Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 4: Nghị luận văn học (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Nghị luận văn học (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 4

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Đinh Trọng Lạc

Trả lời:

- Đinh Trọng Lạc, quê ở Hà Nội.

- Nhà phê bình ngôn ngữ nổi tiếng.

Câu 2: Văn bản Tiếng gà trưa chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu ... "kỉ niệm của tuổi thơ.": Giá trị của các biện pháp tu từ.

- Phần 2: Tiếp ... "vô bờ bến của bà.": Cách ngắt nhịp trong bài thơ.

- Phần 3: Còn lại: Hình ảnh đặc sắc.

Câu 3: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ Tiếng gà trưa

Trả lời:

- Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ này, là từ để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng

- Đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy

- Biện pháp tu từ so sánh “Lông óng như màu ánh nắng” à làm cho bức tranh gà mái trở nên đẹp đẽ.

→ Đưa anh chiến sĩ trở về với kỉ niệm người bà tần tảo, suốt đời lo toan cho cháu để được vui sướng

Câu 4: Phân tích nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thứ 4 trong bài thơ Tiếng gà trưa

Trả lời:

- Tất cả sáu dòng thơ của khổ thơ dưới đây chỉ làm thành một câu đơn phát triển với những thành phần chính và phụ được tách biệt ra thành từng dòng riêng “Cứ hằng năm, hằng năm…Cháu được, quần áo mới”

→ Nhịp điệu thơ chậm rãi, độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng

Câu 5: Vì sao người viết cho rằng "Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất" trong bài thơ "Tiếng gà trưa"?

Trả lời:

Người viết cho rằng "Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất" trong bài thơ "Tiếng gà trưa" vì nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành. Đó là tình cảm gia đình, là tình yêu tổ quốc của người lính.

Câu 6: Em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của người viết đối với khổ thơ nói riêng bà bài thơ "Tiếng gà trưa" nói chung?

Trả lời:

Em cảm nhận được thái độ trân trọng, yêu thích của người viết đối với khổ thơ nói riêng bà bài thơ "Tiếng gà trưa".

Câu 7: Nêu tác dụng của thành phần mở rộng câu

Trả lời:

Tác dụng:

Làm phong phú tâm trí và thu hút sự chú ý của người đọc vào các chi tiết của câu. Làm cho học sinh nhận thức được sự đa dạng của các cấu trúc câu

 Thể hiện cụ thể, chi tiết  

 Dễ dàng hơn chỉ để tạo độ dài  câu

Câu 8: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

  1. – Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

– Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

  1. – Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

– Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Trả lời:

So sánh: Câu thứ 2 trạng ngữ mở rộng bằng cụm từ “lớn tràn ngập ánh sáng”

Nhận xét: Mở rộng trạng ngữ giúp miêu tả cụ thể không gian của sự việc những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường

So sánh: Câu thứ 2 trạng ngữ mở rộng bằng cụm từ mưa rào

Nhận xét: Mở rộng trạng ngữ giúp cung cấp thông tin cụ thể về sự việc (mưa rào) đã xảy ra đêm hôm trước.

Câu 9: Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.

Trả lời:

– Đêm, mưa trút ào ào như thác đổ.

– Mùa xuân, trăm hoa đua nở như trẩy hội.

Trạng ngữ

Mở rộng

Tác dụng

Đêm

Đêm mùa đông / Từ đêm qua

Cung cấp thêm thông tin về thời gian của sự việc mưa trút ào ào như thác đổ

Mùa xuân

Mùa xuân đến

Cụ thể hóa thời gian của sự việc trăm hoa đua nở như trẩy hội

Câu 10: Hãy đặt 10 câu về mở rộng phụ ngữ cụm động từ

Trả lời:

- Các bạn học sinh vẫn đang đọc sách trong thư viện.

- Huy đã ăn cơm lúc 7 giờ tối.

- Tôi đang học bài để chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

- Bạn Nam đang rửa chén sau khi ăn cơm xong.

- Sau mỗi tiết học, cô thường nhắc các bạn làm bài tập đầy đủ.

- Vào mùa hè, tôi đi du lịch rất nhiều nơi.

- Những bông hoa lài rất thơm.

- Bài văn của em quá ngắn.

- Vua Hùng yêu thương Mị Nương hết mực.

- Bé Bi đang đi học.

- Bé út nhà tôi đang đọc sách rất hăng say.

Câu 11: Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu văn nào nêu được ý chính của nội dung đó?

Con người tưởng như là thật bé nhỏ, yếu ớt trước đại dương lớn lao, dữ dội. Nhưng với hình tượng thuyền trưởng Nê-mô và con tài No-ti-lớt sinh ra từ nỗi đau khổ của thế giới loài người, nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tama can “một đại dương”. Cuộc vật lộn giữa con người với đại dương thực sự là một cuộc hòa đồng, con người đã và sẽ sống chung với biển cả, bởi con người cần biển cả, yêu biển cả và càng ngày càng tìm hiểu biển cả sâu sắc hơn, như tìm hiểu chính bản thân mình. Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Vec-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?

Trả lời:

Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên và phân tích giá trị nhân văn của tác phẩm. Câu văn nêu được ý chính của nội dung đó là câu cuối: “Phải chăng đó chính là những giá trị nhân văn khiến người ta đã và sẽ còn tìm đọc Véc-nơ, bởi ông không chỉ đơn giản là người kể chuyện hấp dẫn, những trang sách của ông còn là một đại dương tình người?”.

Câu 12: Em hiểu câu “… nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.” Muốn nói điều gì?

Trả lời:

Câu “… nhà văn Pháp Véc-nơ đã khiến người đọc nhận ra rằng con người mới thật là dữ dội, bởi con người chứa trong tâm can “một đại dương”.” muốn nói tới sức mạnh tinh thần và sự bí ẩn trong tâm hồn con người. Con người dù bé nhỏ trước đại dương, nhưng trong mỗi con người là cả một đại dương.

Câu 13: Văn bản Đất rừng phương Nam thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Văn bản nghị luận

Câu 14: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Đất rừng phương Nam là gì?

Trả lời:

Nghị luận

Câu 15: Nêu giá trị nội dung của văn bản Đất rừng phương Nam

Trả lời:

Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” viết về thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam. Nhan đề văn bản đã nêu rõ vấn đề được thể hiện trong văn bản. Đồng thời qua đó giúp người đọc hiểu hơn về đặc điểm của thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.

Câu 16: Bằng chứng được tác giả trích dẫn trong đoạn trích như thế nào?

Trả lời:

Bằng chứng được tác giả trích dẫn trong đoạn trích là những chi tiết miêu tả về động vật trong tác phẩm Đất rừng phương nam của nhà văn Đoàn Giỏi.

Câu 17: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy ... như đầu móng cọp cào..."

(SGK tr.85-86)

Xác định câu văn mang ý chính của toàn đoạn trích.

Trả lời:

Câu văn mang ý chính của toàn đoạn trích: Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.

Câu 18: Tóm tắt văn bản Hai vạn dặm dưới đáy biển bằng một câu văn.

Trả lời:

Văn bản phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển.

Câu 19: Văn bản Hai vạn dặm dưới đáy biển thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Nghị luận văn học

Câu 20: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Hai vạn dặm dưới đáy biển là gì?

Trả lời:

Nghị luận

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay