Câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 5 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 6 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Chức năng của phần mềm soạn thảo văn bản là gì?

Trả lời:

Phần mềm soạn thảo văn bản có thể được cài đặt trên máy tính hoặc chạy trực tuyến trên Internet, … Chức năng cơ bản của các phần mềm soạn thảo như:

 + Tạo và định dạng văn bản.

 + Biên tập, chỉnh sửa nội dung.

 + Lưu trữ văn bản.

 + In văn bản.

Câu 2: Em hãy nêu các bước để tạo bảng.

Trả lời:

Trong phần mềm soạn thảo văn bản, các bước để tạo bảng là:

 - Nháy chuột vào Insert ở góc trên bên phải màn hình.

 - Nháy chuột vào Table.

 - Sau đó chọn số cột (columns) và số hàng (rows) mong muốn.

 - Nếu muốn tạo bảng nhiều hơn 10 cột hoặc 8 hàng thì có thể chọn Insert Table ở phần Table để có thể nhập số hàng và số cột mình mong muốn.

 Câu 3: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy là gì?

Trả lời:

 - Có thể thực hiện bất cứ đâu, chỉ cần giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo.

 - Tạo tương tác và cảm giác thú vị khi tạo sơ đồ tư duy.

Câu 4: Các bước in văn bản là gì? Tác dụng của việc in văn bản là gì?

Trả lời:

 - Để thực hiện công việc in văn bản, trong thẻ File, em chọn lệnh Print.

 - Tác dụng của việc in văn bản là: dễ dàng truyền tải thông tin đặc biệt đối với những cao tuổi không sử dụng máy tính, lưu trữ thông tin trong thời gian dài, bảo mật thông tin,…

Câu 5: Sắp xếp lại thứ tự tạo bảng sau sao cho đúng:

a) Nháy chuột vào Table.

b) Di chuyển chuột chọn số hàng và số cột.

c) Chọn Insert

Trả lời:

Thứ tự đúng để tạo bảng là: c – a – b.

Câu 6: Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính là gì?

Trả lời:

Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính là:

 - Dễ dàng sửa đổi và linh hoạt về cấu trúc.

 - Tiện ích và tự động hóa.

 - Dễ dàng chia sẻ cho mọi người

 - Dễ dàng tạo sơ đồ cùng nhau khi có chức năng thêm người chỉnh sửa.

 - Đa dạng sơ đồ và màu sắc hơn.

 - Có tính năng đồng bộ hóa và tương tác.

Câu 7: Hãy chọn hướng trang phù hợp cho những văn bản sau:

a) Đơn xin nghỉ học             b) Báo cáo tổng kết năm học của lớp.

c) Sổ lưu niệm của lớp.       d) Sách ảnh chứa ảnh phong cảnh

Trả lời:

a) Đơn xin nghỉ học: hướng trang đứng.

b) Báo cáo tổng kết năm học của lớp: hướng trang đứng hoặc ngang.

c) Sổ lưu niệm của lớp: hướng trang đứng.

d) Sách ảnh chứa ảnh phong cảnh: hướng trang ngang.

Câu 8: Tác dụng của định dạng bảng là gì?

Trả lời:

Định dạng bảng giúp em:

 - Xóa bảng, xóa cột, xóa hàng.

 - Chèn thêm hàng hoặc thêm cột.

 - Gộp 2 hay nhiều hàng cột với nhau thành 1/.

 - Điều chỉnh kích thước từng ô, từng chữ, và vị trí của văn bản trong ô.

 - Căn chỉnh lề, hướng của văn bản trong ô.

Câu 9: Làm thế nào sơ đồ tư duy có thể hỗ trợ quá trình học tập và ghi nhớ thông tin?

Trả lời:

Sơ đồ tư duy có thể hỗ trợ các việc như:

 - Giúp tổ chức và hiển thị thông tin một cách logic và hệ thống

 - Bằng việc sắp xếp thông tin theo một cấu trúc logic, sơ đồ tư duy giúp tăng cường khả năng nhớ thông tin do mối liên kết rõ ràng và hình ảnh hóa.

 - Việc tạo sơ đồ tư duy đòi hỏi bạn phải xác định, tổ chức và kết nối các thông tin, từ đó giúp bạn hiểu sâu hơn về chủ đề.

 - Các mối liên kết giữa các ý tưởng trên sơ đồ tư duy giúp tạo ra một mô hình tương tác, làm tăng tính liên kết và tương tác giữa các thông tin.

 - Sơ đồ tư duy có thể làm tóm lược hoặc hệ thống lại thông tin từ các nguồn khác nhau, giúp làm rõ và tổng hợp kiến thức.

Câu 10: Hãy điền những từ sau ứng với các hình biểu diễn trong ảnh:

Căn thẳng lề trái, Căn thẳng hai lề, Căn giữa, Căn thẳng lề phải.



 

1,  

2,

3,

4,



 

Trả lời:

1, Căn thẳng lề trái.

2, Căn giữa.

3, Căn thẳng lề phải.

4, Căn thẳng hai lề.

Câu 11: Em hãy nêu các bước để thêm một cột.

Trả lời:

Bước 1: Chọn cột bên trái cột muốn thêm bằng cách bôi đen cột đó.

Bước 2: Em ấn chuột phải.

Bước 3: Em chọn Insert.

Bước 4: Em chọn Insert Right.

Câu 12: Em muốn tạo sơ đồ tư duy về sổ lưu niệm, theo em sổ sẽ gồm những thông tin gì?

Trả lời:

Sổ sẽ cần có những thông tin:

- Danh sách lớp và giáo viên. - Danh sách lớp và giáo viên.

- Thông tin về một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp. - Thông tin về một số hoạt động thể thao và văn hóa của lớp.

- Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè. - Những cảm nhận về thầy cô và bạn bè.

- Những thành tích của lớp trong các cuộc thi. - Những thành tích của lớp trong các cuộc thi.

- Một số hình ảnh về các buổi dã ngoại. - Một số hình ảnh về các buổi dã ngoại.

Câu 13: Điền Đúng (Đ) và Sai (S) cho những câu sau:

a) Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em luôn phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung.

b) Khi gõ nội dung, khi hết dòng máy tính không tự động xuống dòng.

c) Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em có thể sửa lỗi trong văn bản sau khi gõ xong nội dung hoặc bất kỳ lúc nào em thấy cần thiết.

d) Em chỉ có thể trình bày nội dung văn bản bằng một vài phông chữ nhất định.

Trả lời:

a) S  b) S  c) Đ  d) S

Câu 14: Theo em trình bày thông tin ở dạng bảng có nhược điểm không? Nếu có hãy kể tên.

Trả lời:

Dạng bảng có những ưu điểm rõ ràng như giúp tổ chức thông tin một cách rõ ràng, dễ đọc và so sánh. Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm:

- Hạn chế về không gian khi lượng thông tin quá nhiều. - Hạn chế về không gian khi lượng thông tin quá nhiều.

- Khó thể hiện mối liên hệ phức tạp giữa các thông tin. - Khó thể hiện mối liên hệ phức tạp giữa các thông tin.

- Giới hạn trong việc trình bày các loại thông tin khác nhau như dữ liệu đồ thị, hình ảnh,… - Giới hạn trong việc trình bày các loại thông tin khác nhau như dữ liệu đồ thị, hình ảnh,…

- Khả năng chưa linh hoạt khi cần thay đổi cấu trúc. - Khả năng chưa linh hoạt khi cần thay đổi cấu trúc.

Câu 15: Nếu em chọn một phần của văn bản và thực hiện định dạng thì lệnh có tác dụng đối với toàn bộ văn bản hay không? Vì sao?

Trả lời:

Không vì nếu em chọn một phần của văn bản thì lệnh định dạng chỉ có thể tác dụng đối với phần văn bản đã được chọn. Để tác dụng đối với toàn bộ văn bản thì em cần chọn toàn bộ văn bản.

Câu 16: Em hãy đọc dữ liệu từ bảng sau:

Số học sinh của trường THCS X  
LớpSố học sinh namSố học sinh nữ
6A2123
6B3214
6C2012
6D1135

 

Trả lời:

Lớp 6A có 21 học sinh nam và 23 học sinh nữ.

Lớp 6B có 32 học sinh nam và 14 học sinh nữ.

Lớp 6C có 20 học sinh nam và 12 học sinh nữ.

Lớp 6D có 11 học sinh nam và 35 học sinh nữ.

Câu 17: Cho đoạn thông tin sau:

Trong năm học 2021-2022, số học sinh giỏi và khá của khối lớp 6 của trường THCS A tăng lên rõ rệt. Kết quả khảo sát năm học 2020-2021 cho thấy, số học sinh giỏi là 270 em chiếm 54% tổng số học sinh của khối; số học sinh khá là 150 em chiếm 30% tổng số học sinh của khối. Số học sinh giỏi và khá của khối lớp 6 năm học 2021-2022 lần lượt là 320 em (chiếm 58%) và 193 em (chiếm 35%). Chất lượng học tập của học sinh khối lớp 6 của trường được nâng qua các năm

a) Em hãy trình bày nội dung thông tin trên ở dạng bảng.

b) Em hãy bổ sung thêm thông tin sau vào bảng: “Năm học 2022-2023, kết quả khảo sát cho thấy số học sinh giỏi và khá của khối lớp 6 lần lượt là 230 em (chiếm 48%) và 120 em (chiếm 25%)”.

Trả lời:

a)

STTNăm họcHọc sinh giỏiHọc sinh khá  
Số lượngChiếm tỉ lệ %Số lượngChiếm tỉ lệ %  
12020-202127054%15030%
22021-202232058%19335%

b) Sử dụng lệnh Insert để chèn thêm hàng.

STTNăm họcHọc sinh giỏiHọc sinh khá  
Số lượngChiếm tỉ lệ %Số lượngChiếm tỉ lệ %  
12020-202127054%15030%
22021-202232058%19335%
32022-202323048%12025%

Câu 18: Để chuẩn bị cho buổi dã ngoại, bạn An đã lập danh sách các đồ dùng cần mua với các thông tin như: đồ dùng, số lượng, đơn giá,... Em hãy giúp An lập bảng để bạn có thể nắm bắt thông tin mua hàng.

Trả lời:

TTĐồ dùngSố lượngĐơn giáTổng
1Nước uống3 thùng120 000360 000
2Bánh mì40 suất15 000600 000
 Tổng tiền  960 000

 

Câu 19: Cho bảng thông tin sau:

Nhóm thức ănTênLượng Calo (trong 100g)
RauCải bắp45
 Cà rốt48
 Súp lơ30
 Dưa chuột12
 Đậu93
Thức ăn nhanhKhoai tây chiên360
 Bánh mì kẹp thịt và phô mai610
QuảTáo56
 Chuối153
 Đu đủ32
 Ổi66

Từ các loại thức ăn ở bảng trên, em hãy tạo ra ba thực đơn. Mỗi thực đơn gồm ba món, mỗi món thuộc một nhóm thức ăn khác nhau sao cho lượng calo của mỗi thực đơn không quá 700 và không nhỏ hơn 250.

Trả lời:

Thực đơnTênLượng Ca lo
Thực đơn 11. Cải bắp45
2. Khoai tây chiên360 
3. Chuối153 
Tổng558 
Thực đơn 21. Bánh mì kẹp thịt và phô mai610
2. Táo56 
3. Súp lơ30 
Tổng696 
Thực đơn 31. Chuối153
2. Đậu93 
3. Ôỉ66 
Tổng312 

 

Câu 20: Cho bảng thông tin sau:

Hoạt độngLượng Calo tiêu thụ mỗi giờ (Calo)
Leo cầu thang400
Đạp xe400
Bơi500
Khiêu vũ thể thao400

Bạn A bị thừa cân. Để cải thiện sức khỏe, bạn cần tập luyện để tiêu thụ khoảng 2 000 calo mỗi tuần và mỗi ngày tập không quá 1 giờ. Em hãy soạn thảo kế hoạch tập luyện hàng tuần cho bạn A dưới dạng bảng để trả lời các câu hỏi sau:

- Mỗi ngày trong tuần, bạn A thực hiện hoạt động gì, trong thời gian bao lâu và tiêu thụ bao nhiêu calo? - Mỗi ngày trong tuần, bạn A thực hiện hoạt động gì, trong thời gian bao lâu và tiêu thụ bao nhiêu calo?

- Tổng thời gian bạn A luyện tập và tổng calo tiêu thụ mỗi tuần là bao nhiêu ? - Tổng thời gian bạn A luyện tập và tổng calo tiêu thụ mỗi tuần là bao nhiêu ?

Trả lời:

ThứHoạt độngThời gianLượng Calo tiêu thụ
2Leo cầu thang30 phút200
3Đạp xe30 phút200
4Bơi1 giờ500
5Khiêu vũ thể thao30 phút200
6Leo cầu thang30 phút200
7Bơi1 giờ500
CNĐạp xe30 phút200
 Tổng4 giờ 30 phút2 000

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay