Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 cánh diều Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 cánh diều Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN BẮC MỸ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hướng của miền núi Coóc-đi-e là:

  1. Bắc – nam
  2. Đông – tây
  3. Đông bắc – tây nam
  4. Tây bắc – đông nam

Câu 2: Tại sao thiên nhiên Bắc Mỹ phân hoá đa dạng?

  1. Do sự tác động thường xuyên của các mảng địa chất từ hàng triệu năm trước.
  2. Do có rất nhiều người đến đây sinh sống.
  3. Lãnh thổ rộng lớn, khí hậu phân hoá từ bắc xuống nam, từ đông sang tây
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Nhiều dãy núi chạy song song, cao đồ sộ; có các cao nguyên và bồn địa xen giữa là đặc điểm địa hình của khu vực nào ở Bắc Mỹ?

  1. Phía đông.
  2. Phía tây.
  3. Vùng trung tâm.
  4. Phía nam.

Câu 4: Bản đồ dưới đây thể hiện cho cái gì?

  1. Địa hình Bắc Mỹ
  2. Các đới và kiểu khí hậu ở Bắc Mỹ
  3. Mạng lưới sông hồ Bắc Mỹ
  4. Các thảm thực vật ở Bắc Mỹ

Câu 5: Hệ thống Coóc-đi-e có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nào?

  1. Dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạc, chì
  2. Sắt, niken, chì, kẽm, uranium
  3. Than, thuỷ ngân, lưu huỳnh, axit
  4. Không có nhiều loại khoáng sản.

Câu 6: Phần lớn các sông ở Bắc Mỹ đổ ra

  1. Bắc Băng Dương.
  2. Ấn Độ Dương.
  3. Thái Bình Dương.
  4. Đại Tây Dương

Câu 7: Số lượng hồ có diện tích trên 5 000 km2 ở Bắc Mỹ là:

  1. 13.
  2. 14.
  3. 15.
  4. 16.

Câu 8: Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bắc xuống nam các đới khí hậu của Bắc Mỹ:

  1. Khí hậu ôn đới
  2. Khí hậu nhiệt đới
  3. Khí hậu cực và cận cực
  4. Khí hậu cận nhiệt đới
  5. 1, 2, 4, 3
  6. 3, 2, 1, 4
  7. 4, 2, 1, 3
  8. 3, 1, 4, 2

Câu 9: Miền đồng bằng trung tâm có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nào?

  1. Dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạc, chì
  2. Sắt, niken, chì, kẽm, uranium
  3. Than, thuỷ ngân, lưu huỳnh, axit
  4. Không có nhiều loại khoáng sản.

Câu 10: Miền đồng bằng ở giữa không bao gồm:

  1. Đồng bằng Canada
  2. Đồng bằng Lớn
  3. Đồng bằng Trung Tâm
  4. Đồng bằng phía Nam

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

B

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

D

B

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thiên nhiên Bắc Mỹ chủ yếu nằm trong:

  1. Đới lạnh và đới ôn hoà.
  2. Đới lạnh và đới nóng
  3. Đới ôn hoà và đới nóng.
  4. Đới nóng.

Câu 2: Vị trí của dãy núi A-pa-lát là ở:

  1. Phía tây Bắc Mỹ
  2. Phía đông Bắc Mỹ
  3. Trung tâm Bắc Mỹ
  4. Phía nam Hoa Kỳ

Câu 3: Cho đoạn thông tin sau:

“Đỉnh Đê-na-li (Mác Kin-lây) nằm trên dãy núi A-la-xca của miền núi Coóc-đi-e ở phía đông Bắc Mỹ. Độ cao đỉnh núi đạt tới 6 194 m, là đỉnh núi cao nhất khu vực Bắc Mỹ. Núi Đê-na-li quanh năm tuyết phủ từ chân lên đỉnh do độ cao lớn lại nằm ở vĩ độ cao, nhiệt độ ở dây có thể xuống -60°C.

Vào năm 1896 ngọn núi này được đặt tên là Mác Kin-lây – tên vị tổng thống thứ 25 của Hoa Kỳ Uy-li-am Mác Kin-lây. Ngày 30 – 8 – 2015, ngọn núi được đổi tên Đê-na-li cho phù hợp với văn hoá bản địa trước chuyến thăm của tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tới A-la-xca.”

Hãy chỉ ra điểm không đúng trong đoạn trên.

  1. Đỉnh Đê-na-li đúng phải nằm ở phía tây Bắc Mĩ.
  2. Núi Đê-na-li chỉ có mùa đông mới bị tuyết phủ.
  3. Ngọn núi đúng phải là được đặt tên theo người lần đầu leo lên đỉnh của nó Uy-li-am Mác Kin-lây.
  4. Đoạn văn không có gì sai.

Câu 4: Đa số các hồ của Bắc Mỹ phân bố ở

  1. Nửa phía tây của lục địa.
  2. Nửa phía bắc của lục địa.
  3. Nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm.
  4. Nửa phía nam của miền đồng bằng trung tâm.

Câu 5: Vị trí của miền núi Coóc-đi-e là ở:

  1. Phía tây Bắc Mỹ
  2. Phía đông Bắc Mỹ
  3. Trung tâm Bắc Mỹ
  4. Phía bắc Canada

Câu 6: Đâu không phải một kiểu thảm thực vật của đới ôn hoà?

  1. Rừng nhiệt đới ở phía bắc
  2. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng ở phía đông nam
  3. Thảo nguyên ở sâu trong lục địa
  4. Hoang mạc và bán hoang mạc trên các cao nguyên miền núi Coóc-đi-e.

Câu 7: Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ là:

  1. Khí hậu ôn đới.
  2. Khí hậu cực và cận cực.
  3. Khí hậu nhiệt đới
  4. Khí hậu cận nhiệt đới.

Câu 8: Độ cao của miền núi Coóc-đi-e là:

  1. 1000 – 2000m
  2. 2000 – 3000m
  3. 3000 – 4000m
  4. 4000 – 5000m

Câu 9: Độ cao của dãy núi A-pa-lát là:

  1. 5000 – 6000m
  2. Phần bắc cao 400 – 500m, phần nam cao 1000 – 1500m
  3. Phần tây cao 2000 – 2500m, phần đông cao 3000 – 3500m
  4. Cả B và C.

Câu 10: Cảnh quan “Rêu, địa y, cỏ và cây bụi” có ở nơi có khí hậu:

  1. Ôn đới, tương đối ẩm
  2. Cực và cận cực, ở phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn
  3. Cận nhiệt ấm và ẩm
  4. Lục địa, ít mưa

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

A

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

C

B

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của sông, hồ ở Bắc Mỹ?

Câu 2 (4 điểm). Nêu các khu vực địa hình ở Bắc Mỹ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Bắc Mỹ có mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đối đồng đều. Phần lớn các sông đổ ra Đại Tây Dương. Đa số các sông có nguồn cung cấp nước hỗn hợp, vừa do mưa vừa do tuyết tan. Tuy nhiên, nguồn cung cấp do mưa vẫn chiếm ưu thế. Mi-xi-xi-pi - Mít-xu-rí là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ, bắt nguồn từ hệ thống Cooc-đi-e và đổ ra vịnh Mê-hi-cô.

Bắc Mỹ là khu vực có nhiều hồ nhất thế giới. Đa số hồ phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm. Hồ Lớn (hay Ngũ Hồ) là hệ thống hỗ lớn nhất ở Bắc Mỹ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Địa hình của Bắc Mỹ được chia thành ba khu vực: hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Trình bày đặc điểm của đới ôn hòa ở Bắc Mỹ?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày sự phân bố đới ôn hòa ở Bắc Mỹ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Đới ôn hòa ở Bắc Mỹ có khí hậu ôn hoà với các mùa rõ rệt nên thiên nhiên khá đa dạng. Thực vật có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và thảo nguyên. Động vật phong phú, bao gồm: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò sát và các loài chim. Cao nguyên Cô-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc nên thực, động vật nghèo nàn. Ngoài một số loài cây bụi và cỏ thưa, thực vật phổ biến nhất là xương rồng và dương xỉ thân gỗ (joshua tree). Động vật có thằn lằn, rắn, nhện, chuột,...

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Đới ôn hoà bao gồm phần lớn miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nhiều dãy núi chạy song song, cao đồ sộ; có các cao nguyên và bồn địa xen giữa là đặc điểm địa hình của khu vực nào ở Bắc Mỹ?

  1. Phía đông.
  2. Phía tây.
  3. Vùng trung tâm.
  4. Phía nam.

Câu 2. Thiên nhiên Bắc Mỹ chủ yếu nằm trong:

  1. Đới lạnh và đới ôn hoà.
  2. Đới lạnh và đới nóng
  3. Đới ôn hoà và đới nóng.
  4. Đới nóng.

Câu 3. Phần lớn các sông ở Bắc Mỹ đổ ra

  1. Bắc Băng Dương.
  2. Ấn Độ Dương.
  3. Thái Bình Dương.
  4. Đại Tây Dương

Câu 4. Độ cao của miền núi Coóc-đi-e là:

  1. 1000 – 2000m
  2. 2000 – 3000m
  3. 3000 – 4000m
  4. 4000 – 5000m
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mỹ?

Câu 2 (2 điểm): Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các con sông và các hồ lớn ở Bắc Mỹ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Khí hậu của Bắc Mĩ phân hóa đa dạng. Theo chiều bắc - nam, Bắc Mỹ có ba đới khí hậu là cực và cận cực; ôn đới, cận nhiệt đới. Theo chiều đông – tây, đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới lại có các kiểu khí hậu khác nhau.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Các sông lớn ở Bắc Mỹ gồm: hệ thống sông Mít-xu-ri - Mi-xi-xi-pi, sông Mác-ken-di, sông Cô-lô-ra-đô.

- Các hồ lớn như: hệ thống Ngũ Hồ, hồ Uy-ni-pếc, hồ Gấu Lớn, hồ Nô Lệ Lớn,...

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Hướng của dãy núi A-pa-lát là:

  1. Bắc – nam
  2. Đông – tây
  3. Đông bắc – tây nam
  4. Tây bắc – đông nam

Câu 2. Độ cao của dãy núi A-pa-lát là:

  1. 5000 – 6000m
  2. Phần bắc cao 400 – 500m, phần nam cao 1000 – 1500m
  3. Phần tây cao 2000 – 2500m, phần đông cao 3000 – 3500m
  4. Cả B và C.

Câu 3. Hướng của miền núi Coóc-đi-e là:

  1. Bắc – nam
  2. Đông – tây
  3. Đông bắc – tây nam
  4. Tây bắc – đông nam

Câu 4. Nơi có núi già và sơn nguyên, núi chạy theo hướng đông bắc – tây nam là đặc điểm địa hình của khu vực nào ở Bắc Mỹ?

  1. Phía đông.
  2. Vùng trung tâm.
  3. Phía bắc.
  4. Phía tây.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày đặc điểm của đới lạnh và đới nóng ở Bắc Mỹ?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày sự phân bố đới lạnh ở Bắc Mỹ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Đới lạnh ở Bắc Mỹ có khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nàn, chủ yếu có rêu và địa y. Động vật có các loài chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc, một số loài chim,...

- Ở đới nóng Bắc Mỹ, thực vật có rừng cận nhiệt ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải. Động vật rất phong phú và đa dạng như: linh miêu, sư tử, chó sói, hươu, gấu, thỏ, sóc, báo, chuột,...

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Đới lạnh bao gồm phần lớn các đảo và quần đảo phía bắc, rìa bắc bán đảo A-lát-ca và Ca-na-đa.

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay