Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 9: quản lí tiền

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 9: quản lí tiền. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: QUẢN LÍ TIỀN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quản lí tiền là

  • A. Biết tiết kiệm tiền trong mọi hoàn cảnh.
  • B. Biết ghi chép lại chi tiêu của bản thân.
  • C. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • D. Biết dùng tiền để đầu tư sinh lời.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

  • A. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
  • B. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • C. Rèn luyện tiết kiệm.
  • D. Chủ động chi tiêu hợp lí.

Câu 3: Đâu không phải nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

  • A. Chi tiêu hợp lí.
  • B. Gửi tiền ở ngân hàng.
  • C. Tiết kiệm thường xuyên.
  • D. Tăng nguồn thu.

Câu 4: Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Rèn luyện tiết kiệm.
  • C. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • D. Đầu tư cho tương lai.

Câu 5: Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm

  • A. Tiết kiệm tiền.
  • B. Quản lí tiền.
  • C. Chỉ tiêu tiền.
  • D. Phung phí tiền.

Câu 6: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh không nên thực hiện hoạt động nào dưới đây

  • A. Gia tăng sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán.
  • B. Cộng tác với một số tờ báo, tranh tin điện tử tuổi học trò để viết tin, bài.
  • C. Thu gom phế liệu.
  • D. Lấy trộm tiền của các bạn học khác. 

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Tiền là một (1)………. quan trọng trong cuộc sống nhưng tiền không phải là (2)………... Hiểu đúng về tiền và biết cách sử dụng đồng tiền (3)……… sẽ giúp mỗi cá nhân làm chủ cuộc sống và thành công trong tương lai.”

  • A. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) tiết kiệm.
  • B. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) để sinh lời.
  • C. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) hợp lí.
  • D. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) để đầu tư.

Câu 8: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm

  • A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
  • B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
  • C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
  • D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Câu 9: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức

  • A. Chia sẻ.
  • B. Thông cảm.
  • C. Tự lập.
  • D. Trách nhiệm.

Câu 10: Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta

  • A. Được mọi người xung quanh yêu quý.
  • B. Chủ động chi tiêu hợp lí.
  • C. Trở lên giàu có.
  • D. Rèn luyện khả năng ghi nhớ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCABAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDCBDB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chi tiêu có kế hoạch là

  • A. Mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
  • B. Tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
  • C. Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
  • D. Mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền

  • A. Còn người thì còn của.
  • B. Của chợ trả chợ.
  • C. Thắt lưng buộc bụng.
  • D. Của thiên trả địa.

Câu 3: Hằng ngày bố bạn T thường lấy nước sạch sinh hoạt gia đình để tưới rau, trong khi nhà T có một chiếc ao khá to. Sau khi học xong bài này, nếu là T em sẽ khuyên bố như thế nào

  • A. Không nói gì cả, vì đó không phải là việc người lớn.
  • B. Khuyên bố dùng nước ngoài ao để tưới rau, nước sạch để dùng cho sinh hoạt gia đình.
  • C. Đồng tình với việc làm đó của bố. 
  • D. Lấy nước sạch ra tưới rau giúp bố.

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm

  • A. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.
  • B. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân.
  • C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết.
  • D. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.

Câu 5: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây có liên quan đến quản lí tiền

  • A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
  • B. Miệng ăn núi lở.
  • C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  • D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Câu 6: Số trường hợp trong những trường hợp sau đây không phải biểu hiện của việc thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống

(1)  Mỗi lần đi chơi, mẹ Tùng đều cố gắng lựa chọn mua những thực phẩm vừa tươi, rẻ, vừa đảm bảo vệ sinh để nấu cho cả nhà những bữa ăn ngon.

(2)  Để tiết kiệm tiền cho bố mẹ, A thường không ăn sáng và đút tiền vào lợn đất

(3)  Sau khi học xong, Hạnh luôn bọc lại cẩn thận những cuốn sách cũ của mình và mang đến Hội khuyến học của Phường để gửi tặng các bạn học sinh nghèo.

(4)  Toàn luôn giữ gìn sách giáo khoa cẩn thận để sau này cho em mình học.

(5)  Mặc dù bị đau nhưng để tiết kiệm tiền, ông N đã quyết không đi bệnh viện khám chữa.

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 5.
  • D. 3.

Câu 7: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

  • A. Bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • B. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • C. Không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. Đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 8: Các nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là

  • A. Hạn chế mua sắm, chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.
  • B. Chi tiêu hợp lí, gửi tiền cho cha mẹ và tăng nguồn thu.
  • C. Tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.
  • D.  Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

Câu 9: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây

  • A. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chật và tinh thần.
  • B. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.
  • C. Khó có động lực để chăm chỉ làm việc.
  • D. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

Câu 10: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây

  • A. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.
  • B. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
  • C. Thu gom phế liệu.
  • D.  Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCCBBA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBDBC



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Bản thân em đã có các khoản thu nào? Theo em, các khoản tiền đó chủ yếu đến từ đâu?

Câu 2 (4 điểm). Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?

  • A. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập. 
  • B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.
  • C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả. 
  • D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.

E. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Bản thân em đã có các khoản thu là:

 - Tiền lì xì ngày tết.  - Tiền thưởng từ nhà trường.  - Tiền bố mẹ cho.  - Tiền thu gom bán giấy vụn.

Các khoản tiền đó chủ yếu đến từ người lớn cho hoặc có thành tích nhà trường khen thưởng.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Việc làm của bạn K, M, D là thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả vì các bạn đều biết chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.  - Việc làm của bạn H, X thể hiện nguyên tắc quản lí tiền không hiệu quả vì các bạn đều không chi tiêu hợp lí, chưa biết cách tiết kiệm tiền.

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Hãy nêu một số cách tạo nguồn thu nhập cá nhân

Câu 2 (4 điểm). Nhiều người nghĩ đến việc chăm chỉ kiếm tiền nhưng ít khi nghĩ đến việc quản lí tiền sao cho hiệu quả. Em hãy trao đổi với các bạn về cách quản lí chi tiêu hợp lý.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích và điều kiện, để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đình và xã hội. Ví dụ, học sinh chúng ta có thể tạo nguồn thu nhập cá nhân bằng việc tự sáng tạo, tái chế những chai lọ, vật phẩm nhựa thành những đồ dùng sáng tạo, đẹp mắt và hữu dụng, có thể thu gom những sách vở, báo không dùng đến để bán giấy vụn,…

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Để quản lí tiền một cách hiệu quả, chúng ta nên:  + Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.  + Chia khoản tiền ra thành các phần nhỏ, mỗi phần tương ứng với một mục tiêu khác nhau. Ví dụ: khoản tiêng dành để mua sách và đồ dùng học tập; khoản tiền tiết kiệm…  + Chỉ mua những đồ thực sự cần thiết.

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quản lí tiền là

  • A. Biết tiết kiệm tiền trong mọi hoàn cảnh.
  • B. Biết ghi chép lại chi tiêu của bản thân.
  • C. Biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
  • D. Biết dùng tiền để đầu tư sinh lời 

Câu 2. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây có liên quan đến quản lí tiền

  • A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
  • B. Miệng ăn núi lở.
  • C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  • D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Câu 3. Biểu hiện nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm

  • A. Hạn chế sử dụng tiền bạc quá mức.
  • B. Sử dụng sản phẩm làm ra một cách hợp lí với nhu cầu bản thân.
  • C. Mua sắm vật dụng đắt tiền chưa thật cần thiết.
  • D. Phung phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian.

Câu 4. Đâu không phải nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

  • A. Chi tiêu hợp lí.
  • B. Gửi tiền ở ngân hàng.
  • C. Tiết kiệm thường xuyên.
  • D. Tăng nguồn thu.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu lợi ích của việc biết tiết kiệm tiền

Câu 2 (2 điểm): Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiện quả?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCABB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Đặt mục tiêu tiết kiệm sẽ cho chúng ta động lực để không tiêu tiền hoang phí, biết lên kế hoạch để tiêu tiền một cách hợp lí, cho ta động lực để nghĩ ra cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng, hơn nữa có thể giúp ta mua được một số món quà tặng người thân, bạn bè4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Việc quản lí tiền hiệu quả không đơn giản chỉ là việc sử dụng tiền một cách hợp lí mà cũng có thể việc chúng ta làm tăng nguồn thu nhập. Việc quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động hơn trong cuộc sống, rèn luyện kĩ năng làm việc có mục đích

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Tiền là một (1)………. quan trọng trong cuộc sống nhưng tiền không phải là (2)………... Hiểu đúng về tiền và biết cách sử dụng đồng tiền (3)……… sẽ giúp mỗi cá nhân làm chủ cuộc sống và thành công trong tương lai.”

  • A. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) tiết kiệm.
  • B. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) để sinh lời.
  • C. (1) phương tiện; (2) tất cả; (3) hợp lí.
  • D. (1) lĩnh vực; (2) tất cả; (3) để đầu tư. 

Câu 2. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm

  • A. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.
  • B. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000 đ, A chỉ ăn hết 10.000 đ và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.
  • C.  Thấy T xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho T hiểu cần phải tiết kiệm nước.
  • D. H có thói quen khóa vòi nước và tắt điện nhà vệ sinh sau khi sử dụng xong.

Câu 3.  Số trường hợp trong những trường hợp sau đây không phải biểu hiện của việc thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống

(6)  Mỗi lần đi chơi, mẹ Tùng đều cố gắng lựa chọn mua những thực phẩm vừa tươi, rẻ, vừa đảm bảo vệ sinh để nấu cho cả nhà những bữa ăn ngon.

(7)  Để tiết kiệm tiền cho bố mẹ, A thường không ăn sáng và đút tiền vào lợn đất

(8)  Sau khi học xong, Hạnh luôn bọc lại cẩn thận những cuốn sách cũ của mình và mang đến Hội khuyến học của Phường để gửi tặng các bạn học sinh nghèo.

(9)  Toàn luôn giữ gìn sách giáo khoa cẩn thận để sau này cho em mình học.

(10)                Mặc dù bị đau nhưng để tiết kiệm tiền, ông N đã quyết không đi bệnh viện khám chữa.

  • A. 4.
  • B. 2.
  • C. 5.
  • D. 3.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

  • A. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
  • B. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.
  • C. Rèn luyện tiết kiệm.
  • D. Chủ động chi tiêu hợp lí.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hãy nêu một số nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả

Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả là gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCADA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả:

 - Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.  - Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.  - Chỉ chỉ tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

 - Quản kí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.  - Quản lí tiền giúp cho chúng ta biết cách sử dụng tiền vào những việc bổ ích, hợp lí.

2 điểm

=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 9: Quản lí tiền

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay