Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 2: bảo tồn di sản văn hóa
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo Bài 2: bảo tồn di sản văn hóa. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?
- A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.
- C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- D. Di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 2: Học sinh có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa?
- A. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
- B. Học sinh không có trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
- C. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.
- D. Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
Câu 3: Bảo vật của quốc gia là gì?
- A. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.
- B. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
- C. Là hiện vật được lưu truyền lại có từ năm trăm tuổi trở lên.
- D. Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 4: Hành động nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa?
- A. Lấy cắp cổ vật về nhà cất giấu theo mục đích cá nhân.
- B. Kịch liệt phản đối, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.
- C. Buôn bán, trao đổi, cho tặng cổ vật không có giấy phép.
- D. Làm bản sao cổ vật nhằm mục đích cá nhân mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước.
Câu 5: Những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được gọi là gì?
- A. Di sản văn hóa phi vật thể
- B. Di sản văn hóa vật thể
- C. Di tích lịch sử - văn hóa
- D. Danh lam thắng cảnh
Câu 6: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá ?
- A. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.
- B. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường.
- C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan.
- D. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.
Câu 7: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là ?
- A. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
- B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
- C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
- D. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
Câu 8: Di sản văn hóa bao gồm ?
- A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
- C. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
- D. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
Câu 9: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
- A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.
- B. Đập phá các di sản văn hoá..
- C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền.
- D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá.
Câu 10: Nhận định nào sau đây đúng đối với di sản văn hóa?
- A. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- B. Di sản văn hóa bao gồm di sản lịch sử và di sản quốc gia.
- C. Di sản văn hóa là những di sản văn hóa vật thể như: lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- D. Di sản văn hóa là những di sản văn hóa phi vật thể như: một số tín ngưỡng, loại hình nghệ thuật dân tộc.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | C | B | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | D | C | B | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây góp phần bảo tồn di sản văn hóa?
- A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
- C. Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.
- D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học trở thành các di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc được:
- A. Lưu truyền từ đời này qua đời khác
- B. Lưu truyền trên toàn thế giới
- C. Thương mại hóa mang lại thu nhập cho ngành du lịch.
- D. Cả 3 phương án đều đúng
Câu 3: Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá được thể hiện trong văn bản nào hiện nay?
- A. Luật Nhà ở 2014.
- B. Luật Đất Đai 2014.
- C. Bộ luật Dân sự 2015.
- D. Luật Di sản văn hoá năm 2001.
Câu 4: Hát Xoan – Phú Thọ được UNESCO chính thức đưa trở thành Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm bao nhiêu?
- A. 2017.
- B. 2018.
- C. 2019.
- D. 2020.
Câu 5: Câu ca dao nào dưới đây về di sản văn hoá của Việt Nam. ?
- A. Ai về Nội Duệ, Cầu Lim Nghe câu quan họ, đi tìm người thương.
- B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- C. Ai ơi, bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!
- D. Người ta đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Câu 6: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về di sản văn hóa?
- A. Di sản văn hoá là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha đã dày công tạo dựng.
- B. Mê tín dị đoan, hủ tục, tư tưởng lạc hậu là một phần di sản phi vật thể của dân tộc.
- C. Di sản văn hoá là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
- D. Di sản văn hoá đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam.
Câu 7: Khi tìm được các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, các cá nhân có quyền và nghĩa vụ nào dưới đây ?
- A. Cho, tặng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- B. Chuyển giao di sản văn hoá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
- C. Tự do mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- D. Sở hữu những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được.
Câu 8: Nhận định nào sau đây là không đúng khi bàn về di sản văn hoá?
- A. Di sản văn hoá là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau.
- B. Di sản văn hoá làm chúng ta giảm khả năng phát triển và sáng tạo để tiếp tục bồi đắp thêm nhiều giá trị mới cho hôm nay và mai sau.
- C. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội.
- D. Di sản văn hoá góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới.
Câu 9: Khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm nào?
- A. 1993.
- B. 2008.
- C. 2013.
- D. 1999.
Câu 10: Một tấm bia Di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đường Hồ Chí Minh đã bị các
quán ăn, nhà hàng lấn chiếm đất, tiến sát đến chân công trình. Hơn nữa, các thông tin trên tấm bia đã bị đục xoá, hủy hoại. Điều này đã làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, làm mất vẻ trang nghiêm, biến dạng hoàn toàn di tích lịch sử – văn hoá quốc gia này. Theo em, hành vi lấn chiếm đất trên sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
- A. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại hiện vật trong di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
- C. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- D. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | A | D | A | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | B | B | D | A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Bảo tồn di sản văn hóa đem lại ý nghĩa gì?
Câu 2 (4 điểm). Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới. - Việc bảo tồn di sản văn hóa còn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng công sức của ông cha ta. - Thể hiện sự đa dạng về kinh nghiệm của ông cha ta trên các lĩnh vực khác nhau. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Di sản văn hóa có mấy loại? Đó là những loại nào?
Câu 2 (4 điểm). Lấy ví dụ về 2 loại di sản văn hóa
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Di sản văn hóa có 2 loại. Đó là di giản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết… - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. + Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,… + Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc Bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,... | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Theo em, đâu là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam?
- A. Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
- B. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).
- C. Động Phong Nha (Quảng Bình).
- D. Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Câu 2. Quy định nào sau đây về quyền của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là không đúng theo pháp luật hiện nay?
- A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.
- B. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.
- C. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
- D. Cả 2 phương án B, C đều đúng.
Câu 3. Năm 2008, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là:
- A. Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
- B. Di sản văn hoá thế giới.
- C. Di sản văn hóa đại diện toàn quốc.
- D. Di sản văn hóa đại diện thế giới.
Câu 4. Em không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây?
- A. Trong thời hiện đại ngày nay, càng phải giữ gìn các dòng nhạc truyền thống.
- B. Chỉ cần bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể vì điều đó mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước.
- C. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
- D. Tham gia tích cực trong các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá là
góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hoá.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Di sản văn hóa là gì? Trình bày những hành vi thể hiện việc bảo tồn di sản văn hóa.
Câu 2 (2 điểm): Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào với người dân Quảng Nam và cả nước?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | A | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Hành vi bảo vệ di sản văn hóa: - Không đập phá di sản văn hóa - giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa - Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Phố cổ Hội An là nơi lưu giữ những di sản văn hóa độc đáo, là niềm tự hào của người dân Quảng Nam. - Bảo tồn và phát huy di sản phố cổ Hội An vừa mang lại thu nhập cho ngành du lịch, vừa phát huy niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc | 2 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thế nào là di sản văn hóa?
- A. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- B. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- C. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- D. sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 2. Di sản văn hoá vật thể bao gồm:
- A. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và sản phẩm vật chất quốc gia.
- B. Sản phẩm vật thể, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh quốc gia.
- C. Di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- D. Sản phẩm phi vật thể, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 3. Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay?
- A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.
- B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích
- C. Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.
Câu 4. Ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa?
- A. Góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- B. Làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới
- C. Phân biệt được giữa di sản văn hóa quốc gia và thế giới
- D. Tất cả các ý trên.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?
Câu 2 (2 điểm): Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | C | B | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | - Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. | 4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Bởi những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là tài sản của dân tộc , thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. | 2 điểm |
=> Giáo án công dân 7 chân trời bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ