Câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 1 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 6 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Dữ liệu là gì? Dữ liệu được thể hiện dưới những dạng nào?

Trả lời:

Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.

Câu 2: Xử lý thông tin là gì?

Trả lời:

Xử lý thông tin là từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích.

Câu 3: Em hãy sắp xếp một số đơn vị cơ bản dùng để đo dung lượng thông tin mà em đã được học theo thứ tự tăng dần?

Trả lời:

Một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin theo thứ tự tăng dần là: byte, kilobyte, megabyte, gigabyte, terabyte.

Câu 4: Tầm quan trọng của thông tin đối với con người? Thông tin đúng có giúp ích cho con người không?

Trả lời:

Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin. Thông tin đúng có giúp ích cho con người, thông tin đúng giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.

Câu 5: Máy tính có đủ thành phần để thực hiện các bước xử lý thông tin hay không? Nếu có, hãy kể tên.

Trả lời:

Máy tính có đủ 4 thành phần thực hiện các hoạt động xử lý thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lý (xử lý thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin).

Câu 6: Thông tin được biểu diễn trong máy tính như thế nào?

Trả lời:

Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng các dãy bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1, hay còn được gọi là chữ số nhị phân. Bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

Câu 7: Làm thế nào để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin được tạo ra từ dữ liệu?

Trả lời:

Để đảm bảo tính chính xác, thông tin cần được kiểm tra, xác minh từ nguồn dữ liệu tin cậy và qua quá trình xử lý, phân tích chính xác để tránh sai sót.

Câu 8: Việc hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa có quan trọng trong việc xử lý thông tin không? Vì sao?

Trả lời:

Việc hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa có quan trọng trong việc xử lý thông tin. Vì hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa giúp định rõ ngữ cảnh, ý nghĩa ẩn sau thông tin, tránh hiểu lầm và sử dụng thông tin một cách phù hợp.

Câu 9: Em hãy kể tên 1 số thiết bị có khả năng lưu trữ ở máy tính và cho biết đâu là thiết bị thông dụng để lưu trữ?

Trả lời:

Một số thiết bị có khả năng lưu trữ ở máy tính là: ổ cứng, USB, thẻ nhớ, đĩa DVD/CD,… Thiết bị thông dụng nhất đó chính là USB vì nó nhỏ gọn tiện cho việc di chuyển cũng như dung lượng cũng không quá ít.

Câu 10: Phân biệt rõ ràng giữa thông tin và dữ liệu qua ví dụ cụ thể trong thực tế?

Trả lời:

Trong thực tế, ví dụ rõ ràng giữa thông tin và dữ liệu là:

Một cửa hàng đã ghi chép lại số lượng sản phẩm đã bán trong mỗi giờ thì đó chính là dữ liệu. Từ bảng số liệu trên, cửa hàng có thể phân tích và rút ra thông tin là sản phẩm nào là sản phẩm nào bán chạy nhất trong ngày.

Câu 11: Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lý thông tin? Bộ nhớ có là vật mang tin không?

Trả lời:

Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động thu thập, lưu trữ, và truyền đạt thông tin. Bộ nhớ có là vật mang tin, vì vật mang tin là phương tiện dùng để lưu trữ lại thông tin dưới dạng chữ viết, bản vẽ, hình ảnh, âm thanh..

Câu 12: Em hãy nêu những lợi ích mà em biết của việc máy tính biểu diễn thông tin chỉ với hai ký hiệu 0 và 1 theo hệ thống nhị phân.

Trả lời:

Cách biểu diễn thông tin bằng hai kí hiệu 0 và 1 theo hệ thống nhị phân cũng có nhiều lợi ích như: Hệ thống nhị phân giúp máy tính xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác; hệ thống nhị phân đơn giản hóa việc thiết kế và triển khai các hệ thống máy tính; dữ liệu được biểu diễn bằng nhị phân chiếm ít không gian lưu trữ hơn so với các hệ thống biểu diễn khác, điều này làm tăng không gian lưu trữ và tốc độ xử lý,…

Câu 13: Xác định dữ liệu, thông tin trong các tình huống sau:

a, Khi tham gia giao thông đường bộ, Minh nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ nên Minh đã dừng xe lại trước vạch kẻ đường.

b, Khi đi thăm quan, Hà đã chụp lại những nơi có cảnh đẹp rồi chia sẻ cho các bạn cùng xem

Trả lời:

a, Dữ liệu là: đèn giao thông chuyển sang màu đỏ

- Thông tin là: Minh biết luật giao thông đường bộ đó chính là các phương tiện tham gia giao thông trên đường phải dừng lại khi đèn giao thông màu đỏ - Thông tin là: Minh biết luật giao thông đường bộ đó chính là các phương tiện tham gia giao thông trên đường phải dừng lại khi đèn giao thông màu đỏ

b, Dữ liệu là: Cảnh vật nơi bạn Hà đến thăm quan và những bức ảnh mà Hà đã chụp khi đi thăm quan

- Thông tin là: Hà nhận biết được cảnh đẹp và muốn chia sẻ cảnh đẹp đó cho các bạn cùng xem. - Thông tin là: Hà nhận biết được cảnh đẹp và muốn chia sẻ cảnh đẹp đó cho các bạn cùng xem.

Câu 14: Làm thế nào để máy tính có xử lý thông tin từ các nguồn đa dạng như văn bản, hình ảnh và âm thanh?

Trả lời:

Để máy tính có thể xử lí thông tin từ các nguồn đa dạng, cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật phù hợp như các phần mềm nhận diện văn bản, công nghệ xử lý hình ảnh, và các phần mềm biên tập âm thanh để chuyển đổi dữ liệu thành thông tin có ý nghĩa.

Câu 15: Giả sử một bức ảnh được chụp bằng một máy ảnh chuyên nghiệp có dung lượng khoảng 12 MB. Vậy một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa bao nhiêu bức ảnh như vậy?

Trả lời:

Đổi 16 GB = 16000 MB

Một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa được:

16 000 : 12 = 1333 (bức ảnh 12 MB)

Vậy một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa được 1333 bức ảnh 12 MB.

Câu 16:

Biển báo trên là dữ liệu hay vật mang tin? Hãy nêu những thông tin em biết về biển báo trên?

Trả lời:

- Biển báo trên là vật mang tin.  - Biển báo trên là vật mang tin.

- Những thông tin là: Biển báo trên là biển cấm đi ngược chiều. Biển báo có nghĩa là những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại. Nếu các phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt. - Những thông tin là: Biển báo trên là biển cấm đi ngược chiều. Biển báo có nghĩa là những phương tiện đang di chuyển đúng hướng sẽ không được phép quay đầu xe theo hướng ngược lại. Nếu các phương tiện vi phạm lỗi đi ngược chiều sẽ bị phạt.

Câu 17: Em hãy đánh giá tầm quan trọng của việc có kiến thức vững về xử lý thông tin trong thời đại số hóa hiện nay.

Trả lời:
Việc có kiến thức vững về xử lý thông tin trong thời đại số hóa hiện nay là rất quan trọng và cần thiết. Vì nó giúp chúng ta phòng tránh các thông tin sai lệch; ra quyết định thông minh, hiệu quả; phát triển tư duy phản biện; tận dụng tối đa các công cụ và công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng công việc.

Câu 18: Em hãy nêu những mặt lợi và mặt hại của việc lưu trữ thông tin trên máy tính?

Trả lời:

- Những mặt lợi của việc lưu trữ thông tin trên máy tính là: Dễ dàng truy cập và tiếp cận thông tin, tiết kiệm không gian vật lý, bảo mật thông tin cao bằng việc sử dụng mật khẩu hoặc mã khóa, dễ dàng sao lưu và khôi phục dữ liệu,… - Những mặt lợi của việc lưu trữ thông tin trên máy tính là: Dễ dàng truy cập và tiếp cận thông tin, tiết kiệm không gian vật lý, bảo mật thông tin cao bằng việc sử dụng mật khẩu hoặc mã khóa, dễ dàng sao lưu và khôi phục dữ liệu,…

- Những mặt hại của việc lưu trữ thông tin trên máy tính là: Có nguy cơ mất mát dữ liệu quan trọng do lỗi kỹ thuật hoặc virus, rủi ro về bảo mật có thể bị xâm nhập bởi hacker hay phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin, chi phí bảo trì máy tính và hệ thống lưu trữ, sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn,… - Những mặt hại của việc lưu trữ thông tin trên máy tính là: Có nguy cơ mất mát dữ liệu quan trọng do lỗi kỹ thuật hoặc virus, rủi ro về bảo mật có thể bị xâm nhập bởi hacker hay phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin, chi phí bảo trì máy tính và hệ thống lưu trữ, sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn,…

Câu 19: Các bạn An, Minh, Khoa thực hiện khảo sát về việc sử dụng quỹ thời gian hằng ngày sau giờ học. Phiếu được phát ra cho 216 học sinh trong trường. Sau khi thu phiếu và tổng hợp lại các bạn có kết quả như sau:

 Số học sinhTỉ lệ
Xem phim6731%
Chơi thể thao4420%
Chơi điện tử3215%
Đọc sách5827%
Việc khác157%

a) Việc các bạn phát phiếu và thu phiếu về thuộc hoạt động nào trong xử lý thông tin?

b) Việc tổng hợp thông tin dưới dạng bảng như trên thuộc những hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin?

c) Bạn An sử dụng bảng trên để biết:

- Loại hình giải trí nào được các bạn thích nhất? - Loại hình giải trí nào được các bạn thích nhất?

- Số bạn thích chơi điện tử là bao nhiêu? Số đó có cao không? Làm sao để thu hút được các bạn này vào các hoạt động khác? - Số bạn thích chơi điện tử là bao nhiêu? Số đó có cao không? Làm sao để thu hút được các bạn này vào các hoạt động khác?

- Nếu nhà trường xây dựng thư viện sách và câu lạc bộ thể thao liệu có khả thi không? - Nếu nhà trường xây dựng thư viện sách và câu lạc bộ thể thao liệu có khả thi không?

Để trả lời các câu hỏi trên, bạn An phải phân tích, suy nghĩ, tổng hợp,… việc làm đó của bạn An thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin?

Trả lời:

a) Việc các bạn phát phiếu và thu phiếu về thuộc hoạt động thu nhận thông tin.

b) Việc tổng hợp thông tin dưới dạng bảng thuộc các hoạt động xử lý và lưu trữ thông tin.

c) Bạn An sử dụng bảng trên để biết:

- Loại hình giải trí được các bạn thích nhất là: xem phim. - Loại hình giải trí được các bạn thích nhất là: xem phim.

- Số bạn thích chơi điện tử là 32 bạn. con số đó so với học sinh cả lớp khá cao. Để thu hút được các bạn này vào các hoạt động khác chúng ta nên chia nhóm để tổ chức hoạt động và chia sẻ những thông tin thú vị và hữu ích từ những hoạt động đó thu lại được. - Số bạn thích chơi điện tử là 32 bạn. con số đó so với học sinh cả lớp khá cao. Để thu hút được các bạn này vào các hoạt động khác chúng ta nên chia nhóm để tổ chức hoạt động và chia sẻ những thông tin thú vị và hữu ích từ những hoạt động đó thu lại được.

- Nếu nhà trường xây dựng thư viện sách và câu lạc bộ thể thao có khả năng khả thi vì số lượng các bạn tham gia hoạt động đọc sách và tham gia thể thao chiếm tận 47% trong số học sinh được khảo sát. - Nếu nhà trường xây dựng thư viện sách và câu lạc bộ thể thao có khả năng khả thi vì số lượng các bạn tham gia hoạt động đọc sách và tham gia thể thao chiếm tận 47% trong số học sinh được khảo sát.

Câu 20: Minh có một số dữ liệu có tổng dung lượng 621 000 KB. Minh có thể ghi được tất cả dữ liệu này vào một đĩa CD-Rom có dung lượng 700 MB? Tại sao?

Trả lời:

Minh có thể ghi tất cả dữ liệu vào một đĩa CD-Rom có dung lượng 700MB vì:

621 000 KB ~ 605 MB < 700 MB 

Lượng dữ liệu vẫn nằm trong khoảng dung lượng cho phép của đĩa CD nên chứa được.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay