt tên theo cách vay mượn hoặc sử dụng cách tạo mới.

Kế thừa: Sử dụng từ ngữ có sẵn trong từ điển nhưng được định nghĩa lại cho phù hợp lĩnh vực của thuật ngữ.

Vay mượn: trong trường hợp thuật ngữ đã được dùng phổ biến hoặc không gây hiểu nhầm thì được để nguyên không thay đổi. Tuy nhiên trong trường hợp vay mượn từ nước ngoài thì thuật ngữ được phiên âm và dùng phổ biến hoặc từ mới nhưng khó phát âm đúng.

Tạo mới: Dùng từ có âm mới hoặc chữ mới hoặc hoàn toàn mới cả âm và chữ. Dùng cụm từ có một bộ phận mới hoặc hoàn toàn mới.

Câu 14: Nêu hai ví dụ về thuật ngữ.

Trả lời:

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Xâm thực là làm huỷ hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhăn: gió, băng hà, nước chảy…

Câu 15: Muốn hiểu nghĩa của thuật ngữ phải làm gì?

Trả lời:

Muốn hiểu nghĩa thuật ngữ cần phải tìm Bảng tra cứu thuật ngữ đặt phía sau cuốn sách (nếu có) hoặc tìm trong từ điển chuyên ngành.

Câu 16: Bố cục văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa chia làm mấy phần?

Trả lời:

Chia văn bản thành 2 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ở khắp các bản làng”: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc.

- Đoạn 2: Còn lại: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên.

Câu 17: Miền núi phía bắc chủ yếu sử dụng phương tiện vận chuyển gì trên sông?

Trả lời:

Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam... (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống...) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn.

Câu 18: Phương tiện vận chuyển người Tây Nguyên là gì?

Trả lời:

 Người Tây Nguyên hiếm khi dùng trâu làm sức kéo ngược lại họ dùng sức voi, ngựa, vào việc vận chuyển

- Để vận chuyển và lưu thông trên sông họ sử dụng thuyền độc mộc.

Câu 19: Nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa?

Trả lời:

Văn bản "Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa" đề cập đến các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Qua đó cho chúng ta thấy rằng, phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong khoảng thế kỷ X - XVIII là một phần quan trọng không thể thiếu trong văn hóa.

Câu 20: Giá trị nội dung tác phẩm Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa là gì?

Trả lời:

Văn bản đề cập đến các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa. Từ đó thấy rằng, phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong khoảng thế kỷ X - XVIII là bộ phận quan trọng không thể thiếu và thuộc thành tố văn hóa vật chất của các cộng đồng tộc người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay