Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là
- Ernest Rutherford
- Niels Bohr
- Dimitri. I. Mendeleev
- John Dalton
Câu 2: Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc
- Tăng dần bán kính nguyên tử
- Tăng dần điện tích hạt nhân
- Tăng dần khối lượng nguyên tử.
- Tăng dần độ âm điện
Câu 3: Chọn đáp án đúng
- Bảng tuần hoàn gồm 114 nguyên tố hóa học
- Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện nay được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử
- Bảng tuần hoàn gồm 5 chu kì
Câu 4: Ô nguyên tố cho biết
- Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử
- Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, tính chất hóa học
- Số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử, phần trăm trong tự nhiên
- Tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử, số neutron trong hạt nhân nguyên tử
Câu 5: Chọn đáp án sai. Số hiệu nguyên tử bằng
- Số đơn vị điện tích hạt nhân
- Khối lượng nguyên tử
- Số electron trong nguyên tử
- Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Câu 6: Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử của nguyên tố ở ô 8
- 4, 9
- 4, 12
- 8, 24
- 8, 16
Câu 7: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố ở nhóm IIA, chu kì 3
- Boron, Bo
- Boron, B
- Magnesium, Mg
- Magnesium, M
Câu 8: Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong vũ trụ. Chọn đáp án sai
- Hydrogen thuộc chu kì 1
- Hydrogen thuộc nhóm IA
- Trong nguyên tử hydrogen luôn có 1 proton
- Nguyên tử hydrogen luôn có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu
Câu 9: Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố X. Biết nguyên tố X được sử dụng làm trang sức, tráng gương
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 10: Biết nguyên tử thuộc nguyên tố X có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
- Chu kì 2, nhóm IA
- Chu kì 2, nhóm VA
- Chu kì 2, nhóm IIIA
- Chu kì 2, nhóm VIA
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
C |
B |
A |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
C |
D |
A |
B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chu kì là
- Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng, được xếp theo chiều khối lượng tăng dần từ trái qua phải
- Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần từ trái qua phải
- Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái qua phải
- Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ phải qua trái
Câu 2: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng
- Số electron lớp trong cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó
- Số dư của phép chia số electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó cho 8
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó
- Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó
Câu 3: Chọn đáp án sai
- Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tố He)
- Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân của các nguyên tố tăng dần
- Các nguyên tố nhóm IA là các khí hiếm
- Các nguyên tố nhóm VIIA là các phi kim điển hình
Câu 4: Chọn đáp án đúng
- Nhóm IVA, VA, VIA không có kim loại
- Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại ở góc dưới bên trái của bảng và được thể hiện bằng màu xanh
- Các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại
- Trong số 118 nguyên tố hóa học, chỉ có 56 nguyên tố là kim loại
Câu 5: Chọn đáp án sai
- Các nguyên tố phi kim chỉ tồn tại ở thể lỏng hoặc khí
- Trong số 118 nguyên tố hóa học đã biết, có chưa đến 20 nguyên tố là phi kim
- Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố phi kim chủ yếu ở góc bên phải của bảng, được thể hiện bằng màu hồng
- Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA là phi kim
Câu 6: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố ở nhóm VIIB, chu kì 4
- Manganese, M
- Manganese, Mn
- Iron, Fe
- Iron, Ir
Câu 7: Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trên Trái Đất, tồn tại chủ yếu trong cát và là chất hóa học phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Chọn đáp án đúng
- Số hiệu nguyên tử của Silicon là 13
- Silicon thuộc nhóm IVA
- Silicon có kí hiệu hóa học là S
- Silicon thuộc chu kì 2
Câu 8: Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm
- O, S, Se, Lv
- F, Cl, I, Ne
- K, Na, Mg, Li
- Zn, Hg, Al, S
Câu 9: Hãy cho biết số electron trên mỗi lớp của nguyên tử thuộc nguyên tố X, theo thứ tự từ trong ra ngoài. Biết nguyên tố X được sử dụng trong khinh khí cầu, bóng bay
- 2, 6
- 2, 8
- 2
- 1
Câu 10: Nguyên tử thuộc nguyên tố X có số neutron nhiều hơn số proton là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
- Chu kì 2, nhóm VIA
- Chu kì 3, nhóm IA
- Chu kì 4, nhóm IA
- Chu kì 3, nhóm VIA
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
D |
C |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
B |
A |
C |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày đặc điểm của các nguyên tố khí hiếm.
Câu 2 ( 4 điểm). Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố B và N. Giải thích.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Các nguyên tố khí hiếm chiếm tỉ lệ thể tích rất ít trong không khí nhưng có những ứng dụng quan trọng trong đời sống. - Tính chất: Ở điều kiện thường, các nguyên tố khí hiếm có những đặc điểm giống nhau như: + Chất khí, không màu, tồn tại trong tự nhiên với hàm lượng thấp. + Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử. + Các nguyên tố của nhóm khí hiếm rất kém hoạt động, hầu như không phản ứng với nhau và với chất khác. |
1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Dựa vào bảng tuần hoàn ta biết được: - Nguyên tố B thuộc nhóm IIIA nên nguyên tử B có 3 electron lớp ngoài cùng. - Nguyên tố N thuộc nhóm VA nên nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng. |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày đặc điểm của các nguyên tố kim loại.
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số ứng dụng của khí hiếm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Các nguyên tố kim loại nhóm A: + Các nguyên tố kim loại nhóm A gồm nhóm IA (trừ nguyên tố hydrogen); nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ nguyên tố boron), … + Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm. + Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ. - Các nguyên tố kim loại nhóm B: + Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại, mỗi nhóm B tương ứng với một cột trong bảng tuần hoàn (trừ nhóm VIIIB có 3 cột). + Chú ý: Hơn 80% các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại, bao gồm một số nguyên tố nhóm A và tất cả các nguyên tố nhóm B. |
1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Khí hiếm được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ chế tạo bóng đèn. Các bóng đèn chứa xenon, argon và neon có thể phát ra ánh sáng với các màu sắc khác nhau. - Xenon được sử dụng làm khí gây mê toàn phần; ứng dụng trong năng lượng hạt nhân; là tác nhân oxi hóa trong hóa học phân tích; ứng dụng trong tinh thể học protein. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chọn đáp án sai
- Trong số 118 nguyên tố đã biết có 7 nguyên tố là nguyên tố khí hiếm.
- Trong bảng tuần hoàn nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIA và được thể hiện bằng màu vàng.
- Nguyên tử của nguyên tố khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững nên khó bị biến đổi hóa học.
- Một số ứng dụng của khí hiếm trong đời sống: He được sử dụng trong khinh khí cầu, Ne được dùng trong đèn LED,...
Câu 2: Vị trí của mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn được đặc trưng bởi
- Tất cả các đán án dưới đây
- Ô nguyên tố
- Chu kì
- Nhóm
Câu 3: Hãy cho biết tên nguyên tố, kí hiệu hóa học của nguyên tố ở ô 5
- Boron, B
- Boron, Bo
- Beryllium, B
- Beryllium, Be
Câu 4: Cho số electron trên mỗi lớp của nguyên tử thuộc nguyên tố X, theo thứ tự từ trong ra ngoài lần lượt là 2, 8, 6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- Ô 32, chu kì 4, nhóm IVA
- Ô 16, chu kì 3, nhóm VIA
- Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA
- Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2: Em biết gì về nguyên tố khi biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
B |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm. - Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Số hiệu nguyên tử = số đơn bị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chọn đáp án sai
- Mỗi chu kì là một hàng ngang, mỗi chu kì có thêm 1 hàng xếp tách riêng ở cuối bảng
- Các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất gần giống nhau
- Số thứ tự của nhóm B bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó
- Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ, chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn
Câu 2: Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì
- Al, Cu, Ar, S
- Ar, Ag, Mg, Ni
- I, O, S, Ca
- Al, P, Cl, Na
Câu 3: Biết nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 8, vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- Ô số 4
- Ô số 2
- Ô số 8
- Ô số 16
Câu 4: Biết nguyên tố X nằm ở chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Số electron trên mỗi lớp của nguyên tử thuộc nguyên tố X, theo thứ tự từ trong ra ngoài lần lượt là
- 2, 2
- 2, 3
- 2, 8, 3
- 2, 8, 2
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Trình bày nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Câu 2. Kể tên một số kim loại nhóm IA, IIA, B
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
D |
C |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn: - Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử. - Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. - Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Kim loại nhóm IA: lithium, sodium, potassium, runidium,... - Kim loại nhóm IIA: magnesium, calcium, barium,... - Kim loại nhóm B: iron, copper, silver,… |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 chân trời Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học