Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 4: Nghị luận văn học (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Nghị luận văn học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Bùi Hồng

Trả lời:

- Tên khai sinh: Bùi Văn Hồng, sinh ngày 5/12/1931. Quê quán: Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1984.

- Quá trình học tập, công tác, sáng tác: Tham gia công tác Đoàn từ tháng 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948. Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn, năm 1962 đến 1992 làm biên tập rồi Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.

+ Tác phẩm chính:Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rô ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987). Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận,1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây – mối tình đầu của tôi (truyện ngắn – 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường… (chân dung và hồi ức, 2007)

- Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).

Câu 2: Em hãy tóm tắt văn bản Đất rừng Phương Nam bằng vài câu văn ngắn

Trả lời:

Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

Câu 3: Văn bản Đất rừng phương Nam được chia làm mấy phần?

Trả lời:

Chia văn bản thành 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “hợp với đại chúng trẻ em”: Giới thiệu chung về con người và thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “hai dãy trường thành vô tận”: Khung cảnh thiên nhiên trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

- Đoạn 3: Còn lại: Tính cách, phẩm chất của những con người Nam Bộ trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

Câu 4: Nội dung chính của văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam"?

Trả lời:

Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”là những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Qua văn bản, người đọc có thêm nhiều kiến thức về con người và thế giới xung quanh đặc biệt là về thiên nhiên con người phương Nam.

Câu 5: Qua cảm nhận của người viết về "Đất rừng phương Nam" dưới ngòi bút của Đoàn Giỏi ở đoạn trích trên, em hiểu hơn điều gì về thiên nhiên Cà Mau?

Trả lời:

Qua cảm nhận của người viết về "Đất rừng phương Nam" dưới ngòi bút của Đoàn Giỏi ở đoạn trích trên, em hiểu biết hơn về các loài sinh vật sống ở nơi đây

Câu 6: Dựa vào đoạn trích, nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng dưới sự cảm nhận của người viết.

Trả lời:

- Giống nhau: Hai người đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. Bị chúng cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. Họ đánh trả và bị tù.

- Khác nhau:

+ Ông Hai bán rắn – tía nuôi An - trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh.

+ Chú Võ Tòng gây án, chú tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ chủ đất. Chú vào rừng làm nghề săn bắt thú.

Câu 7: Theo em, hình ảnh ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng có mối quan hệ như thế nào với con người trong đời thực?

Trả lời:

Theo em, hình ảnh ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng có mối quan hệ mật thiết với con người trong đời thực. Họ là những con người số khổ trong đời thực.

Câu 8: Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là gì?

Trả lời:

 Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là nói về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.  

Câu 9: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Tiếng gà trưa

Trả lời:

- Anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ.

+ “Cục…cục tác cục ta với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát tiếng gà

+ Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác nghe thay cho thín giác thấy và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại

→ Tiếng gà làm ta quay lại với những kí ức tuổi thơ.

Câu 10: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng bài Tiếng gà trưa

Trả lời:

- Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý của tác giả

- Phép lặp “vì” à thể hiện ý chí mạnh mẽ chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân trong đó có cả bà với bao kỉ niệm tuổi thơ

Câu 11: Phân tích tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa"

Trả lời:

Đinh Trọng Lạc là nhà ngôn ngữ học, nhà phê bình văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam. Trước khi qua đời, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như Phong cách học tiếng Việt (1997), Phong cách học với sự phát triển lời nói của học sinh (1993). ),…

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Đinh Trọng Lạc trích trong "Theo Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4,5 - NXB Giáo dục, 2002". Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa qua cái nhìn chân thật của tác giả thấy được những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước. Bài thơ làm theo thể loại năm tiếng, có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hình ảnh bình dị, chân thực. Tác phẩm chia  4 đoạn:  đoạn 1: Từ đầu đến “kỉ niệm của tuổi thơ”: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên, đoạn 2: Tiếp theo đến “để cho cháu được vui sướng”: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ đoạn 3: Tiếp theo đến “vô bờ bến của bà”: Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4, đoạn 4: Còn lại: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng. Văn bản thuộc thể loại nghị luận.

Mở đầu tác phẩm, tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc như một xóm nhỏ, ổ gà và liên hệ đến hình ảnh con gà trong sáng tác của Trần Đăng Khoa. Kết thúc tác phẩm, là những tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với hình tượng trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Về nội dung, văn bản giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học. Về nghệ thuật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi; cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, mạch lạc; lối viết hấp dẫn, thuyết phục.

Câu 12:  Nêu hiểu biết của em về câu mở rộng thành phần là gì?

Trả lời:

Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ (vị ngữ) của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị (C-V).

Câu 13: Nêu một số cách để mở rộng thành phần câu.

Trả lời:

- Thêm thành phần trạng ngữ

- Sử dụng cụm chủ vị để mở rộng câu

Câu có chủ ngữ là cụm chủ – vị (C-V)

Câu có thành phần vị ngữ là cụm C – V:

Câu có thành phần phụ ngữ là cụm C –V

Câu 14: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ như thế nào?

Trả lời:

- Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ nhưng cũng có thể là một cụm từ

- Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

+ Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính.

+ Cụm động từ có động từ làm thành phần chính.

+ Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính.

Câu 15: Tìm các cụm C – V làm thành phần câu trong các câu sau và và cho biết cụm C – V đó mở rộng thành phần nào? (làm đủ 3 bước: xác định CN-VN; tìm cụm C-V; kết luận)

  1. Cách mạng tháng Tám thành công đêm lại độc lập tự do cho dân tộc.

  2. Nó học giỏi khiến cha mẹ vui lòng.

  3. Nhà này cửa rất rộng.

Trả lời:

  1. Cách mạng tháng Tám thành công/ đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

            CN                                                                 VN

+ Cách mạng tháng Tám /thành công

            C                                  V

=>Kết luận: cụm C – V  mở rộng thành phần chủ ngữ

2.Nó học giỏi/ khiến cha mẹ vui lòng.

        CN                           VN

+ Nó/ học giỏi ( cụm C – V  mở rộng thành phần chủ ngữ)

    C       V

+ khiến cha mẹ/ vui lòng. ( cụm C – V  mở rộng thành phần vị ngữ)

  1. Nhà này /cửa rất rộng.

    CN                 VN

 + cửa/ rất rộng.

     C       V

=> Kết luận: cụm C – V  mở rộng thành phần vị ngữ

Câu 16: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Lê Phương Liên

Trả lời:

Tác giả Lê Phương Liên:

Sinh năm 1951, ở khu phố cổ Hà Nội.

Từng là cô giáo dạy sau khi tốt nghiệp khoa Toán - Lý trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.

 Được biết đến là tác giả nổi bật về văn học thiếu nhi.

Tác phẩm: truyện vừa Những tia nắng đầu tiên và truyện ngắn Câu hỏi trẻ thơ là tác phẩm đầu tay; Khi mùa xuân đến, Hoa dại, Bức tranh còn vẽ, Én nhỏ, Khúc hát hạnh phúc, Dòng thu, Cuộc phiêu lưu của chú rối Tễu, Khu vườn biết nói, Ký ức ánh sáng...

Câu 17: Phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật.

Trả lời:

- Con người luôn khát vọng tiến ra biển, làm chủ biển cả, thấu hiểu biển cả.

- Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô: Con người có trí tuệ, có tính phiêu lưu, mạo hiểm; hành động dũng mãnh, bản lĩnh sáng suốt, tự tin.

→ Bí ẩn như huyền thoại.

⇒⇒Hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả.

- Nhân vật Giáo sư A-rôn-nác: người đọc hiểu được cuộc sống nội tâm và ngoại cảnh.

Câu 18: Tìm hiểu sự sáng tạo của Vecnơ trong tác phẩm.

Trả lời:

- Những máy móc công nghệ hiện đại.

- Những dự cảm về không gian tận đáy biển xa xôi, nơi con người chưa đặt chân đến.

→ Véc-nơ có vốn hiểu biết sâu rộng về địa lí thế giới, am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội... Chính những điều này đã tạo nên thành công cho tác phẩm của ông.

Câu 19: Phân tích giá trị nhân vật trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

Trả lời:

- Hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả là thuyền trưởng Nê-mô: trải qua nhiều đau khổ nên đứng trước mọi khó khăn đều quả quyết hành động dũng mãnh với một bản lĩnh sáng suốt.

- Nhân vật tự sự - giáo sư A-rôn-nác: khát vọng khám phá cuộc sống cả về nội tâm và ngoại cảnh.

Câu 20: Nội dung chính của văn bản Sức hấp dẫn của tác phẩm "Hai vạn dặm dưới đáy biển"?

Trả lời:

Văn bản "sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển" nói về khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn. Qua văn bản, người đọc hiểu thêm về tác giả Véc-nơ với những ý tưởng thiên tài tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay