Đáp án Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6_P1. VĂN BẢN Kiều binh nổi loạn

File đáp án Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6_P1. VĂN BẢN Kiều binh nổi loạn. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

VĂN BẢN. KIỀU BINH NỔI LOẠN

CHUẨN BỊ

Câu 1: Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật? Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử hay được tác giả hư cấu?

Trả lời:

  • Đoạn trích có những nhân vật: Dự Vũ, đầu bếp của Tông; Gia Thọ là gia thần, Bằng Vũ là gia binh, Quận Huy.
  • Sự kiện nào nổi bật: kiêu binh nổi loạn, giết Quận Huy, phế Trịnh cán và lập Trịnh Tông lên ngôi chúa.
  • Các nhân vật và sự kiện đó có liên quan đến lịch sử và vừa có tính hư cấu.

Câu 2: Nội dung (đề tài, chủ đề) và những hình thức nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích là gì?

Trả lời:

  • Đề tài: một cuộc nổi loạn của binh lính.
  • Chủ đề: phản ánh sự sụp đổ triều đại Lê - Trịnh và sự hỗn loạn khi kiêu binh nổi loạn.
  • Những hình thức nghệ thuật đặc sắc: sử dụng ngôi kể thứ ba, những tư liệu được trình bày hết sức cụ thể, tỉ mỉ, bút pháp tả thực.

Câu 3: Nội dung đoạn trích mang lại cho em những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm gì?

Trả lời:

Nội dung đoạn trích mang lại cho em biết về sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, nhân dân. Qua đó, thấy được một đất nước bị rữa nát từ chính quyền trung ương.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Người kể chuyện là ai?

Trả lời:

Người kể chuyện là người kể chuyện toàn tri.

Câu 2: Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông?

Trả lời:

Đầu bếp Dự Vũ là người cơ tri, nói năng rành mạch. Gia thần Gia Thọ là kẻ tinh khôn.

Câu 3: Chú ý động cơ và thái độ của đầu bếp, thân quân.

Trả lời:

Động cơ và thái độ của đầu bếp, thân quân: ban đầu nói với giọng điệu thể hiện sự khiêm nhường, e sợ rằng nếu có điều gì kinh động, sẽ bị quở trách gây tội, sau đó, tỏ ra là nghe lời vương tử và thực hiện theo mệnh lệnh đó.

Câu 4: Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ?

Trả lời:

Người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ là người kể chuyện toàn tri.

Câu 5: Chú ý lời nói, thái độ và hành động của Quận Huy.

Trả lời:

  • Lời nói: như biết trước có tai họa sắp xảy ra không lành với mình (cái chết).
  • Thái độ: không hề nao núng, sợ hãi, "nói toạc ra ở trong triều".
  • Hành động: Quận Huy đưa ra một tờ khải với nội dung: Huy Bá tố cáo Quận Viêm đang âm mưu làm phản và xin các quan hãy tra xét để trừng trị.

Câu 6: Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Khí thế của kiêu binh được miêu tả: người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau vào trong phủ; không vào được thì hò reo, quáy tháo long trời lở đất.

Câu 7: Chú ý hành động và thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh.

Trả lời:

  • Hành động: mở cửa, chống kiếm lên voi, cưỡi ra giữa sân phủ, trỏ ba quân và quát chúng.
  • Thái độ: run sợ, sợ hãi.

Câu 8: Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của Quận Huy được miêu tả qua những chi tiết: Quận Huy giương cung định bắn, chẳng may cung bị đứt dây, vớ lấy súng để nạp đạn nhưng mồi lửa tịt không cháy; quân lính thừa dịp dùng luôn câu liêm lôi viên quản tượng xuống đất mà chém; voi bước lùi trở lại; họ dùng câu liêm móc cổ Quận Huy kéo xuống, rồi đánh đấm túi bụi, giết chết ngay tại chỗ.

Câu 9: Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì?

Trả lời:

Tác dụng: khắc họa rõ nét, thêm sinh động về hình ảnh  quân lính nâng mâm lên đầu, hạ mâm xuống vai.

Câu 10: Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?

Trả lời:

Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần: phá huy dinh Quận Huy, các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Canh Tí đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.

Câu 11: Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh?

Trả lời:

Chi tiết cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh: "luôn trong mấy ngày, họ náo động cả kinh. Tông phải hạ chỉ ngăn cấm mà họ vẫn không thôi"; "sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp, rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai".

=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Kiêu binh nổi loạn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay