Đáp án KHTN 8 chân trời sáng tạo Bài 12: Oxide (phần 2)
File đáp ánKHTN 8 chân trời sáng tạo Bài 12: Oxide (phần 2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIDE
Tìm hiểu oxide base phản ứng với dung dịch acid
CH: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở Thí nghiệm 1. Nếu thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4 thì có phản ứng hoá học xảy ra không? Giải thích.
Trả lời:
Hiện tượng: CuO tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch có màu xanh.
Phương trình hoá học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
Nếu thay HCl bằng H2SO4 thì phản ứng vẫn diễn ra, do CuO là oxide base nên tác dụng được với H2SO4 là acid.
CH: Hãy chọn oxide và acid tương ứng, viết phương trình hoá học tạo ra các muối sau:
- a) CaCl2.
- b) MgSO4.
- c) FeCl2.
- d) Fe2(SO4)3.
Trả lời:
- a) CaO + 2HCl → CaCl2+ H2O
- b) MgO + H2SO4→ MgSO4+ H2O
- c) FeO + 2HCl → FeCl2+ H2O
- d) Fe2O3+ 3H2SO4→ Fe2(SO4)3 + 3H2
CH: Zinc chloride (ZnCl2) có nhiều ứng dụng như: dùng làm chất sát trùng, bảo quản gỗ, …
- a) Bằng tìm hiểu từ sách, báo và internet, hãy cho biết thêm một số ứng dụng của zinc chloride.
- b) Trong phòng thí nghiệm, zinc chloride có thể được tạo ra từ zinc oxide. Tính khối lượng zinc oxide cần phản ứng với dung dịch HCl dư để thu được 34 gam zinc chloride.
Trả lời:
- a) Một số ứng dụng của zinc chloride: được dùng để mạ kẽm lên sắt, bôi vào khuôn trước khi đúc, đánh bóng thép, là hoá chất làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn. Ngoài ra, zinc chloride còn được dùng để làm chất tạo màu trắng trong sơn, chất xúc tác trong công nghiệp chế biến mủ cao su …
- b) Phương trình hoá học: ZnO + 2HCl → ZnCl2+ H2O
Tỉ lệ: 1 : 2 : 1 : 1
Theo bài ra:
Theo phương trình hoá học:
Khối lượng ZnO cần dùng là: mZnO = 0,25 × 81 = 20,25 gam.
Tìm hiểu oxide acid phản ứng với dung dịch base
CH: Quan sát Thí nghiệm 2 (Hình 12.6), hãy nêu hiện tượng và phản ứng hóa học của phản ứng xảy ra trong cốc thuỷ tinh.
Trả lời:
Hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện.
Phương trình hoá học: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
CH: Có các oxide sau: SO3, P2O5, CO, MgO. Oxide nào phản ứng được với dung dịch KOH? Oxide nào phản ứng được với dung dịch HCl? Viết phương trình hoá học của phản ứng.
Trả lời:
- Các oxide phản ứng với KOH là: SO3, P2O5.
Phương trình hoá học minh hoạ:
SO3 + 2KOH → K2SO4 + H2O
P2O5 + 6KOH → 2K3PO4 + 3H2O
- Oxide phản ứng với dung dịch HCl là: MgO
Phương trình hoá học minh hoạ:
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.
CH: Baking soda được sử dụng nhiều trong đời sống. Thành phần chính của baking soda có công thức hoá học là NaHCO3 (sodium hydrogencarbonate).
Sodium hydrogencarbonate có thể được tạo ra bằng cách cho carbon dioxide tác dụng với sodium hydroxide.
- a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.
- b) Tính thể tích carbon dioxide (đkc) và khối lượng sodium hydroxide cần để tạo ra 420 gam sodium hydrogencarbonate.
Trả lời:
- a) Phương trình hoá học của phản ứng:
CO2 + NaOH → NaHCO3.
- b) Theo bài ra:
Theo phương trình hoá học:
Thể tích carbon dioxide (đkc) cần dùng là:
Khối lượng sodium hydroxide cần dùng là:
mNaOH = 5 × 40 = 200 (gam).