Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 2 Tuần 21
Giáo án Tuần 21 sách Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 2. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 2
Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 5 chân trời bản 2 Tuần 21
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 21
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được những nguyên nhân gây hỏa hoạn để phòng chống.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng đặc thù:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: thực hiện các cách phòng chống và thoát hiểm khi có hỏa hoạn.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trong hoạt động nối tiếp và các hoạt động trong nhóm.
- Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong và sau tiết học.
- Nhân ái: Cảm thông, giúp đỡ, đồng hành cùng các bạn trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Tranh, hình ảnh liên quan đến chủ đề.
- - Video clip về một số tình huống hoả hoạn.
- Khu vực để triển lãm sản phẩm cảnh báo về hậu quả của hoả hoạn.
- - Chuẩn bị bộ thẻ cảm xúc, thiết bị dạy học.
2. Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 5.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Giấy A0/ A4, số tay, bút chì, bút màu,...
- Thẻ màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Toạ đàm “Phòng chống hoả hoạn”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Tham gia buổi toạ đàm "Phòng chống hoả hoạn". - Chia sẻ những điều em cần ghi nhớ để phòng chống hoả hoạn. b. Cách tiến hành - GV phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức cho HS tham gia buổi toạ đàm “Phòng chống hoả hoạn”. - GV nhắc nhở HS giữ trật tự và lắng nghe toạ đàm. - GV mời đại diện HS chia sẻ những điều cần ghi nhớ để phòng chống hoả hoạn sau khi tham gia buổi toạ đàm. - GV động viên, khích lệ HS chia sẻ và rút ra bài học cho bản thân sau khi tham gia toạ đàm. |
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ và rút ra bài học. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Cách phòng chống hỏa hoạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: - GV cho HS xem video về trường hợp hỏa hoạn và cách phòng chống hỏa hoạn trong trường hợp đó. https://youtu.be/jvzm2aJ_C20 (0:00 đến 6:24) - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em đã gặp tình huống liên quan đến hỏa hoạn trong thực tế chưa? + Nguyên nhân gây hỏa hoạn trong video là gì? + Nhân vật trong video nên làm gì để phòng chống hỏa hoạn? - GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Nguyên nhân gây ra cháy trong video là do việc vứt các chai thủy tinh bừa bãi. Dưới tác động tụ ánh sáng mặt trời gây ra các tia sáng nóng làm cháy các vật dễ bắt lửa trong môi trường. + Mọi người cần chú ý vứt rác đúng nơi quy định để phòng chống hỏa hoạn. - GV nhận xét, tổng kết, dẫn dắt để giới thiệu chủ đề: Để tìm hiểu cách phòng chống hỏa hoạn trước tiên ta cần tìm ra các nguy cơ và nêu các cách phòng chống hỏa hoạn. Các em hãy đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 6 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Cách phòng chống hỏa hoạn. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguy cơ gây hỏa hoạn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được những nguy cơ gây hỏa hoạn. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những nguy cơ gây hỏa hoạn - GV trình chiếu cho HS quan sát tranh trong SGK tr.66 - GV mời một số HS chỉ ra nguy cơ gây hoả hoạn; các HS khác có thể góp ý, bổ sung cho bạn. - GV chốt lại những nguy cơ gây hoả hoạn trong các tranh và giải thích lí do. + Tranh 1: Bạn HS đốt giấy quá gần đống rơm, nếu có gió thổi thì lửa có thể bén sang đống rơm gây hoả hoạn. + Tranh 2: Cắm quá nhiều thiết bị chung một ổ điện, nếu quá tải thì sẽ làm nóng khiến ổ điện bị chảy nhựa, gây hoả hoạn. + Tranh 3: Đốt rơm rạ sát bìa rừng dễ dẫn đến cháy lan, đặc biệt là dưới nhiệt độ nắng nóng của mùa hè. + Tranh 4: Bình gas bị rò rỉ, khiến khí gas tràn ra ngoài trộn lẫn với oxy trong không khí sẽ tạo thành hợp chất dễ gây cháy, nổ. Hợp chất này sẽ bốc cháy khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật bếp gas, công tắc đèn, bật lửa,... Nhiệm vụ 2: Thảo luận về nguy cơ gây hỏa hoạn khác mà em biết. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 HS, yêu cầu HS thảo luận về những nguy cơ gây hoả hoạn khác mà các em biết ngoài các tranh trong SGK (trang 66). - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. GV ghi nhận kết quả thảo luận của các nhóm và tổng kết về các nguy cơ gây hoả hoạn.
Hoạt động 2: Lập sơ đồ tư duy về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được sơ đồ tư duy về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn; từ đó, HS nhận diện được các cách phòng chống nguy cơ gây hoà hoạn. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 3 – 4 HS, yêu cầu thảo luận về cách phòng chống nguy cơ gây hoả hoạn. ………………….. |
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. ………………..
|
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 5 chân trời sáng tạo bản 2 đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo