Đáp án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 2 Tuần 21

File đáp án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo (Bản 2) Chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hoả hoạn - Tuần 21. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

CHỦ ĐỀ 6. PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI HOẢ HOẠN 

TUẦN 21

CHÀO CỜ: TOẠ ĐÀM "PHÒNG CHỐNG HOẢ HOẠN"

1. Tham gia buổi toạ đàm "Phòng chống hoả hoạn".

2. Chia sẻ những điều em cần ghi nhớ để phòng chống hoả hoạn.

Hướng dẫn chi tiết: 

1. Học sinh tham gia tại trường, lớp

2. Những điều em cần ghi nhớ để phòng chống hỏa hoạn:

  • Lắp đặt hệ thống điện an toàn: Sử dụng dây điện, ổ cắm có chất lượng tốt, phù hợp với công suất sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống điện để tránh chập cháy.

  • Bố trí các vật dụng dễ cháy hợp lý: Không để các vật dụng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt. Thu dọn rác thải, vật liệu dễ cháy cẩn thận.

  • Trang bị bình chữa cháy: Lắp đặt bình chữa cháy phù hợp tại các vị trí dễ lấy. Hướng dẫn thành viên gia đình cách sử dụng bình chữa cháy.

  • Tuyên truyền, giáo dục về phòng cháy chữa cháy: Nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho bản thân và gia đình.

CÁCH PHÒNG CHỐNG HOẢ HOẠN

HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU CÁC NGUY CƠ GÂY HOẢ HOẠN

1. Chỉ ra những nguy cơ gây hoả hoạn trong các tranh

2. Thảo luận về nguy cơ gây hoả hoạn khác mà em biết

Hướng dẫn chi tiết: 

1. Những nguy cơ gây hỏa hoạn trong các tranh:

Bức tranh 1: Đốt rác ở gần rơm

Bức tranh 2: Chập ổ điện 

Bức tranh 3: Đốt nương rẫy

Bức tranh 4: Hở van ga 

2. Nguy cơ gây hỏa hoạn khác mà em biết: Đường dây điện bị hở, đốt nến trong phòng kín, sử dụng điện với công suất lớn...

HOẠT ĐỘNG 2. LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ CÁCH PHÒNG CHỐNG NGUY CƠ GÂY HOẢ HOẠN

1. Thảo luận về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn.

- Khi sử dụng thiết bị điện:

+ Tắt nguồn điện ngay sau khi sử dụng;

- Khi sử dụng lửa:

+ Không đốt lá khi trời hanh khô và gần rừng;

2. Vẽ sơ đồ tư duy về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn.

3. Trình bày sơ đồ tư duy trước lớp.

Hướng dẫn chi tiết: 

1. Cách phòng chống nguy cơ gây hỏa hoạn:

- Lựa chọn thiết bị điện có công suất phù hợp với nguồn điện và dây dẫn.

- Tránh sử dụng dây điện quá tải, dẫn đến nóng chảy và nguy cơ cháy nổ cao.

- Sử dụng dây dẫn điện có chất lượng tốt, phù hợp với công suất sử dụng.

- Lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu dao, attomat, chống giật để đảm bảo an toàn.

- Phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng, chập cháy trong hệ thống điện.

- Tránh để tình trạng hệ thống điện xuống cấp, gây nguy cơ hỏa hoạn.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng lửa, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô.

- Nếu cần thiết phải đốt, cần thực hiện ở khu vực an toàn, có biện pháp phòng chống cháy lan.

- Nâng cao ý thức cho trẻ em về nguy cơ hỏa hoạn và cách sử dụng lửa an toàn.

- Không để trẻ em tự ý sử dụng lửa hoặc chơi đùa gần các nguồn lửa.

2. Sơ đồ tư duy về cách phòng chống nguy cơ gây hỏa hoạn

3. Học sinh trình bày trước lớp

SINH HOẠT LỚP: TIỂU PHẨM "PHÒNG CHỐNG HOẢ HOẠN TẠI NHÀ"

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay