Đáp án Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 18. Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
File đáp án Kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức Bài 18. Nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 18: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP VỀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Mở đầu
Câu hỏi: Em hãy kể một số cơ quan nhà nước cấp địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ hiểu biết của mình về cơ quan đó.
Trả lời:
- Trụ sở thôn: quản lý dân cư của một thôn trong địa bàn tỉnh
- Ủy ban nhân dân xã: quản lý dân cư của các thôn trên địa bàn xã cảu tỉnh
- Ủy ban nhân dân huyện: quản lý các thôn và xã trên địa bàn huyện
Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. dung của của Hiến pháp năm 2013 về về kinh tế
Câu hỏi: Nếu là T, em sẽ trả lời A như thế nào?
Trả lời:
Còn có các cơ quan xét xử:
- Tòa án nhân dân gồm: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự; Các tòa án do luật định.
- Các cơ quan kiểm sát:Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân địa phương; Viện kiểm sát quân sự.
- Chính quyền địa phương: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam
- Cơ quan quyền lực nhà nước
Câu 1: Theo em, vì sao Quốc hội và Hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước?
Trả lời:
Vì quốc hội thực hiện quyền lâp hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước.
Câu 2: Hiến pháp quy định chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là gì?
Trả lời:
- Chức năng: để thực hiện giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điêu 113 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Hội đồng nhân dân VAN định các vấn đề của địa phương do luật định như: các biện pháp khác đề phát triển kinh tế — xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vị vi phạm pháp luật khác; phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vị được phân quyền,...: giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở đa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
- Cơ quan hành chính nhà nước
Câu hỏi: Vì sao Chính phủ và Ủy ban nhân dân được gọi là cơ quan hanh chính nhà nước?
Trả lời:
Các nội dung về Chinh phủ được quy định tại chương VII (từ Điều 94 đến Điều 101) của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, chức năng. nhiệm vụ của Chinh phủ được quy định tại Điều 94 và 96 của Hiến pháp. Chinh phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoả xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chinh phủ có các nhiệm vụ, quyền hạn như: tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UỶ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ. môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; thống nhất quản li nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lí về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước..... Chính phủ chịu trách nhiệm trước
- Cơ quan tư pháp
Câu hỏi: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
Trả lời:
- Nhiệm vụ giữ vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Thông qua các hoạt động của mình, Toa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.
- Chức năng Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Bằng các hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền con người và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhà nước và xã hội.
- Chủ tịch nước
Câu 1: Theo em, Chủ tịch nước có vị trí, vai trò như thế nào?
Trả lời:
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đôi nội và đối ngoại.
Câu 2: Việc chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Thể hiện sự minh bạch, rõ ràng và đó là trách nhiệm của chủ tịch nước đối với nước Cộng hòa xã hội Việt Nam.
- Hội đồng bầu cử quốc gia, kiểm soát nhà nước
Câu 1: Theo em, vì sao Hiến pháp phải có nội dung quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm soát nhà nước?
Trả lời:
- Vì hội đồng bầu cử quốc gia là do Quốc hội thành lập, có nhiệm cụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 2: Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì? Hãy nêu ví dụ thể hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
Trả lời:
- Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều 117; chức năng , nhiệm vụ Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 118 của Hiến pháp.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp.
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân có quyền miễn nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
- Toà án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp.
- Khi thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Trả lời:
- Sai.
=> Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội Việt Nam gồm nhiều cơ quan, thiết chế tạo thành như: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chinh phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toả án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.
- Đúng
- Sai
=> Chức năng, nhiệm vụ của Ưÿ ban nhân dân được quy định tại Điều 114 của Hiến pháp năm 2013. Uÿ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Uy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở đa phương: tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên gao.
- Đúng
- Sai.
=> Tuân theo pháp luật và hiến pháp
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?
- K từ chối khi được bạn học rủ xem một clip có nội dung xuyên tạc về các cơ quan quyền lực nhà nước trên mạng xã hội.
- T vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- M biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng. không lên tiếng nhắc nhở.
- V đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.
Trả lời:
- Đồng tình. Vì bạn biết đó là thông tin không đúng sự thật nên không xem
- Đống tình. Vì bạn biết cách tìm hiểu về bộ máy nhà nước
c.Không đồng tình. M phải lên tiếng giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn
- Không đồng tình. Vì V cần tự giác làm bài tập của mình để trau dồi thêm kiến thức đồng thời hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước
Câu 3: Xử lí tình huống
- Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H bỗng quay sang hỏi:
“Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?”
Nếu là H, em sẽ trà lời câu hỏi của em gái như thế nào?
- Chính quyền xã A tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục thể thao của xã. Biết tin, C rủ V cùng đi họp nhưng V từ chối vì cho rằng trẻ em như mình đóng góp ý kiến là không có giá trị. V tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. C không đồng tình với suy nghĩ của V nhưng không biết nên giải thích thế nào để V thay đổi ý định. Nếu là C, em sẽ làm gì?
Trả lời:
- Vì Bác là là người sáng lập ra nước Việt Nam, là người có cương vị cao nhất, có tất cả mọi quyền hạn
- Nếu là C em sẽ giải thích cho V hiểu đây là cuộc họp thảo luận đóng góp ý kiến của thanh niên, nên tất cả mọi người đều có quyền đưa ra ý kiến riêng của mình và dựa trên cơ sở csac ý kiển riêng đó đưa ra những quyết định phù hợp và đúng đắn nhất
Câu 4: Em hãy nêu những việc học sinh nên làm và không nên làm để góp phản xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.
Trả lời:
- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật của nhà nước đưa ra
- Không tham gia các tệ nạn xã hội
Vận dụng
Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và vẽ sơ đồ hệ thống tổ chức của Uỷ ban nhân dân đa phương em đang sống và chia sẻ với thẳy cô cùng các bạn.
Trả lời:
HS tìm hiểu nơi mình sống và vẽ sơ đồ