Đáp án Ngữ văn 10 cánh diều Bài 2. VĂN BẢN Cảm xúc mùa thu

File đáp án Ngữ văn 10 cánh diều Bài 2. VĂN BẢN Cảm xúc mùa thu. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

VĂN BẢN. CẢM XÚC MÙA THU

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.

Trả lời:

Các chi tiết miêu tả mùa thu: sương móc trắng xóa, thu hiu hắt, sóng vọt lên tận lưng trời, mây sa sầm giáp mặt đất, con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng, rộn ràng dao thước để may áo rét.

Câu 2: Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu kết?

Trả lời:

Hình ảnh “Hoa cúc” hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu – “Khóm cúc đã hai lần nở hoa”. Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt; mọi người nhộn nhịp may áo rét và giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông=> Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.

Câu 3: Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét về bước đầu về bài thơ dịch.

Trả lời:

Về ý nghĩa thì không thay đổi, tuy nhiên các câu thơ trong phần dịch thơ chau chuốt hơn.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Từ những thông tin mà em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ " Cảm xúc mùa thu" được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.

Câu 2: Xác định đề tài, thể loại, bố cục của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Trả lời:

  • Đề tài: mùa thu và cảm xúc về quê hương.
  • Thể loại: thất ngôn bát cú.
  • Bố cục: 2 phần
  • Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu
  • Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu

Câu 3: Cảnh thu trong hai câu đề và hai câu thực của bài thơ có gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà em được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ phải quan sát từ những vị trí nào?

Trả lời:

  • Hai câu đề: Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”,
    + Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.
    + Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu
    + “Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.
    + “Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm
    => Bức tranh thu ở vùng rừng núi lạnh lẽo, xơ xác, tiêu điều, hiu hắt.
  • Hai câu thực
    + Hướng nhìn của bức tranh của nhà thơ di chuyển từ vùng rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.
    + Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều: Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất; Chiều sâu: sâu thẳm và chiều xa: cửa ải.
    => Không gian hoành tráng, mĩ lệ.

Câu 4: Nỗi lòng của chủ thể trữ tình được thể hiện qua những hình ảnh nào trong bốn câu thơ cuối? Theo em, hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Trả lời:

+ Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt. => chúng ta thấy được tâm sự buồn của tác giả.
+ “Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+ “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê.
=> Diễn tả nỗi lòng dã diết, dồn nén nỗi nhớ quê hương của tác giả.
+ Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+ Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông
+ Âm thanh: tiếng chày đập vải
=> Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê.
=> Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.
Em thích nhất hình ảnh hoa cúc bởi đây là hình ảnh ước lệ ý chỉ mùa thu, cho thấy được tác giả có cách cảm nhận vô cùng sâu sắc.

Câu 5: Chỉ ra sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật trong toàn bộ tác phẩm.

Trả lời:

Chủ đề, nhan đề, nội dung cảm xúc và hình ảnh nghệ thuật được tác giả thể hiện xuyên suốt trong bài thơ. Những điều đó đều đưa người đọc cảm nhận rõ nét về nỗi lòng của kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của kẻ tha hương l­ưu lạc.

Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói lên suy nghĩ về tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ. Phải chăng đó chỉ là tâm sự riêng của tác giả?

Gợi ý:

Mùa thu là đề tài được rất nhiều thi sĩ chọn để viết lên tác phẩm của mình. Tiêu biểu có thi sĩ người Trung Quốc Đỗ Phủ cũng làm về đề tài này với bài “Thu hứng”. Tác phẩm vừa là bức tranh mùa thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức thư nói lên tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ lo cho hiện trạng của đất nước đang lâm vào cảnh hỗn loạn, thương nhớ quê hương xa xôi và tự thương cho thân phận bất hạnh của mình ở xứ người. Qua những hình ảnh nhà thơ miêu tả về cảnh mùa thu, đã giúp chúng ta thấy được Đỗ Phủ là một thi sĩ xuất sắc không chỉ phạm vi nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn vang rộng ra thế giới. Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của tác giả Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay