Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 7: ứng phó với tâm lý căng thẳng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 7: ứng phó với tâm lý căng thẳng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực

  • A. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
  • B. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!
  • C. Mình làm gì cũng thất bại!
  • D. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!

Câu 2: H chuẩn bị thi hùng biện trước toàn trường nên cảm thấy rất lo lắng, hồi hộp. Trước khi thi, H đã dành thời gian hít thở sâu và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt thôi, mình đã luyện tập rất nhiều rồi”. Cuối cùng, H đã có phần thi rất ấn tượng và nhận được kết quả tốt. Việc làm của H thể hiện bạn là người

  • A. Biết quan tâm, chia sẻ tới mọi người.
  • B. May mắn và tự tin.
  • C. Biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng.
  • D. Rất coi trọng thành tích.

Câu 3: Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống sau

Khi em bị một nhóm bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc về ngoại hình, em cảm thấy rất áp lực.

  • A. Cố gắng không để tâm đến những lời trêu chọc của các bạn.
  • B. Im lặng chịu đựng sự trêu chọc của các bạn và tự ti về bản thân.
  • C. Lôi kéo, rủ rê các bạn khác để tìm cách trả thù nhóm bạn kia.
  • D. Nói chuyện thẳng thắn với nhóm bạn đó, bày tỏ cảm xúc và tìm cách giải quyết.

Câu 4: Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, đầu tiên chúng ta cần

  • A. Đối diện với vấn đề khiến bản thân thấy căng thẳng.
  • B. Đề ra các biện pháp giải quyết dự kiến.
  • C. Tạo cho bản thân một suy nghĩ tích cực.
  • D. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.     

Câu 5: Ứng phó với tâm lý căng thẳng là

  • A. Cách con người né tránh và trốn khỏi những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.
  • B. Cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.
  • C. Cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.
  • D. Cách con người đối diện hoặc né tránh những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách nhanh nhất.

Câu 6: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây

  • A. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.
  • B. Kệ bạn, bạn thân - thân ai người ấy lo.
  • C. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
  • D. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

Câu 7: Thiền là một trong số những cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng. Số phát biểu đúng trong những phát biểu dưới đây là

(1) Thiền là một phương pháp luyện tập về tinh thần và thể chất đã đã được áp dụng từ lâu đời để tăng sự bình tĩnh và thư giãn cho cơ thể.

(2) Chúng ta bắt buộc phải ngồi nếu muốn thiền.

(3) Thiền có thể giúp cải thiện giấc ngủ, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.

(4) Thiền được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở giúp cơ thể có thể nhận thức rõ ràng được các suy nghĩ, hành động cũng như mọi diễn biến xung quanh khi chúng phát sinh và biến mất.

(5) Thiền định hay còn có tên gọi khác là thiền Phật giáo.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 8: Trong quá trình ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, sau khi đề ra các biện pháp giải quyết, chúng ta cần

  • A. Thực hiện biện pháp khả thi nhất.
  • B. Thực hiện các biện pháp khả thi.
  • C. Thực hiện lần lượt các biện pháp.
  • D. Chọn lọc các giải pháp khả thi.

Câu 9: M đang là học sinh cuối cấp, áp lực thi cử thi vào trường công lập khiến M cảm thấy mệt mỏi, chán nản, dễ cáu gắt, nhiều lần M bỏ trốn tiết đi chơi để giải tỏa căng thẳng. Nếu là bạn của M, em sẽ làm gì

  • A. Nói chuyện M trốn học với bộ mẹ M.
  • B. Nói chuyện, chia sẻ và động viên M cố gắng đi học đầy đủ.
  • C. Mặc kệ không quan tâm.
  • D. Nói xấu M trước mặt bạn bè.

Câu 10: Đâu là cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng

  • A. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
  • B. Đập phá đồ đạc.
  • C. Uống bia, rượu.
  • D. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBCDDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBDBA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi những căng thẳng vượt quá ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra ảnh hưởng nào sau đây

  • A. Con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần
  • B. Con người rơi vào trạng thái sang chấn tâm lí, tuyệt vọng.
  • C. Rèn luyện khả năng chịu đựng trước những khó khăn cuộc sống.
  • D. Dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng và đưa ra những quyết định sai lầm.

Câu 2: Đâu không phải một bước để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

  • A. Giữ vững tinh thần, chuẩn bị một tâm thái tốt.
  • B. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.
  • C. Chọn lọc các giải pháp khả thi.
  • D. Đánh giá kết quả đạt được.

Câu 3: Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực

  • A. Chẳng ai quan tâm tới mình.
  • B. Mình học thế này thì sẽ thi trượt mất.
  • C. Bạn bè không thích chơi với mình. 
  • D. Thất bại là mẹ thành công. Mình có thế thành công ở những lần sau.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây đúng

  • A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao là một cách để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.
  • B. Khi căng thẳng, cần tự mình vượt qua, không nên tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Vì như thế sẽ bị ỉ lại.
  • C. Khi ứng phó căng thẳng, sau khi đề ra các biện pháp giải quyết, cần chọn lọc giải pháp khả thi nhất, nhanh nhất.
  • D. Suy nghĩ tiêu cực khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 5: Sắp xếp các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng theo đúng thứ tự

(1) Chọn lọc các giải pháp khả thi.

(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3) Thực hiện các biện pháp khả thi

(4) Đánh giá kết quả đạt được.

(5) Đề ra các biên pháp giải quyết.

  • A. (2), (1), (5), (3), (4).
  • B. (2), (5), (1), (3), (4).
  • C. (5), (2), (3), (4), (1).
  • D. (2), (1), (5), (4), (3).

Câu 6: Ngoài việc học ở trường, K phải thường xuyên đi học ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến K thấy mệt mỏi. Kì kiểm tra tới, lượng kiến thức cần ôn tập nhiều hơn khiến K càng căng thẳng đau đầu, chán ăn, mất ngủ và kết quả học tập giảm sút. K đã rơi vào trạng thái nào sau đây

  • A. Bị bạo lực học đường.
  • B. Tâm lí căng thẳng.
  • C. Tâm lí bi quan.
  • D. Bị bạo lực gia đình.

Câu 7: Em sẽ chọn cách giải quyết như thế nào trong tình huống sau

Khi học lực của em chỉ ở mức vừa phải nhưng bố mẹ lại mong muốn em đạt học sinh giỏi và đứng đầu lớp, em cảm thấy rất áp lực.

  • A. Cố gắng học bằng mọi cách để đạt được điều bố mẹ mong muốn, kì vọng ở mình.
  • B. Không để tâm đến mong muốn của bố mẹ và cứ học bình thường.
  • C. Đặt mục tiêu phù hợp và tìm cơ hội để bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ.
  • D. Chán nản vì cho rằng bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích mà không hiểu và quan tâm mình.

Câu 8: Đâu không phải cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng

  • A. Cố gắng có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
  • B. Trốn trong phòng để khóc.
  • C. Thường xuyên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên.
  • D. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.

Câu 9: Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách

  • A. Sống tự lập.
  • B. Ứng phó với bạo lực gia đình.
  • C. Ứng phó với bạo lực học đường.
  • D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Câu 10: Đâu không phải cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng

  • A. Dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi.
  • B. Tập thiền, yoga.
  • C. Nóng giận, quát mắng người khác.
  • D.  Nghe nhạc thư giãn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAADAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBCBDC



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày các biện pháp ứng phó căng thẳng

Câu 2 (4 điểm). Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu,…  - Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.  - Suy nghĩ tích cực.  - Viết nhật kí.  - Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.  - Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.  - Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Khi căng thẳng chúng ta không nên tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai là việc chúng ta không nên làm khi rơi vào trạng thái căng thẳng

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Em hãy chia sẻ cách ứng phó đã từng áp dụng với một tình huống căng thẳng trước đây. Em đánh giá như thế nào về hiệu quả của cách thức đó?

Câu 2 (4 điểm). A là học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, A đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy A cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên chọn cách ứng xử nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Tình huống gặp phải: Trên đường đi học về, em luôn bị một người đàn ông lạ mặt đi xe máy đi phía sau. Em cảm thấy rất lo sợ và luôn phóng nhanh về nhà.  - Cách ứng phó: Em đã bình tĩnh và trình bày với mẹ về sự việc đó. Sau đó, em luôn đi học về cùng nhóm đông các bạn chứ không đi một mình nữa.  - Hiệu quả của cách thức đó là: em đã không bị người đàn ông đó bám theo nữa, tinh thần cũng không còn sợ hãi nữa.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn để bạn vượt qua được trạng thái căng thẳng tiêu cực

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Có mấy bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 2. Bố mẹ A dạo này hay cãi vã, bất hòa, có lúc còn nghe bố mẹ nói sẽ li hôn. A cảm thấy rất buồn, lo sợ và bất an, không biết gia đình mình sẽ ra sao, hai anh em sẽ thế nào. Mỗi khi như vậy, A lại vùi đầu vào xem phim hoặc chơi trò chơi điện tử để né tránh cảm xúc của mình, khiến kết quả học tập sa sút. Trong tình huống này bạn A chưa biết cách

  • A. Sống tự lập.
  • B. Ứng phó với bạo lực gia đình.
  • C. Ứng phó với bạo lực học đường.
  • D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Câu 3.  Sắp xếp các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng theo đúng thứ tự

(1) Chọn lọc các giải pháp khả thi.

(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

(3) Thực hiện các biện pháp khả thi

(4) Đánh giá kết quả đạt được.

(5) Đề ra các biên pháp giải quyết.

  • A. (2), (1), (5), (3), (4).
  • B. (2), (5), (1), (3), (4).
  • C. (5), (2), (3), (4), (1).
  • D. (2), (1), (5), (4), (3).

Câu 4. Đâu không phải cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng

  • A. Cố gắng có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
  • B. Trốn trong phòng để khóc.
  • C. Thường xuyên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên.
  • D. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Em hãy nêu trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳn

Câu 2 (2 điểm): Gần đây, T nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt xuất hiện mụn, T cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T, em nên chọn cách ứng xử nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCDBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 - Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.  - Tìm các cách để giải quyết vấn đề.  - Chọn cách giải quyết khả thi nhất.  - Tiến hành giải quyết các vấn đề đó.  - Vượt qua sự căng thẳng4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Trong trường hợp này, nếu là bạn của T em sẽ: trò chuyện, chia sẻ và động viên T, giúp T hiểu rằng: những thay đổi về ngoại hình là do bản thân T đang ở tuổi dậy thì, nên không cần lo lắng quá.

2 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người (1)………. và (2)………. những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách (3)……….”

  • A. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) tiêu cực.
  • B. (1) đối diện; (2) giải quyết; (3) tích cực.
  • C. (1) đối diện; (2) vượt qua; (3) tích cực.
  • D. (1) né tranh; (2) vượt qua; (3) nhanh nhất. 

Câu 2. Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, đầu tiên chúng ta cần

  • A. Đối diện với vấn đề khiến bản thân thấy căng thẳng.
  • B. Đề ra các biện pháp giải quyết dự kiến.
  • C. Tạo cho bản thân một suy nghĩ tích cực.
  • D. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.    

Câu 3. Câu nói nào dưới đây thể hiện thái độ tích cực

  • A. Mình học thế này sẽ thi trượt mất!
  • B. Mình sẽ tìm được những người bạn tốt!
  • C. Mình làm gì cũng thất bại!
  • D. Chẳng ai quan tâm đến mình cả!

Câu 4. Đâu là cách thức tích cực để ứng phó căng thẳng

  • A. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
  • B. Đập phá đồ đạc.
  • C. Uống bia, rượu.
  • D. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai..

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Em đã rơi vào những tình huống căng thẳng nào? Cách em thoát khỏi tình huống đó là gì?

Câu 2 (2 điểm): P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy căng thẳng. Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCDBA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Em hay bị căng thẳng trong học tập do áp lực điểm số và khối lượng bài tập quá nhiều.

Cách khắc phục: em lập 1 thời gian biểu hợp lý giữa việc học và việc giải trí, trong quá trình học nếu em có khó khăn gì em sẽ tâm sự với bố mẹ, bạn bè và thầy cô và tham khảo lời khuyên từ họ. Ngoài ra mỗi khi căng thẳng em thường viết nhật ký

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử: bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn trong việc bảo quản đồ. Em không nên dấu diếm hoặc nói dỗi bố mẹ, vì việc đó sẽ khiến cho bản thân căng thẳng hơn

2 điểm

=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay