Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1. Bộ giáo án chất lượng, chỉnh chu được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Hãy xem trước bất kì bài nào phia dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 5 Tuần 18
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 5 Tuần 19
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 5 Tuần 20
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 6 Tuần 21
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 6 Tuần 22
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 6 Tuần 23
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 7 Tuần 24
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 7 Tuần 25
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 7 Tuần 26
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 7 Tuần 27
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 8 Tuần 28
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 8 Tuần 29
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 8 Tuần 30
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 8 Tuần 31
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 9 Tuần 32
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 9 Tuần 33
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Chủ đề 9 Tuần 34
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 1 Tuần Tổng kết - Vào hè
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 18
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Lập được sổ tay ghi chép chi tiêu gia đình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động do lớp và nhà trường tổ chức: hội diễn văn nghệ , tìm hiểu phong tục đón năm mới, hội chợ xuân,...
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng đặc thù:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: xác định mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, dự kiến được thời gian thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm trong hoạt động lập kế hoạch kinh doanh của lớp, góp phần vào kế hoạch "Hội chợ xuân" của nhà trường.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: có nhận thức về các khoản chi tiêu gia đình thông qua hoạt động lập số tay ghi chép chỉ tiêu.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp khi tham gia lập kế hoạch kinh doanh dựa trên hoạt động do nhà trường tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Máy tính có nối mạng Internet.
- Một số hình ảnh về nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu trong cuộc sống gia đình; hoá đơn, phiếu thu phổ biến;...
- Giấy A0, A1, Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Giấy A0, kéo, hồ (keo) dán, băng dính, giấy màu,...
- Bìa các-tông, tập giấy vở,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
- TÌM HIỂU PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA ĐỊA PHƯƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - Tọa đàm về những thay đổi trong cách đón năm mới của địa phương em. - Chia sẻ cảm nhận của em về sự thay đổi phong tục đón năm mới tại địa phương. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Tọa đàm về những thay đổi trong cách đón năm mới của địa phương em. - GV Tổng phụ trách Đội tổ chức nghi lễ chào cờ và mời đại diện Liên chi đội tổng kết hoạt động rèn luyện tuần vừa qua. - GV chủ nhiệm lớp phối hợp để HS tham gia hoạt động chung. - GV Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS tham gia toạ đàm về những thay đổi trong cách đón năm mới của địa phương theo kế hoạch của nhà trường. - GV chủ nhiệm nhắc HS đặt câu hỏi mà các em đã chuẩn bị cho khách mời để làm rõ sự thay đổi trong cách đón năm mới ở địa phương, thích nghi với thời đại công nghiệp 4.0. - GV có thể hỗ trợ HS khi cần thiết. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cảm nhận của em về sự thay đổi phong tục đón năm mới tại địa phương - GV Tổng phụ trách Đội mời HS chia sẻ cảm nhận của các em về sự thay đổi phong tục đón năm mới ở địa phương. - GV nhắc HS ghi nhớ và về nhà chia sẻ với người thân về những thay đổi trong cách đón năm mới ở địa phương sau toạ đàm. |
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS tham gia tọa đàm.
- HS đặt câu hỏi.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện. |
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- XÁC ĐỊNH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC GHI CHÉP CÁC KHOẢN CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH –
- THỰC HÀNH LÀM SỔ GHI CHÉP CHI TIÊU GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi về những cách ghi chép chi tiêu của gia đình mình. - GV mời đại diện một vài HS chia sẻ với cả lớp về cách ghi chép chi tiêu của gia đình mình với các bạn. - GV cùng HS tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau trong cách ghi chép chi tiêu của các gia đình. - GV mời HS chia sẻ suy nghĩ về tầm quan trọng của việc ghi chép chi tiêu trong gia đình. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Ghi chép chi tiêu trong gia đình có vai trò quan trọng giúp chủ nhà theo dõi được các khoản chi hằng tháng trong gia đình, mức độ hợp lí của từng khoản chi để có thể điều chỉnh kịp thời theo tuần, theo tháng. Để có thể ghi chép lại chi tiêu gia đình, các em hãy đến với bài học ngày hôm nay – Tuần 18: + Xác định những thuận lợi, khó khăn và lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình. + Thực hành làm sổ ghi chép chi tiêu của gia đình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Xác định những thuận lợi, khó khăn và lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Trao đổi về kết quả ghi chép các khoản chi tiêu của gia đình em trong 1 tuần và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện ghi chép. - Nêu lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Trao đổi về kết quả ghi chép các khoản chi tiêu của gia đình em trong 1 tuần và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện ghi chép. - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS), phát giấy A0 và tổ chức cho các nhóm: + Trao đổi về kết quả ghi chép chi tiêu của gia đình em trong 1 tuần. + nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện ghi chép chi tiêu. - GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Từng thành viên trong nhóm chia sẻ với các bạn về kết quả ghi chép chi tiêu của gia đình mình trong 1 tuần và những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện ghi chép chi tiêu của gia đình em. + Sau khi các thành viên trong nhóm chia sẻ xong, cả nhóm cùng tổng hợp và viết kết quả thảo luận vào giấy A0. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí: + Thuận lợi:
+ Khó khăn:
Nhiệm vụ 2: Nêu lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi thảo luận: Những lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình. - GV mời đại diện một số HS chia sẻ. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). ………………….. |
- HS chia sẻ cặp đôi.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS làm việc nhóm.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. …………………. |
---------------- Còn tiếp ------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 19
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Tham gia lập được kế hoạch kinh doanh dựa trên hoạt động do nhà trường tổ chức.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ nhóm trong hoạt động do lớp và nhà trường tổ chức: hội diễn văn nghệ , tìm hiểu phong tục đón năm mới, hội chợ xuân,...
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng đặc thù:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: xác định mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, dự kiến được thời gian thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, của nhóm trong hoạt động lập kế hoạch kinh doanh của lớp, góp phần vào kế hoạch "Hội chợ xuân" của nhà trường.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: nhận ra được nhu cầu phù hợp và không phù hợp, thoả mãn nhu cầu phù hợp và kiềm chế nhu cầu không phù hợp thông qua việc tham gia lập kế hoạch kinh doanh dựa trên hoạt động do trường tổ chức.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp khi tham gia lập kế hoạch kinh doanh dựa trên hoạt động do nhà trường tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Máy tính có nối mạng Internet.
- Một số hình ảnh về nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu trong cuộc sống gia đình; hoá đơn, phiếu thu phổ biến;...
- Giấy A0, A1, Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Giấy A0, kéo, hồ (keo) dán, băng dính, giấy màu,...
- Bìa các-tông, tập giấy vở,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
- TÌM HIỂU NHỮNG LỄ HỘI CHÀO ĐÓN NĂM MỚI Ở BA MIỀN
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - Trò chơi Rung chuông vàng theo chủ đề “Lễ hội chào đón năm mới”. - Chia sẻ những điều em tìm hiểu được về lễ hội chào đón năm mới ở ba miền. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Trò chơi Rung chuông vàng theo chủ đề “Lễ hội chào đón năm mới”. - GV Tổng phụ trách Đội tổ chức nghi lễ chào cờ và mời đại diện Liên chi đội tổng kết hoạt động rèn luyện tuần vừa qua. - GV chủ nhiệm lớp phối hợp để HS tham gia hoạt động chung. - GV Tổng phụ trách tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi “Rung chuông vàng” theo chủ đề “Lễ hội chào đón năm mới”. - GV chủ nhiệm hỗ trợ và hướng dẫn HS đã đăng kí tham gia trò chơi. - GV nhắc nhở HS cổ vũ các bạn trong lớp và các lớp khác theo tinh thần "fair play" mỗi khi các bạn có câu trả lời đúng. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ những điều em tìm hiểu được về lễ hội chào đón năm mới ở ba miền - GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều các em tìm hiểu được về lễ hội chào đón năm mới ở ba miền. |
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS tham gia trò chơi.
- HS thực hiện theo hướng dẫn. - HS cổ vũ bạn.
- HS chia sẻ. |
TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
- NHẬN DIỆN CÁC CÔNG VIỆC CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH–
- TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
PHÙ HỢP VỚI “HỘI CHỢ XUÂN”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV mời HS ngồi theo nhóm. - GV lần lượt bật một số đoạn nhạc quảng cáo quen thuộc để HS đoán đoạn nhạc thuộc quảng cáo sản phẩm nào. + Đoạn 1: https://youtu.be/xkCZ4eIp-50 + Đoạn 2: https://youtu.be/Ukiq1g900aE + Đoạn 3: https://youtu.be/Xkcu5S6H7GU + Đoạn 4: https://youtu.be/yifL6GvX00Q - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét chốt đáp án:: + Đoạn 1: Sữa Vinamilk. + Đoạn 2: Điện máy xanh. + Đoạn 3: Xúc xích Ponnie. + Đoạn 4: Nước giặt Omo. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Quảng cáo là một trong những tiếp thị sản phẩm đến với người dùng, không chỉ tạo hoạt động nên thương hiệu mà còn tăng doanh số bán hàng. Để tìm hiểu kĩ hơn về các công việc trong kinh doanh, các em hãy đến với bài học ngày hôm nay – Tuần 19: + Nhận diện các công việc của hoạt động kinh doanh. + Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh phù hợp với “Hội chợ xuân”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Nhận diện các công việc của hoạt động kinh doanh. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Tìm những từ ngữ về hoạt động kinh doanh có trong bài thơ. - Liệt kê các công việc của hoạt động kinh doanh mà em biết. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Tìm những từ ngữ về haotj động kinh doanh có trong bài thơ. - GV mời một HS đọc to bài thơ “Em học kinh doanh” SGK tr.51. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. EM HỌC KINH DOANH Cùng nhau tổ chức chợ xuân Cùng nhau trải nghiệm một lần kinh doanh Trước tiên quan sát xung quanh Mua – bán, sản xuất những ngành nghề chi... Kinh doanh gồm những việc gì? Nào thì tiền vốn, nào thì nhân công Hàng này, kia bán được không? Ngoài lãi, không lỗ còn mong đợi gì? Từng việc phải tính chi li Hàng hoá, chi phí,... trước khi vận hành Nghĩ chậm nhưng quyết phải nhanh Chần chừ cơ hội dễ thành ra tro Kinh doanh nhiều việc phải lo Cần lập kế hoạch sao cho kĩ càng. (Phạm Khuê Tú) - GV mời một số HS tham gia trò chơi “Ai nhanh trí hơn” và chia thành 2 đội. - GV hướng dẫn HS cách chơi: + HS 2 đội lần lượt viết lên bảng những từ, cụm từ thường được sử dụng trong hoạt động kinh doanh có trong bài thơ “Em học kinh doanh". + Sau thời gian quy định, đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn sẽ chiến thắng. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án đúng: mua – bán, tiền vốn, nhân công, lãi, lỗ, hàng hoá, chi phí, sản xuất, vận hành, kế hoạch. - GV mời một số HS chia sẻ hiểu biết về một hoặc một số từ ngữ về hoạt động kinh doanh vừa nêu. - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí?: + Mua – bán là hoạt động trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ giữa người bán và người mua, thông qua việc trao đổi giá trị tương đương. ………………. |
- HS làm việc nhóm. - HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS đọc bài.
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. ……………….. |
---------------- Còn tiếp ------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 chân trời (bản 1) Chủ đề 5: Hội chợ xuân và quản lí chi tiêu
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 chân trời (bản 1) Chủ đề 6: Phát triển bản thân, thích ứng với môi trường mới
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 chân trời (bản 1) Chủ đề 7: Yêu thương gia đình. Tôn trọng phụ nữ
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 chân trời (bản 1) Chủ đề 8: Em và môi trường xanh
- Phiếu trắc nghiệm HĐTN 5 chân trời (bản 1) Chủ đề 9: Nghề em mơ ước
CHỦ ĐỀ 5: HỘI CHỢ XUÂN VÀ QUẢN LÍ CHI TIÊU
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 17 – TUẦN 20)
(19 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)
Câu 1: Mục đích của việc ghi chép chi tiêu trong gia đình là:
A. Tiêu tiền hoang phí cho những việc không cần thiết.
B. Tiết kiệm được tiền ăn uống.
C. Giúp quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn và tránh việc dùng tiền cho những khoản không cần thiết.
D. Tránh được những thời gian nhàn rỗi.
Câu 2: Lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình là gì?
A. Tạo thêm công việc để làm.
B. Tiết kiệm được nhiều khoản chi tiêu.
C. Giúp ghi nhớ kiến thức đời sống dễ dàng.
D. Giúp mọi người trong gia đình gần nhau hơn.
Câu 3: Đâu là khó khăn khi thực hiện ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình?
A. Mất thời gian.
B. Gặp nhiều rắc rối với những con số.
C. Dễ nản lòng.
D. Lên kế hoạch trước.
Câu 4: Nhà trường tổ chức “Hội chợ xuân” để làm gì?
A. Để học sinh thỏa thích được vui chơi và trải nghiệm những không khí vui xuân của chợ Tết dân tộc.
B. Để giúp nhà trường tăng kinh phí.
C. Để nhà trường được nhiều người biết đến hơn qua lễ hội.
D. Để học sinh có hứng thú học tập.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là lợi ích của việc ghi chép các khảon chi tiêu trong gia đình?
A. Ghi nhớ được nội dung chi tiêu.
B. Khiểm soát được các khoản chi tiêu, tránh lãng phí.
C. Giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn.
D. Quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn.
Câu 2: Đâu không phải là khoản chi tiêu thiết yếu?
A. Xem phim. | C. Ăn uống. |
B. Xăng xe. | D. Tiền học. |
Câu 3: Đâu không phải là hoạt động chi tiêu trong gia đình?
A. Chi cho học tập.
B. Chi cho điện nước, chất đốt.
C. Chi cho thực phẩm.
D. Chi cho bạn bè.
Câu 4: Ý nào sau đây không phải bước thực hiện làm sổ ghi chép chi tiêu?
A. Chuẩn bị chất liệu.
B. Thiết kế các trang ghi chép theo gợi ý.
C. Đóng sổ và trang trí.
D. Ghi chép chi tiêu của bạn bè.
Câu 5: Đâu không phải là công việc cần thực hiện để tổ chức “Hội chợ xuân”?
A. Lập danh sách các mặt hàng.
B. Tham khảo giá thị trường.
C. Chuẩn bị đồ dùng.
D. Chuẩn bị nguyên – vật liệu.
---------------- Còn tiếp ------------------
CHỦ ĐỀ 6: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN,
THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (TUẦN 21 – TUẦN 23)
(21 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Đâu là đặc điểm của học sinh lớp 5?
A. Lớp lớn nhất cấp Tiểu học.
B. Lớp nhỏ nhất cấp Tiểu học.
C. Lớp lớn nhất cấp Trung học.
D. Lớp nhỏ nhất cấp Trung học.
Câu 2: Đâu là nhiệm vụ học tập của học sinh lớp 5?
A. Hoàn thành chương trình tiền Tiểu học.
B. Hoàn thành chương trình cấp Trung học phổ thông.
C. Hoàn thành chương trình cấp Trung học cơ sở.
D. Hoàn thành chương trình cấp Tiểu học.
Câu 3: Đặc điểm mới của học sinh lớp 5 là gì?
A. Chuẩn bị vào trường Trung học phổ thông.
B. Chuẩn bị vào trường Trung học cơ sở.
C. Là lớp nhỏ nhất cấp Trung học.
D. Là lớp ưu tú của cấp Tiểu học.
Câu 4: Đặc điểm mới ở trường trung học cơ sở là:
A. Mỗi tiết học dài 45 phút, mỗi buổi học 5 tiết.
B. Mỗi tiết học dài 60 phút, mỗi buổi học 5 tiết.
C. Cứ 3 tiết học ra chơi một lần.
D. Cứ 2 tiết học ra chơi một lần.
Câu 5: Đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới là:
A. Kiên trì. | C. Tự ti. |
B. Nhút nhát. | D. Hiếu thảo. |
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải những điểm khác biệt của học sinh lớp 5?
A. Lớp lớn nhất cấp Tiểu học.
B. Dự tuyển vào tiền tiểu học.
C. Hoàn thành chương trình cấp Tiểu học.
D. Chuẩn bị vào trường trung học cơ sở.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm mới ở trường trung học cơ sở?
A. Mỗi tiết học dài 45 phút.
B. Mỗi buổi học 5 tiết.
C. Có nhiều môn hơn cấp Tiểu học.
D. Có thêm môn Ngoại ngữ.
Câu 3: Bước vào môi trường học tập mới, chúng ta không cần tìm hiểu điều gì sau đây?
A. Tên và địa điểm trường.
B. Cách di chuyển từ nhà đến trường.
C. Ai là người ưu tú, tiêu biểu nhất trường.
D. Các môn học và hoạt động giáo dục.
Câu 4: Đâu không phải là đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới?
A. Hợp tác, chia sẻ. | C. Kiên nhẫn. |
B. Hòa đồng. | D. Tự ti. |
Câu 5: Đâu không phải là đức tính liên quan đến giao tiếp, ứng xử?
A. Tôn trọng. | C. Hợp tác, chia sẻ. |
B. Lắng nghe. | D. Chăm chỉ. |
---------------- Còn tiếp ------------------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 1
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa:
giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng; bài giảng kì 2 hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng, tài liệu giảng dạy hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng