Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời Bài 2: Nguyên tử

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo Bài 2: Nguyên tử. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: NGUYÊN TỬ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ gọi là

  1. Nguyên tố
  2. Phân tử
  3. Nguyên tử
  4. Phần tử

Câu 2: Đối tượng có thể nhìn thấy bằng mắt thường

  1. Vi khuẩn
  2. Tế bào hồng cầu
  3. Chiếc thước kẻ
  4. Vi rút

Câu 3: Đặc điểm của mô hình nguyên tử do Ernest Rutherford (1871-1937) đề xuất. Chọn đáp án sai

  1.  Hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện tích
  2. Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên trong và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm, kí hiệu là e
  3. Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton mang điện tích dương, kí hiệu là p
  4. Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau, chúng có trị số điện tích bằng nhau nhưng trái dấu

Câu 4: Điểm hoàn thiện hơn của mô hình Rutherford-Bohr so với mô hình nguyên tử do Ernest Rutherford (1871-1937) đề xuất

  1. Trong hạt nhân nguyên tử, số hạt proton và neutron luôn bằng nhau
  2. Nguyên tử gồm các electron được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo tương tự như hành tinh trong hệ Mặt Trời
  3. Hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện tích
  4. Nguyên tử trung hòa về điện

Câu 5: Lớp electron đầu tiên sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 6: Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân

  1. Do số proton bằng số electron
  2. Do proton và neutron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé
  3. Do hạt nhân tạo bởi proton và neutron
  4. Do neutron không mang điện

Câu 7: Chọn đáp án sai

  1. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
  2. Nguyên tử được cấu tạo từ ba loại hạt
  3. Hạt nhân gồm hai loại hạt là proton và neutron
  4. Hydrogen có số p khác số e

Câu 8: Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử Oxygen (16 amu) và Helium (4 amu)

  1. Nguyên tử oxygen nặng gấp 4 lần nguyên tử Helium
  2. Nguyên tử oxygen nặng gấp 2 lần nguyên tử Helium
  3. Nguyên tử oxygen nặng gấp 8 lần nguyên tử Helium
  4. Nguyên tử oxygen nặng gấp 16 lần nguyên tử Helium

Câu 9: Nguyên tử Nitrogen có 7 electron ở vỏ. Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử Nitrogen là

  1. 2
  2. 3
  3. 5
  4. 8

Câu 10: Trong nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 36. Biết khối lượng xấp xỉ của nguyên tử X là 24 amu. Số electron trên các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài của nguyên tử X là

  1. 2, 8, 3
  2. 2, 8, 2
  3. 2, 8, 1
  4. 2, 6, 4

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

A

A

B


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lớp electron thứ hai (tính từ gần hạt nhân nhất ra ngoài) chứa tối đa bao nhiêu electron

  1. 7
  2. 8
  3. 9
  4. 10

Câu 2: Năm 1932, khi nghiên cứu sâu hơn về nguyên tử bằng các thiết bị tiên tiến, James Chadwick (1891-1974) đã phát hiện bên trong hạt nhân còn có một loại hạt không mang điện. Ông gọi chúng là

  1. Proton
  2. Electron
  3. Neutron
  4. Sodium

Câu 3:  Năm 1803, John Dalton đã phát hiện ra

  1. Chất tinh khiết
  2. Hợp chất
  3. Nguyên tố
  4. Nguyên tử

Câu 4: Người phát hiện ra các hạt electron

  1. John Dalton
  2. Ernest Rutherford
  3. Joseph John Thonson
  4. Niels Bohr

Câu 5: Một nguyên tử carbon có khối lượng là

  1. 1,9926 x gam
  2. 1,9926 x gam
  3. 1,9926 x gam
  4. 1,9926 x gam

Câu 6: Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton

  1. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm
  2. Proton là hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử
  3. Proton là hạt không mang điện được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử
  4. Proton là hạt mang điện tích dương được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử

Câu 7: Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị

  1. mg
  2. ml
  3. g
  4. amu

Câu 8: Cho mô hình nguyên tử helium, hãy chọn đáp án đúng

  1. Nguyên tử helim có 4 neutron trong hạt nhân
  2. Nguyên tử helium có tổng số hạt bằng 6
  3. Nguyên tử helim có 4 proton trong hạt nhân
  4. Nguyên tử helium có 2 lớp electron

Câu 9: Nguyên tử R có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vậy tổng số electron của nguyên tử R là

  1. 3
  2. 11
  3. 13
  4. 23

Câu 10: Cho điện tích hạt nhân của X là 15+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 14. Tính khối lượng của nguyên tử X

  1. 30
  2. 31
  3. 31,5
  4. 32

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

D

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

C

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày về khối lượng nguyên tử.

Câu 2 ( 4 điểm). Nguyên tố nào có hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất? Nêu vai trò của nguyên tố đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt (proton, neutron và electron) có trong nguyên tử.

- Tuy nhiên, khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu (atomic mass unit, 1 amu = 1,6605 × 10-24 gam).

- Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ nhau (gần bằng 1 amu); electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu). Do đó, có thể xem như khối lượng của hạt nhân là khối lượng của nguyên tử.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Nguyên tố oxygen có hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất

- Vai trò: Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.

+ Vai trò của oxygen với sự sống: Không có oxygen, con người không thể hô hấp, tồn tại và phát triển. Ở những nơi thiếu hoặc không đủ không khí, người ta sử dụng bình dưỡng khí để cung cấp thêm oxygen. Trong bệnh viện, oxygen được cung cấp để hỗ trợ người bệnh khi họ không tự chủ được hô hấp.

+ Vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu: Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,... để phục vụ đời sống con người

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu khái quát về mô hình nguyên tử theo Ernest Rutherford.

Câu 2 ( 4 điểm). Nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong cơ thể người? Nêu vai trò của nguyên tố đó đối với cơ thể người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên trong và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu là e) mang điện tích âm, mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm và được kí hiệu là -1.

- Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton (kí hiệu là p) mang điện tích dương, mỗi proton mang một đơn vị điện tích dương và được quy ước là +1.

- Trong nguyên tử, số proton = số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Nguyên tố phospho có hàm lượng thấp nhất trong cơ thể người

- Vai trò: là cầu nối canxi hấp thu vào cơ thể và vận chuyển canxi vào xương; là thành phần cấu tạo nên các tế bào DNA, RNA trong hệ gen của cơ thể; tham gia các hoạt động tạo năng lượng ATP, lọc chất thải của thận; tham gia vào sự co cơ và sự dẫn truyền thần kinh; tham gia vào quá trình hoạt hóa bạch cầu tại ổ viêm, làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khối lượng nguyên tử bằng

  1. Tổng khối lượng các loại hạt (proton, neutron, electron) trong nguyên tử
  2. Tổng khối lượng các hạt proton trong hạt nhân và electron ở vỏ nguyên tử
  3. Tổng khối lượng các hạt neutron trong hạt nhân và electron ở vỏ nguyên tử
  4. Tổng khối lượng các hạt electron ở vỏ nguyên tử

Câu 2: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

  1. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon
  2. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen
  3. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur
  4. Khối lượng của nguyên tử hydrogen

Câu 3: Hãy so sánh khối lượng của nguyên tử carbon (12 amu) và magnesium (24 amu)

  1. Nguyên tử carbon nặng gấp 2 lần nguyên tử magnesium
  2. Nguyên tử magnesium nặng gấp 2 lần nguyên tử carbon
  3. Hai nguyên tử có khối lượng bằng nhau
  4. Không đủ cơ sở để so sánh

Câu 4: Một nguyên tử có 12 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Ro-dơ-pho – Bo, số lớp electron của nguyên tử đó là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái quát về mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr.

Câu 2: Khối lượng nguyên tử của oxygen là bao nhiêu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những qũy đạo như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.

- Năm 1932, sau khi nghiên cứu sâu hơn về nguyên tử bằng các thiết bị tiên tiến, James Chadwick (1891 – 1974) đã phát hiện ra bên trong hạt nhân còn có hạt không mang điện, gọi là neutron.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nguyên tử oxygen có 8 proton, 8 electron và 16 neutron.

Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.

⇒ Khối lượng của nguyên tử oxygen là 8 amu + 8 amu = 16 amu.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.) 

Câu 1: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

  1. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon
  2. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen
  3. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur
  4. Khối lượng của nguyên tử hydrogen

Câu 2:  Khối lượng nguyên tử tập trung ở

  1. Hạt nhân nguyên tử
  2. Vỏ nguyên tử
  3. Phân bố đều theo thể tích của nguyên tử
  4. Các hạt proton

Câu 3: Trong hạt nhân một nguyên tử Oxygen có 8 proton và 8 neutron. Khối lượng nguyên tử đó là

  1. 8 amu
  2. 16 amu
  3. 24 amu
  4. 32 amu 

Câu 4: Trong hạt nhân nguyên tử oxygen có 8 proton. Số electron trong vỏ nguyên tử oxygen là

  1. 4
  2. 6
  3. 8
  4. 16
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày sơ lược về nguyên tử.

Câu 2. Mô tả cấu tạo của nguyên tử oxygen và nguyên tử chlor theo mô hình nguyên tử của Bo.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Các chất đều được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ (không thể quan sát được bằng kính hiển vi thông thường), gọi là nguyên tử.

⇒ Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Nguyên tử oxygen gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 8 electron chuyển động quanh hạt nhân. 8 electron này được xếp thành hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 6 electron.

- Nguyên tử chlor gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 17 electron chuyển động quanh hạt nhân. 17 electron này được xếp thành ba lớp, lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 7 electron.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 2: Nguyên tử (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay