Đáp án Toán 5 chân trời Bài 75: Em làm được những gì?
File đáp án Toán 5 chân trời sáng tạo Bài 75: Em làm được những gì?. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo
BÀI 75. EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?
LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Bạn Hội làm một cái hộp hình chữ nhật bằng bìa có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 3 dm rồi xếp các hình lập phương vào đầy hộp. Hỏi:
a) Nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 dm³ thì xếp được bao nhiêu hình?
b) Nếu thể tích mỗi hình lập phương là 1 cm³ thì xếp được bao nhiêu hình? (Biết bề dày của bìa không đáng kể)
Hướng dẫn chi tiết:
a) Để biết xếp được bao nhiêu hình lập phương 1 dm³ vào hộp, bạn chỉ cần nhân chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hộp lại với nhau:
5 dm×4 dm×3 dm=60 hıˋnh lập phương
b) Một dm³ bằng 1000 cm³, nên mỗi hình lập phương 1 cm³ sẽ nhỏ hơn nhiều. Bạn cần nhân thể tích hộp (đã tính ở trên là 60 dm³) với 1000 để đổi từ dm³ sang cm³:
60 dm3×1000=60000 hình lập phương
Vậy:
a) Bạn Hội có thể xếp được 60 hình lập phương cạnh 1 dm.
b) Bạn Hội có thể xếp được 60000 hình lập phương cạnh 1 cm.
Bài tập 2: Câu nào đúng, câu nào sai?
Một hình hộp chữ nhật có các mặt đối diện cùng màu và ba kích thước cùng đơn vị đo.
a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
b) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng 2 lần tổng diện tích ba mặt màu đỏ, xanh và vàng.
c) Thể tích của hình hộp chữ nhật bằng diện tích mặt màu đỏ nhân với chiều dài.
Hướng dẫn chi tiết:
Câu a sai. Vì diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.
Câu b và c đúng.
Bài tập 3: Chọn ý trả lời đúng.
Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước đã cho như hình bên.
a) Diện tích xung quanh của hộp là:
A. 375 cm² B. 750 cm C. 750 cm² D. 750 cm³
b) Diện tích toàn phần của hộp là:
A. 2 150 cm² B. 2 800 cm² C. 3 550 cm² D. 7 000 cm²
c) Thể tích của hộp là:
A. 7 000 dm³ B. 700 dm³ C. 70 dm³ D. 7 dm³
Hướng dẫn chi tiết:
a) Đáp C. 750 cm²
b) Đáp án C. 3 550 cm²
c) Đáp án D. 7 dm³
Bài tập 4: Bể kính thứ nhất có dạng hình lập phương cạnh 4 dm và chứa đầy nước. Bể kính thứ hai có dạng hình hộp chữ nhật và đang không có nước. Đổ hết nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì vừa đầy. Biết bể thứ hai có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm. Tính chiều cao của bể thứ hai. (Biết bề dày kính không đáng kể.)
Hướng dẫn chi tiết:
Thể tích của bể kính thứ nhất là:
4 x 4 x 4 = 64 (dm³)
Do đổ hết nước từ bể thứ nhất sang bể thứ hai thì vừa đầy nên chiều cao của bể kính thứ hai là:
64 : (5 x 4) = 3,2 (dm)
Vậy chiều cao của bể thứ hai là 3.2 dm.
Bài tập 5: Một bể nước có dạng hình lập phương cạnh 1,5 m.
…
=> Giáo án Toán 5 Chân trời bài 75: Em làm được những gì?