Đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Tế bào nhân thực (P1)

File đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Tế bào nhân thưc (P1) . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 9 - TẾ BÀO NHÂN THỰC

MỞ ĐẦU

Câu 1: Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng nước oxy già. Hình 9.1 cho thấy hiện tượng xảy ra khi nhỏ oxy già lên vết thương. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?

Trả lời:

Hiện tượng khi nhỏ oxy già lên vết thương là sủi bọt. Hiện tượng này xảy ra do khi oxy tiếp xúc với enzyme catalase có trong tế bào sẽ giải phóng O2 tạo thành các bọt khí.

A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC

Câu 1: Tên gọi tế bào nhân thực xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào?

Trả lời:

Tên gọi "tế bào nhân thực"xuất phát do tế bào này đã có nhân hoàn chỉnh, được bao bọc bởi màng nhân.

 

Câu 2: Dựa vào Hình 9.2, hãy lập bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và động vật. 

Trả lời:

  • Giống: 
  • Đều là tế bào nhân thực
  • Đều có 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân
  • Đều có các bào quan: riboxom, lysoxom, ti thể, lưới nội chất, lưới nội chất trơn, không bào, peroxixom,...
  • Khác:

Tế bào động vật

Tế bào thực vật

Không có thành tế bào bao quanh

Có thành tế bào bao quanh

Không có lục lạp

Có lục lạp

có trung tử

Không có trung tử

Không bào nhỏ

Không bào lớn

 

B. CÂU TẠO TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. NHÂN TẾ BÀO

Câu 3: Dựa vào Hình 9.3, hãy cho biết:

  1. a) Các đặc điểm của màng nhân.
  2. b) Vai trò của lỗ màng nhân.
  3. c) Những thành phần bên trong nhân tế bào.

Trả lời:

  1. a) Các đặc điểm của màng nhân: Màng nhân gồm 2 lớp (màng trong và màng ngoài), trên màng nhân có đính các ribosome và có nhiều lỗ nhỏ gọi là lỗ màng nhân.
  2. b) Vai trò của lỗ màng nhân: thực hiện trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
  3. c) Những thành phần bên trong nhân tế bào: Dịch nhân, nhân con, chất nhiễm sắc

Luyện tập: Loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc cá thể A (a), sau đó, chuyển nhân từ tế bào soma của cá thể B (b) vào. Nuôi cấy tế bào chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể này mang phần lớn đặc điểm của cá thể nào? Tại sao?

Trả lời:

Cơ thể này mang phần lớn đặc điểm của cá thể B do tế bào ban đầu có nhân của cá thể B, do đó các thông tin di truyền sẽ mang đặc điểm của cá thể B.

II. TẾ BÀO CHẤT

  1. Bào tương

 

  1. Ribosome

Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết chức năng của ribosome trong tế bào.

Trả lời:

Ribosome được cấu tạo từ rRNA và protein, gồm hai tiểu phần lớn và bé, rRNA là khuôn tổng hợp nên protein cho tế bào, các tiểu phần lớn và bé có vai trò trong quá trình tổng hợp protein.

Luyện tập: Cho biết cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người.

Trả lời:

Các kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome sẽ gắn lên các ribosome 70S, từ đó  các ribosome không thể giải mã di truyền, nên sẽ gây ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.

  1. Lưới nội chất

Câu 5:  Quan sát Hình 9.6, hãy cho biết hai loại lưới nội chất có đặc điểm gì khác nhau.

Trả lời:

Sự khác nhau giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn:

  • Lưới nội chất hạt gồm các túi dẹp xếp song song thành nhóm. Mặt ngoài màng có đính các hạt ribosome.
  • Lưới nội chất trơn gồm các ống thông với nhau tạo thành nhóm. Mặt ngoài màng không có hạt ribosome.

Câu 6: Cho biết các loại tế bào sau đây có dạng lưới nội chất nào phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào tuyến tụy, tế bào bạch cầu. Giải thích.

Trả lời:

  • Tế bào gan: Lưới nội chất trơn phát triển hơn vì gan có vai trò chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, do đó cần lưới nội chất trơn sẽ phát triển hơn để chuyển hóa đường và khử độc cho cơ thể.
  • Tế bào tuyến tụy: Lưới nội chất hạt phát triển hơn vì vai trò của tuyến tụy là tiết ra các enzyme (bản chất là protein) có vai trò cho quá trình tiêu hóa, nên lưới nội chất hạt sẽ phát triển hơn để tạo ra được nhiều enzyme.
  • Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển hơn vì chúng có vai trò tiêu diệt các nhân tố gây bệnh bằng cách tạo ra các kháng thể, chất truyền tin hóa học, enzyme nên cần có sự phát triển của lưới nội chất hạt để tạo ra các sản phẩm của bạch cầu.

Luyện tập: Những người thường xuyên uống nhiều rượu, bia sẽ có loại lưới nội chất nào phát triển? Tại sao?

Trả lời:

Người uống nhiều rượu, bia sẽ phải thực hiện quá trình chuyển hóa và thải độc ở gan nhiều hơn so với người bình thường, do đó cần có sự phát triển của lưới nội chất trơn để chuyển hóa và giải độc cho tế bào.

  1. Bộ máy Golgi

Câu 7: Dựa vào Hình 9.7, hãy:

  1. a) Cho biết các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến đâu. Cho ví dụ.
  2. b) Mô tả quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào.

Trả lời:

  1. a) Các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến các bào quan trong tế bào hoặc ra ngoài tế bào.

Ví dụ: các enzyme do lưới nội chất hạt của tuyến tụy tiết ra sẽ được bộ máy Golgi đóng gói và vận chuyển đến các tế bào gan.

  1. b) Quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào:

Protein do lưới nội chất hạt tạo ra sẽ được vận chuyển đến bộ máy Golgi đóng gói thông qua lysosome hoặc thông qua túi tiết để vận chuyển đến các bào quan trong tế bào hoặc vận chuyển ra ngoài tế bào.

Câu 8: Tại sao bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào?

Trả lời:

Bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào vì các sản phẩm từ lưới nội chất sẽ được đóng gói, biến đổi và phân phối ở phức hệ Golgi đến các vị trí khác.

Luyện tập: Giải thích mối quan hệ về chức năng của ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi.

Trả lời:

Lưới nội chất hạt chứa các ribosome, các ribosome này sẽ làm khuôn để tạo ra các protein, các protein sẽ được vận chuyển từ lưới nội chất hạt đến các vị trí khác thông qua trung gian là bộ máy Golgi. Như vật lưới nội chất hạt là trung tâm sản xuất, ribosome là khuôn mẫu và bộ máy Golgi là trung tâm vận chuyển.

  1. Ti thể

Câu 9Dựa vào Hình 9.8, hãy:

  1. a) Mô tả cấu tạo của ti thể.
  2. b) Cho biết diện tích màng ngoài và màng trong của ti thể khác nhau như thế nào. Tại sao lại có sự khác biệt này? Điều đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

  1. a) Cấu tạo của ti thể: Ti thể thường có dạng hình cầu hoặc bầu dục, là bào quan được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong chứa chất nền. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào, trên mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.
  2. b) Diện tích màng trong lớn hơn so với diện tích màng ngoài của ti thể, do màng trong gấp nếp tạo thành các mào giúp làm tăng diện tích của màng trong. Diện tích màng trong lớn hơn sẽ giúp tăng lượng enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, từ đó tăng năng suất của quá trình hô hấp tế bào.

Câu 10: Cho các tế bào sau: tế bào gan, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào biểu bì, tế bào thần kinh. Hãy xác định tế bào nào cần nhiều ti thể nhất. Giải thích.

Trả lời:

Trong các tế bào: tế bào gan, tế bào xương, tế bào cơ tim, tế bào biểu bì, tế bào thần kinh, tế bào cơ tim là tế bào cần hoạt động nhiều nhất, nên tế bào tim có nhiều ti thể nhất.

Luyện tập: Tại sao ti thể có khả năng tổng hợp một số protein đặc trưng của nó.

Trả lời:

Trong chất nền ty thể có đủ các dạng RNA và ribosome cho nên ty thể có thể tự mình tổng hợp được một số protein riêng cho ty thể.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay