Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là
- Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
- Tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường.
- Cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
- Cách thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet,...
Câu 2. Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
- Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
- Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.
- Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
Câu 3. Nguyên tử iron (sắt) có 26 proton. Điện tích hạt nhân của nguyên tử iron là
- 26+
- +26
- -26
- 26-
Câu 4. Trong các hiện tượng sau: lũ lụt, hạn hán, mưa acid, bão tuyết; hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra là
- Lũ lụt.
- Hạn hán.
- Mưa acid.
- Bão tuyết.
Câu 5. Rót vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất một ít muối ăn, ống nghiệm thứ hai một ít bột đá vôi sau đó lắc đều hai ống nghiệm trong vài phút. Sau khi lắc đều, ống nghiệm thứ nhất trở nên trong suốt còn ống nghiệm thứ hai có vẩn đục. Kết luận nào sau đây là kết luận đúng?
- Muối ăn tan trong nước còn đá vôi không tan trong nước.
- Muối ăn không tan trong nước còn đá vôi tan trong nước.
- Khi thay muối ăn ở ống nghiệm thứ nhất bằng đường kính thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.
- Khi thay đá vôi ở ống nghiệm thứ hai bằng bột phấn thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.
Câu 6. Người ta sử dụng kim loại đồng làm dây dẫn điện vì
- Đồng có khả năng dẫn điện tốt.
- Đồng có nhiệt độ nóng chảy cao.
- Đồng là kim loại nhẹ.
- Đồng có độ bền cao.
Câu 7. Thời tiết nồm ẩm vào cuối mùa xuân có bản chất là hiện tượng
- Ngưng tụ hơi nước.
- Bay hơi nước ở thể lỏng.
- Đông đặc nước ở thể lỏng.
- Nóng chảy nước ở thể rắn.
Câu 8. Vào mùa hè, thức ăn đã nấu chín dễ bị thiu, hỏng hơn mùa đông. Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thiu, hỏng của thức ăn là
- Nhiệt độ.
- Áp suất.
- Độ ẩm.
- Ánh sáng.
Câu 9. Hiện tượng nước biển dâng lên là hệ quả trực tiếp của hiện tượng
- Hiệu ứng nhà kính.
- Mưa axit.
- Ô nhiễm đại dương.
- Thủng tầng ozon.
Câu 10. Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số?
- 9,999s – 0,0001s
- 99s – 1s
- 10s – 9s
- 99,99s – 0,01s
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
B |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
A |
A |
A |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khẳng định nào dưới đây không đúng?
- Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.
- Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, ... về các sự vật, hiện tượng.
- Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
Câu 2: Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là?
(a) Hình thành giả thuyết
(b) Quan sát và đặt câu hỏi
(c) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(d) Thực hiện kế hoạch
(e) Kết luận
- (a) - (b) - (c) - (d) - (e);
- (b) - (a) - (c) - (d) - (e);
- (a) - (b) - (c) - (e) - (d);
- (b) - (a) - (c) - (e) - (d).
Câu 3: Chức năng quan trọng của dao động kí là gì?
- Tự động đo thời gian;
- Đo chuyển động của một vật trên quãng đường;
- Biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện;
- Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.
Câu 4: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là
- Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.
- Tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường.
- Cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
- Cách thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet, ...
Câu 5: Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
- Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
- Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
- Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.
- Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
Câu 6: Nội dung thực hiện khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn:
(a) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
(b) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
(c) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).
(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nhiệm.
Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:
- (a), (b), (d), (c), (e)
- (a), (b), (c), (d), (e)
- (b), (c), (a), (d), (e)
- (b), (a), (d) (e), (c)
Câu 7: Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào?
- Kĩ năng quan sát, phân loại.
- Kĩ năng liên kết tri thức.
- Kĩ năng dự báo.
- Kĩ năng đo.
Câu 8: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua mấy bước?
- 4;
- 5;
- 6;
- 7.
Câu 9: Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là
- 33 mL.
- 73 mL.
- 32,5 mL.
- 35,2 mL.
Câu 10: Trong các hiện tượng sau: lũ lụt, hạn hán, mưa acid, bão tuyết; hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra là
- Lũ lụt.
- Hạn hán.
- Mưa acid.
- Bão tuyết.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
B |
D |
C |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
D |
B |
A |
C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước nào?
Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước: - (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu. - (2) Hình thành giải thuyết. - (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết. - (4) Thực hiện kế hoạch. - (5) Kết luận. |
1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Một số yêu cầu cần đảm bảo để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao: - Trước khi thuyết trình: Chuẩn bị bài báo cáo, các công cụ hỗ trợ nếu có. - Trong quá trình thuyết trình: Chú ý về hình thức; về ngôn ngữ cần rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, logic; về ngữ điệu, nhịp điệu, sự kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, … - Sau khi kết thúc bài thuyết trình: Lắng nghe câu hỏi, ghi chép và chuẩn bị câu trả lời theo nhóm các vấn đề. Trong khi trao đổi, thảo luận, cần tập trung vào vấn đề cốt lõi cùng thái độ nhiệt tình, ôn hòa, cởi mở. |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Em biết gì về các kỹ năng?
Câu 2 ( 4 điểm). Tìm hiểu thông tin trên Internet và trình bày thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt trên toàn thế giới.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Kỹ năng quan sát: Quan sát khoa học là quan sát sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra câu hỏi cần tìm hiều hay khám phá, từ đó có được câu trả lời. - Kĩ năng phân loại: Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm. - Kĩ năng liên kết: Từ những thông tin thu được, các nhà nghiên cứu tiếp tục liên kết các tri thức khoa học, liên kết các dữ liệu đã thu được. - Kĩ năng đo gồm: ước lượng giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; tiến hành đo; đọc đúng kết quả đo, ghi lại kết quả đo. - Kĩ năng dự báo: Dự báo là một nhận định về những gì được đánh giá có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt là liên quan đến một tình huống cụ thể. - Kĩ năng viết báo cáo: Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên được trình bày thành báo cáo khoa học. - Kĩ năng thuyết trình: Sau khi hoàn thành báo cáo, chúng ta cần trình bày kết quả nghiên cứu bằng bài thuyết trình. |
0.85 điểm 0.85 điểm 0.85 điểm 0.85 điểm 0.85 điểm 0.85 điểm 0.85 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Hiện tại, hơn 80 quốc gia (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Đặc biệt là những vùng đất khô hạn và bán khô hạn như Tây Nam Á, châu Phi. Cũng theo các chuyên gia về nước trên thế giới hiện cứ 3 người thì sẽ có một người sống trong tình trạng thiếu nước. - Theo các số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và UNICEF năm 2019, có đến 144 triệu người uống nước nước chưa qua xử lý, đặc biệt là những người nghèo ở các vùng nông thôn, việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó cũng có hơn 2,2, tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ về đảm bảo nước uống. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Rót vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất một ít muối ăn, ống nghiệm thứ hai một ít bột đá vôi sau đó lắc đều hai ống nghiệm trong vài phút. Sau khi lắc đều, ống nghiệm thứ nhất trở nên trong suốt còn ống nghiệm thứ hai có vẩn đục. Kết luận nào sau đây là kết luận đúng?
- Muối ăn tan trong nước còn đá vôi không tan trong nước.
- Muối ăn không tan trong nước còn đá vôi tan trong nước.
- Khi thay muối ăn ở ống nghiệm thứ nhất bằng đường kính thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.
- Khi thay đá vôi ở ống nghiệm thứ hai bằng bột phấn thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.
Câu 2: Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
- Kĩ năng chiến đấu đặc biệt;
- Kĩ năng quan sát;
- Kĩ năng dự báo;
- Kĩ năng đo đạc.
Câu 3: Người ta sử dụng kim loại đồng làm dây dẫn điện vì
- Đồng có khả năng dẫn điện tốt.
- Đồng có nhiệt độ nóng chảy cao.
- Đồng là kim loại nhẹ.
- Đồng có độ bền cao.
Câu 4: Thời tiết nồm ẩm vào cuối mùa xuân có bản chất là hiện tượng
- Ngưng tụ hơi nước.
- Bay hơi nước ở thể lỏng.
- Đông đặc nước ở thể lỏng.
- Nóng chảy nước ở thể rắn
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Kể tên một số dụng cụ đo trong môn học KHTN.
Câu 2: Nêu ưu, nhược điểm của đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
A |
A |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Dao động kí: Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. - Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện: gồm hai bộ phận chính là đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ chuyển động có: - Ưu điểm: Kết quả đo có độ chính xác cao, có thể đo thời gian chính xác tới phần nghìn giây. - Nhược điểm: Chi phí mua thiết bị đắt, thiết bị đo cồng kềnh. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hiện tượng nước biển dâng lên là hệ quả trực tiếp của hiện tượng
- Hiệu ứng nhà kính.
- Mưa axit.
- Ôi nhiễm đại dương.
- Thủng tầng ozon.
Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là
- Hạt proton
- Hạt neutron
- Hạt electron
- Hạt nhân
Câu 3: Khí nitrogen được tạo thành từ nguyên tử nào?
- Carbon
- Hydrogen
- Oxygen
- Nitrogen
Câu 4: Vào mùa hè, thức ăn đã nấu chín dễ bị thiu, hỏng hơn mùa đông. Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thiu, hỏng của thức ăn là
- Nhiệt độ.
- Áp suất.
- Độ ẩm.
- Ánh sáng.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là gì? Để học tập tốt môn khoa học tự nhiên, ta cần nắm vững những kỹ năng nào?
Câu 2. Cấu trúc một bài báo cáo thường bao gồm những phần nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
D |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống. - Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Cấu trúc một bài báo cáo thường có các đề mục: tên đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, kế hoạch thực hiện, triển khai kế hoạch, rút ra kết luận, nghiên cứu. |
3 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 chân trời Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên (5 tiết)