Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo

Giáo án dạy thêm Toán 5 - Chân trời sáng tạo. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy Toán 5 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 1 – ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN VÀ CÁC PHÉP TÍNH

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:
  • Ôn tập, củng cố cách đọc, viết các số tự nhiên; nhận biết được cấu tạo thập phân của số.
  • Ôn tập tính chất của dãy số tự nhiên; nhận biết số chẵn, số lẻ; tìm số lớn nhất, bé nhất; sắp xếp các số theo thứ tự; làm tròn số tự nhiên.
  • Ôn lại cách đặt tính và thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng về phép nhân đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn luyện cách đọc, viết các số tự nhiên; so sánh, sắp xếp các số tự nhiên theo đúng thứ tự; nhận biết số chẵn, số lẻ; làm tròn số tự nhiên; ôn lại cách đặt tính và thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để tính nhẩm và giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Yêu cầu cần đạt:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

- Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và nêu bài toán:

Hai xe tải cùng chở thức ăn gia súc. Biết rằng xe thứ nhất chở được 4 554 kg, xe thứ hai chở được nhiều hơn xe thứ nhất 537 kg. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu ki – lô - gam thức ăn gia súc?

- GV nêu câu hỏi: Em đã đặt phép tính gì để tìm được kết quả ở bài toán trên?

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Yêu cầu cần đạt: Nhớ lại cách so sánh, làm tròn các số tự nhiên; cấu tạo số tự nhiên; ôn tập lại cách đặt tính và thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

b. Cách thức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi:

+ HS 1: Em hãy nêu quy tắc so sánh các số tự nhiên?

+ HS 2: Em hãy nêu cách làm tròn các số tự nhiên?

+ HS 3: Viết cấu tạo của số 14 520 989.

+ HS 4: Đặt tính rồi tính.

1 532 + 2 649 = ?

- GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức.

- GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Yêu cầu cần đạt: Ôn lại cách đọc, viết các số tự nhiên; so sánh, làm tròn các số tự nhiên; ôn tập lại cách đặt tính và thực hiện các phép tính với số tự nhiên.

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1:

a. Điền vào chỗ chấm.

“Năm triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn” viết là ....

Làm tròn số 12 376 đến hàng trăm ta được số mới là ....

Số chẵn liền sau của 3 425 618 là .....

Số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số là số liền trước của ....

b. Sắp xếp các số sau: 12 528; 125 280; 1 258; 125; 1 252 800 theo thứ tự từ lớn đến bé.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân.

- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS 1 phần.

- GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV chốt đáp án.

 

Bài tập 2: Đặt tính rồi tính.

a. 12 528 + 43 156

b. 967 538 - 24 031

c.  13 658 × 15

d.  648 550 : 25

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời 4 HS lên bảng, mỗi HS một phần.

- HS còn lại quan sát, nhận xét.

- GV chốt đáp án đúng.

 

 

 

 

Bài tập 3: Điền dấu >, <, = thích hợp vào ...

a. 3 524 × 6 .... 21 144 : 2

b. 58 627 + 41 372 .... 25 593 × 4

c. 43 589 – 23 589 ..... 1 100 000 : 55

d. 153 672 : 8 ..... 16 022 + 3087

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện 1-2 HS lên bảng điền đáp án.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

Bài tập 4: Tính bằng cách thuận tiện.

a. 142 535 × 54 + 142 535 × 46

b. 123 456 : 52 – 123456 : 20

c. 45 715 × 4× 25× 2

- GV yêu cầu HS hoàn thành cá nhân.

- GV mời 3 HS lên bảng trình bày đáp án.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 5: Giải bài toán

Một kho hàng ngày thứ nhất xuất được 18 500 thùng , ngày thứ hai xuất được nhiều gấp 3 lần ngày thứ nhất và ngày thứ ba xuất được ít hơn ngày thứ nhất 5 850 thùng. Hỏi cả ba ngày kho đã xuất được bao nhiêu thùng hàng?

- GV thu chấm vở của 3 HS hoàn thành nhanh nhất.

- GV mời 1 HS lên bảng trình bày bài giải.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

 

 

 

 

 

- HS giải bài toán:

Bài giải

Xe thứ hai chở được số ki – lô – gam thức ăn gia súc là:

4 554 + 537 = 5 091 (kg)

Cả hai xe chở được số ki – lô – gam thức ăn gia súc là:

4 554 + 5 091 = 9 645 (kg)

Đáp số: 9 645 kg

 

 

 

 

- HS trả lời: Em sử dụng phép tính cộng.

 

 

 

- HS trả lời:

+ HS 1: Quy tắc so sánh hai số tự nhiên là:

Trong hai số, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.

Nếu hai số có cùng chữ số thì ta so sánh từng chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải.

+ HS 2: Quy tắc làm tròn số là:

Khi làm tròn số đến hàng bất kì, ta so sánh chữ số của hàng đó với 5. Nếu chữ số đó bé hơn 5 thì ta làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

+ HS3:

14 520 989 = 10 000 000 + 4 000 000 + 500 000 + 20 000 + 900 + 80 + 8.

+ HS 4:

Để thực hiện phép cộng hai số tự nhiên, ta làm như sau:

·        2 cộng 9 bằng 11 viết 1 nhớ 1.

·        3 cộng 4 bằng 7, thêm 1 bằng 8 viết 8.

·        5 cộng 6 bằng 11 viết 1 nhớ 1.

·        1 cộng hai bằng 3, thêm 1 bằng 4 viết 4.

Vậy 1 532 + 2 649 = 4 181.

 

 

 

Đáp án bài 1:

a.

“Năm triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn” viết là 5 235 000.

Làm tròn số 12 376 đến hàng trăm ta được số mới là 12 400.

Số chẵn liền sau của 3 425 618 là

3 425 620.

Số lẻ nhỏ nhất có ba chữ số là số liền trước của 103.

b. Thứ tự từ bé đến lớn là:

125; 1 258; 12 528; 125 280; 1 252 800.

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

 

 

 

Đáp án bài 2:

a.                           b.

            

c.

d.

- HS chữa bài.

 

Đáp án bài 3:

a. 3 524 × 6 > 21 144 : 2

b. 58 627 + 41 372 < 25 593 × 4

c. 43 589 – 23 589 = 1 100 000 : 55

d. 153 672 : 8 > 16 022 + 3 087

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

Đáp án bài 4:

a. 142 535 × 54 + 142 535 × 46

= 142 535 × (54+46)

= 142 535 × 100

= 14 253 500.

b. 123 456 : 52 – 123456 : 20

= 123 456 : (52 – 20)

= 123 456 : 32

= 3 858.

c. 45 715 × 4× 25× 2

= 45 715 × 2 × 25 × 4

= 45 715 × 2 × 100

9 143 000.

- HS quan sát, sửa bài.

 

Đáp án bài 5:

Bài giải

Ngày thứ hai kho xuất được số thùng hàng là:

18 500 × 3 = 55 500 (thùng)

Ngày thứ ba kho xuất được số thùng hàng là:

18 500 – 5 850 = 12 650 (thùng)

Cả ba ngày kho xuất được số thùng hàng là:

18 500 + 55 500 + 12 650 = 86 650 (thùng)

Đáp số: 86 650 thùng hàng.

- HS quan sát, nhận xét.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

 

Trường:.....................

Lớp:............................

Họ và tên:...................

PHIẾU HỌC TẬP

I. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Kết quả của phép tính 54 105 × 2 là số liền sau của:

A. 108 210.

B. 108 209.

C. 108 208.

D. 108 207.

Câu 2: Tích của 256 985 × 2 × 5  có chữ số hàng trăm nghìn bằng:

A. 5.

B. 6.

C. 9.

D. 8.

Câu 3: Giá trị biểu thức 700 800 – 12 300 × 3 khi làm tròn chữ số hàng nghìn là:

A. 663 900.

B. 673 900.

C. 664 000.

D. 670 000.

Câu 4: Mai và Hoa mua chung 45 quyển vở và phải trả hết số tiền là 360 000 đồng. Biết rằng Mai trả nhiều hơn Hoa 56 000 đồng. Mai đã mua số quyển vở là:

A. 26 quyển vở.

B. 27 quyển vở.

C. 19 quyển vở.

D. 18 quyển vở.

Câu 5: Chọn đáp án sai.

A. 1 050; 1 052; 1 054; 1 056 là các số chẵn liên tiếp.

B. Trong số 90 899 999, chữ số 8 có giá trị là 800 000.

C. Kết quả của phép tính 15 030 + 14 070 là 29 100.

D. Làm tròn số 95 938 672 đến hàng triệu ta được số mới là 96 000 000.

II. Phần tự luận

Bài 1: Cho các số sau: 9 520; 2 768; 15 702; 508 729; 8 240 654.

a. Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.

b. Làm tròn các số chẵn đến hàng nghìn.

c. Tìm giá trị chữ số 2 của các số trong dãy số trên.

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 2: Đặt tính rồi tính:

     a. 28 743 + 11 257              b. 43 587 – 35 216               c. 16 386 × 15   

     ...........................                  .............................                .............................

     ...........................                  .............................                .............................

     ...........................                  .............................                .............................

 

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức.

a. 640 600 + 71 880 : 5                                 b. 568 904 – 30 000 × 8

= ....................................                                = ....................................

= ....................................                                = ....................................

c. 12 085 × 74 + 12 085 × 26                        d. 450 000 : 15 – 105 000 : 15

= ....................................                                = ....................................

= ....................................                                = ....................................

 

Bài 4*: Cho biểu thức: A = 18 650 – 7 064 × a.

a. Với a = 2, giá trị của biểu thức A là bao nhiêu?

b. Tìm giá trị của a để biểu thức A có giá trị lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Bài 5: Biểu đồ sau cho biết “Lượng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu ở Việt Nam” năm 2018.

a. Tính tổng số lượng xuất khẩu của năm mặt hàng trên.

b. Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng số lượng xuất khẩu của bốn mặt hàng còn lại là bao nhiêu tấn?

Bài giải

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 6: Tổng của hai số là số chẵn lớn nhất có 4 chữ số. Biết rằng hiệu số lớn và số bé là số chẵn bé nhất có 3 chữa số. Tìm hai số đó.

Bài giải

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

C

A

D

II. Phần tự luận

Bài 1:

a. Thứ tự từ lớn đến bé là: 2 768; 9 520; 15 702; 508 729; 8 240 654.

b. Các số chẵn làm tròn đến hàng nghìn là: 3 000; 10 000; 16 000; 8 241 000.

c.

Giá trị chữ số 2 của số 9 520 là 20.

Giá trị chữ số 2 của  số 2 768 là 2 0000.

Giá trị chữ số 2 của số 15 702 là 2.

Giá trị chữ số 2 của 508 729 là 20.

Giá trị chữ số 2 của số 8 240 654 là 2 000 000.

 

 

Bài 2:

           a.                                           b.                                    c.

                                                            

Bài 3:

a. 640 600 + 71 880 : 5                                 b. 568 904 – 30 000 × 8

= 640 600 + 14 376                                       = 568 904 – 240 000

= 654 976                                                       = 328 904.

c. 12 085 × 74 + 12 085 × 26                        d. 450 000 : 15 – 105 000 : 15

= 12 085 × (74 + 26)                                     = (450 000 – 105 000) : 15

= 1 208 500                                                  = 23 000.

Bài 4*:

a. Với a = 2, ta có: A = 18 650 - 7 064 × 2

                                  = 18 650 - 14 128

                                  = 4 522

b. A có giá trị lớn nhất khi 7064 × a có giá trị nhỏ nhất. Vậy a = 0.

Khi đó giá trị lớn nhất của biểu thức A = 18 650 - 7 064 × 0 = 18 650.

Bài 5:

Bài giải

a.

Tổng số lượng xuất khẩu của năm mặt hàng là:

373 498 + 1 878 278 + 232 750 +6 114 934 + 127 338 = 8 726 798 (tấn)

b. Lượng gạo xuất khẩu nhiều hơn tổng lượng xuất khẩu của 4 mặt hàng còn lại là:

6 114 934 – (8 726 798 – 6 114 934) = 3 503 070 (tấn)

Đáp số: a. 8 726 78 tấn.

               b. 3 503 070 tấn.

Bài 6:

Bài giải

Số chẵn lớn nhất có 4 chữ số là: 9 998

Số chẵn bé nhất có 3 chữ số là: 100

Số lớn là:

(9 998 + 100) : 2 = 5 049

Số bé là:

9 998 – 5 049 = 4 949

Đáp số: Số lớn: 5 049

           Số bé: 4 949

*Rút kinh nghiệm:

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………..

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ:

- Về nhà hoàn thành phiếu học tập (nếu chưa xong).

- Đọc và xem lại các dạng bài trong buổi học.

 

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo

Đang liên tục cập nhật ....

=> Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án dạy thêm toán 5 sách mới, giáo án dạy thêm chân trời toán 5, giáo án toán 5 dạy thêm cv 2345 sách mới, giáo án dạy thêm 2345 toán 5 sách chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy môn Toán Tiểu học

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Chat hỗ trợ
Chat ngay