Đáp án KHTN 8 chân trời sáng tạo Bài 13: Muối (phần 2)
File đáp ánKHTN 8 chân trời sáng tạo Bài 13: Muối. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
Thực hiện thí nghiệm mối phản ứng với kim loại
CH: Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng ở Thí nghiệm 1.
Trả lời:
Hiện tượng: Đinh sắt tan một phần, có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch nhạt màu dần.
Phương trình hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
CH: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
- a) Cho copper vào dung dịch silver nitrate.
- b) Cho zinc vào dung dịch iron(II) sulfate.
Trả lời:
- a) Cu + 2AgNO3→ Cu(NO3)2+ 2Ag.
- b) Zn + FeSO4→ ZnSO4+ Fe.
Thực hiện thí nghiệm muối phản ứng với base tan tong nước (dung dịch kiềm)
CH: Hãy nêu hiện tượng của Thí nghiệm 2 và đề xuất 3 phương trình hoá học khác tạo ra copper(II) hydroxide.
Trả lời:
Hiện tượng của thí nghiệm 2: Xuất hiện kết tủa xanh.
Đề xuất 3 phương trình hoá học khác tạo ra copper(II) hydroxide:
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + K2SO4
2NaOH + Cu(NO3)2 → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3.
CH: Cho các dung dịch sau phản ứng với nhau, hoàn thành các phương trình hoá học:
- a) Na2SO3+ Ba(OH)2.
- b) K2CO3+ Ba(OH)2.
- c) MgSO4+ Ba(OH)2.
Nhận xét về sản phẩm của các phản ứng trên.
Trả lời:
- a) Na2SO3+ Ba(OH)2→ BaSO3↓ + 2NaOH
- b) K2CO3+ Ba(OH)2→ BaCO2↓ + 2KOH
- c) MgSO4+ Ba(OH)2→ Mg(OH)2↓ + BaSO4↓
Sản phẩm của các phản ứng trên đều có chất kết tủa.
Thực hiện thí nghiệm muối phản ứng với dung dịch acid
CH: Hãy nêu hiện tượng của Thí nghiệm 3 và giải thích.
Trả lời:
Hiện tượng: Có khí thoát ra.
Giải thích: Dung dịch sodium carbonate phản ứng với dung dịch hydrochloric acid giải phóng khí CO2 theo phương trình hoá học:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.
CH: Hãy tìm 2 muối phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. Viết các phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.
Trả lời:
Chọn 2 muối: BaCO3 và CaCO3. Các phương trình hoá học của phản ứng:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
Thực hiện thí nghiệm muối phản ứng với muối
CH: Nêu hiện tượng của Thí nghiệm 4. Từ đó, viết các phương trình hoá học sau:
- a) Dung dịch potassium carbonate tác dụng với dung dịch calcium chloride.
- b) Dung dịch sodium sulfite tác dụng với dung dịch barium nitrate.
Trả lời:
Hiện tượng của thí nghiệm 4: có kết tủa trắng xuất hiện.
- a) K2CO3 + CaCl2→ CaCO3↓ + 2KCl.
- b) Na2SO3+ Ba(NO3)2→ BaSO3↓ + 2NaNO3.
CH: Hãy tìm 3 dung dịch muối có thể phản ứng được với dung dịch Na2CO3. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Trả lời:
Chọn 3 dung dịch muối: BaCl2; Ca(NO3)2; Ba(NO3)2.
Các phương trình hoá học:
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl
Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaNO3
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
CH: Để làm sạch lớp cặn (thường là CaCO3) trong các dụng cụ đun nước, người ta dùng giấm ăn hoặc nước ép từ quả chanh. Giải thích.
Trả lời:
Trong giấm ăn hoặc nước ép từ quả chanh có acid. Các acid này phản ứng được với lớp cặn tạo thành muối tan dễ rửa trôi. Do đó, để làm sạch lớp cặn (thường là CaCO3) trong các dụng cụ đun nước, người ta dùng giấm ăn hoặc nước ép từ quả chanh.
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA ACID, BASE, OXIDE VÀ MUỐI
Tìm hiểu mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối
CH: Hãy chọn chất thích hợp và viết các phương trình hoá học theo sơ đồ ở Hình 13.7.
Trả lời:
CH: Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
- a) CuO → CuCl2→ Cu(OH)2.
- b) CO2→ Na2CO3→ CaCO3 → CO2.
Trả lời: