Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều Ôn tập Bài 5: Văn bản thông tin (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Văn bản thông tin (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 5

VĂN BẢN THÔNG TIN

Câu 1: Bố cục văn bản Hội thi thổi cơm chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...các xóm trong làng): Giới thiệu hội thi

- Phần 2 (Tiếp theo đến …sánh nổi đối với dân làng): Diễn biến hội thi

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa hội thi

Câu 2: Tìm thời gian và địa điểm diễn ra của lễ hội thi thổi cơm

Trả lời:

Ngày rằm tháng Giêng, tại làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Câu 3: Tại sao văn bản Hội thi thổi cơm là một văn bản thông tin?

Trả lời:

Vì văn bản đã giới thiệu các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm.

Câu 4: Em ấn tượng với hội thi thổi cơm ở địa phương nào được nhắc tới trong văn bản? Hãy ghi lại cảm xúc của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 - 6 câu.

Trả lời:

 Em thấy ấn tượng nhất với hội thi ở làng Chuông. Trong hội thi này, hai đối tượng thi là nam và nữ sẽ có hai cách thi riêng: Người nữ phải vừa nấu cơm trong một vòng tròn, vừa giữ trẻ và canh chừng con cóc không cho nó nhảy ra khỏi vòng tròn; còn người nam phải bơi thuyền sang bờ bên kia rồi dùng tay ướt vừa giữ thuyền vừa nhóm củi, nấu cơm. Việc tách bạch hai đối tượng nam – nữ cùng những hình thức thi khác biệt: nữ giữ trẻ, nam bơi thuyền đã phần nào cho thấy hình dung cũng như kì vọng của người xưa về vai trò và trách nhiệm riêng đối với từng giới.

Câu 5: Quy định về nghi thức “xe đài” như thế nào?

Trả lời:

+ Nghi thức “xe đài” ở Bắc Giang đó là những tư thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”, hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”.

Câu 6: Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?

Trả lời:

- Chuẩn bị: chọn hai đô thực hiện keo vật thờ.

- Mở đầu, hai đô vật thờ tiến hành nghi lễ bái tổ: sau đó là nghi thức xe đài.

- Sau nghi thức xe đài, keo vật thờ chính thức diễn ra.

Câu 7: Nội dung chính của văn bản Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang?

Trả lời:

Văn bản Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang là văn bản giới thiệu các nét đặc sắc của hội vật Bắc Giang, từ nghi thức đến các quy định. Qua văn bản người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ của sới vật.

Câu 8: Nêu ý nghĩa của hội vật

Trả lời:

- Keo vật thờ là trận đấu mở đầu hội vật, chỉ mang tính nghi lễ, diễn ra đẹp mắt, vui vẻ

- 2 Đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt nhằm giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công.

- Hội vật thể hiện truyền thống văn hóa và tôn vinh tinh thần thượng võ từ ngàn đời của dân tộc.

Câu 9: Nêu Giá trị nội văn bản Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

- Văn bản đã trình bày những nét đặc trưng riêng biệt và ý nghĩa sâu sắc của hội vật ở Bắc Giang

- Thể hiện sự tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của đất nước Việt Nam

Câu 10: Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản Đấu vật Bắc Giang

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.

- Nội dung cô đọng, ngắn gọn.

- Ngôn từ trong sáng, giản dị.

Câu 11: Mở rộng trạng ngữ của câu là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

Mở rộng trạng ngữ là cách thêm từ hoặc cụm từ, từ láy để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian,.. cho trạng ngữ chính.

− Ví dụ:

Sáng, lớp em trực tuần

⇒⇒ Mở rộng trạng ngữ: Một sáng tinh mơ, lớp em trực tuần.

→→ Thông tin được rõ ràng, chi tiết hơn về đặc điểm buổi sáng( tinh mơ).

Câu 12: Tác dụng của trạng ngữ là gì?

Trả lời:

Tác dụng của trạng ngữ:

+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.

+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.

+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

Câu 13: Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy?

Trả lời:

- Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

- Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

+ Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần

+ Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần.

Câu 14: Hãy viết một câu. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu

Trả lời:

Đặt câu: Sáng, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

=> Mở rộng trạng ngữ thành cụm từ: Sáng hôm nay trời trong và xanh, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

- Tác dụng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến

Câu 15: Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu sau:

  1. Hôm nào, lớp con đi lao động?

  - Chiều mai, lớp con đi lao động, mẹ ạ.

  1. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

Trả lời:

  1. Trạng ngữ: Chiều mai -> trạng ngữ chỉ thời gian, thành phần này không thể vắng mặt.

  2. Trạng ngữ: Ven rừng -> trạng ngữ chỉ nơi chốn, vị trí của những cây lim, cây vải được nói đến, cho nên nó cũng không thể vắng mặt.

Câu 16: Tìm trạng ngữ, gạch chân và cho biết đặc điểm của mỗi trạng ngữ:

  1. Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một dải cát

  2. Thằng Mên hỏi sau một phút lặng im

  3. Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.

  4. Chỉ ở khúc sông làng chúng, những con chim chìa vôi mới làm tổ như thế.

Trả lời:

  1. Hàng năm vào mùa nước cạn -> đứng trước chủ ngữ, bổ sung ý nghĩa về thời gian

  2. sau một phút im lặng -> đứng sau vị ngữ, bổ sung ý nghĩa về thời gian.

  3. trong các bụi cây -> đứng ở sau vị ngữ, bổ sung ý nghĩa về địa điểm.

  4. chỉ ở khúc sông làng chúng -> đứng trước chủ ngữ, bổ sung ý nghĩa về địa điểm.

Câu 17: Hãy viết 2 câu mở rộng trạng ngữ và phân tích các thông tin mà trạng ngữ mang lại.

Trả lời:

Câu 1. Liên tục từ đêm qua đến giờ, mưa vẫn ào ào trút nước.

=> Thành phần trạng ngữ mở rộng là “Liên tục từ đêm qua đến giờ” => mưa nhiều mưa liên tục và kéo dài.

Câu 2. Cả ngày hôm qua, con bé Lan nhớ mẹ không ngừng khóc.

Thành phần trạng ngữ mở rộng là “Cả ngày hôm qua” => Con bé nhớ mẹ rất nhiều.

Câu 18: Theo em, những yếu tố nào đã đưa ca Huế trở thành một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam?

Trả lời:

Theo em, những yếu tố đã đưa ca Huế trở thành một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam là do ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp này đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục... Điều đó đã để lại những dấu ấn riêng trong lòng những người từng nghe qua những giai điệu của ca Huế.

Câu 19: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Ca Huế

Trả lời:

Huế nổi tiếng với những làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã. Văn bản diễn giải về các khía cạnh trong hoạt động ca Huế, bao gồm: nguồn gốc ca Huế, các quy tắc và phong cách trình diễn, sự bổ sung và sáng tạo của nghệ nhân, giá trị văn hóa của ca Huế.

Câu 20: Phân tích văn bản “Ca Huế”

Trả lời:

Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật, theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp, không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời. Số lượng người trình diễn hạn chế khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó nhạc công từ 5 đến 6 người. Các loại nhạc cụ rất phong phú với nhiều loại đàn và đều là các nhạc cụ dân tộc. Trình diễn ca Huế là cuộc tạo ngộ giữa những người sành về sáng tác và thưởng thức văn chương, nghệ thuật, có hiểu biết về văn hóa và âm nhạc. Những cách biểu diễn đa dạng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Những bản ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, hệ thống bài bản, phong phú, giai điệu hoàn chỉnh mang tính nghệ thuật cao. Kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện của người hát cùng với tiếng nhạc đệm hoàn hỏa của các nhạc công khiến bài hát trở nên tuyệt hảo. Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế. Như vậy, ca Huế là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, có tính dân tộc cao. Là di sản văn hóa hết sức đa dạng phong phú, độc đáo từ làn điệu cho đến thời gian, không gian, địa điểm biểu diễn, đến các ca công, nhạc công, nhạc cụ… Tất cả đều làm say đắm lòng du khách mỗi lần đến với Huế, nghe ca Huế.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay