Đáp án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Tuần 6

File đáp án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo (Bản 1) Chủ đề 2: An toàn cho em – An toàn cho mọi người - Tuần 6. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

CHỦ ĐỀ 2. AN TOÀN CHO EM. AN TOÀN CHO MỌI NGƯỜI 

TUẦN 6

SINH HOẠT DƯỚI CỜ: BIỂU DIỄN TIỂU PHẨM “AN TOÀN KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG"

1. Tham gia biểu diễn tiểu phẩm.

2. Chia sẻ cảm nhận của em sau khi xem tiểu phẩm.

Hướng dẫn chi tiết: 

1. 

Học sinh 1 và 2: trong vai học sinh đi xe lạng lách

Học sinh 3 và 4: trong vai học sinh đi học về (đi bộ)

Học sinh 5: trong vai cụ già

Học sinh 1: Có bạn nào muốn đi nhờ xe tớ không? Tớ chở về

Học sinh 3: Các cậu đi xe kiểu thế ai mà dám ngồi

Học sinh 4: Các cậu đi cẩn thận kẻo tai nạn đấy!

Học sinh 2: Vẽ chuyện, chúng ta lâu nay đi như thế có sao đâu. Đúng là cụ non

Học sinh 1: Mặc kệ chúng nó. Ta đua xe tiếp nào!

Học sinh 1,2: tiếp tục lạng lách và đã va vào một cụ già.

Học sinh 5: Các cháu đi kiểu gì thế hả? Các cháu có làm sao không?

Học sinh 1,2: Bọn cháu không sao ạ. Ông có làm sao không ạ?

Học sinh 5: Ông không sao, nhưng đi kiểu này có ngày chết oan đấy cháu ạ. Tivi, đài báo ngày nào chả có tiết mục An toàn giao thông nói về tai nạn để cảnh bảo cho mọi người biết, các cháu không biết gì cả. Ông cũng đã gặp phải một tai nạn mà đến giờ ông vẫn còn nhớ mãi (Học sinh 5 kể…)

Học sinh 3: Hai bạn đã nghe rõ rồi chứ?

Học sinh 1,2: Cháu xin lỗi ông ạ. Chỉ vì một chút sĩ diện đua đòi mà cháu quên cả luật giao thông

Học sinh 5: Có lỗi biết nhận lỗi là tốt rồi cháu ạ, sau các cháu đi cẩn thận hơn nhé.

Học sinh 4: Trường cháu sắp tổ chức ngoại khóa Tuyên truyền măng non có phần thi tiểu phẩm tuyên truyền, lớp cháu tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông. Chúng cháu muốn ông là khách mời đặc biệt của chúng cháu!

Học sinh 5: Được, được! Ông sẽ đến cổ vũ cho các cháu. 

2. Qua tiểu phẩm, chúng ta đã thấy được những nguy cơ tiềm ẩn khi tham gia giao thông không đúng luật. Qua đó giúp mỗi người nhận thức được hành vi sai trái của bản thân để rút ra kinh nghiệm, bài học sâu sắc, trách nhiệm khi tham gia an toàn giao thông.

HOẠT ĐỘNG 4: XÁC ĐỊNH NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN MẠNG

1. Chia sẻ với bạn về những việc mà em đã làm được để đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng.

2. Trao đổi về những nguyên tắc giao tiếp an toàn trên mạng.

Hướng dẫn chi tiết: 

1.

- Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng.

- Cẩn trọng với các yêu cầu kết bạn từ người lạ.

- Kiểm tra kỹ lưỡng các liên kết và tệp đính kèm trước khi mở.

- Báo cáo nội dung độc hại cho ban quản trị trang web hoặc ứng dụng mạng xã hội.

- Tránh tham gia vào các hoạt động tiêu cực như bắt nạt trực tuyến hoặc lan truyền tin giả.

2. 

- Cân nhắc kỹ lưỡng nội dung bài đăng và ảnh hưởng của nó đến người khác.

- Kiểm soát cảm xúc

- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng người khác.

- Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm trên mạng.

- Phân biệt thông tin chính xác và tin giả.

- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

- Xác định mục đích sử dụng mạng và dành thời gian hợp lý cho các hoạt động trực tuyến.

HOẠT ĐỘNG 5: THỰC HÀNH XỬ LÍ TÌNH HUỐNG ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI GIAO TIẾP TRÊN MẠNG

1. Sắm vai xử lí các tình huống sau:

Tình huống 1: Khi đang học trực tuyến thì Mai nhận được lời mời kết bạn từ một người không quen biết. Mai băn khoăn không biết có nên kết bạn hay không.

Nếu là Mai, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Nam được các bạn rủ tham gia một nhóm trò chuyện trên mạng xã hội. Nam đang băn khoăn không biết có nên tham gia không.

Nếu là Nam, em sẽ làm gì?

2. Trình bày những điều em thu hoạch được về giao tiếp an toàn trên mạng sau khi sắm vai.

Hướng dẫn chi tiết: 

1. 

Tình huống 1: Nếu là Mai, em sẽ không kết bạn với người bạn đó vì em không quen bạn. Nếu là người quen, đã từng gặp ở ngoài đời, em sẽ chấp nhận lời mời kết bạn

Tình huống 2: Nếu là Nam khi chưa biết nhóm đó như thế nào, em sẽ từ chối lời mời từ bạn và không tham gia.

2. Khi giao tiếp trên mạng, cần hết sức cảnh giác trước những lời mời kết bạn từ người lạ không quen biết, những chiêu trò lừa đảo. Tìm hiểu kĩ trước khi tham gia vào bất kì hội nhóm nào trên mạng xã hội 

SINH HOẠT LỚP: XÂY DỰNG CAM KẾT VỀ GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN MẠNG

1. Nhắc lại những nguyên tắc để giao tiếp an toàn trên mạng.

2. Thảo luận và thống nhất bản cam kết về giao tiếp an toàn trên mạng dựa trên những nguyên tắc đã xác định.

Hướng dẫn chi tiết: 

1. Một số nguyên tắc giao tiếp an toàn trên mạng:

  • Kiểm soát cảm xúc: Tránh nóng giận hoặc phản ứng thái quá khi gặp bình luận trái chiều.

  • Sử dụng ngôn ngữ lịch sự và tôn trọng người khác, không phân biệt đối xử.

  • Bảo vệ thông tin cá nhân: Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân nhạy cảm trên mạng.

  • Lọc thông tin: Phân biệt thông tin chính xác và tin giả.

  • Tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

  • Tránh sa vào các hoạt động tiêu cực: Tránh tham gia vào các cuộc tranh cãi, mỉa mai hoặc bắt nạt trực tuyến.

  • Sử dụng mạng một cách có mục đích: Xác định mục đích sử dụng mạng và dành thời gian hợp lý cho các hoạt động trực tuyến.

2. Dựa trên những nguyên tắc đã xác định, em cam kết thực hiện những điều sau để đảm bảo an toàn khi giao tiếp trên mạng:

……….

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay