Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời Bài 3: Nguyên tố hoá học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo Bài 3: Nguyên tố hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tố hóa học là

  1. Tập hợp những phân tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
  2. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số neutron trong hạt nhân
  3. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
  4. Tập hợp những phân tử cùng loại, có cùng số neutron trong hạt nhân

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Số ……… là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”

  1. electron
  2. neutron
  3. proton
  4. neutron và electron

Câu 3: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học

  1.  118
  2. 20
  3. 100
  4. 20 000

Câu 4: Carbon và oxygen là các

  1. Hợp chất
  2. Nguyên tố hóa học
  3. Hỗn hợp
  4. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Câu 5: Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất là

  1. Oxygen
  2. Hydrogen
  3. Helium
  4. Lithium

Câu 6: Cho mô hình nguyên tử oxygen. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Số proton trog nguyên tử của nguyên tố oxygen luôn bằng (1)…..

Khối lượng xấp xỉ của nguyên tử oxygen trong hình vẽ là (2)…..”

  1. (1) 4, (2) 16
  2. (1) 8, (2) 16
  3. (1) 4, (2) 18
  4. (1) 8, (2) 18

Câu 7: Cho hai nguyên tử X (8p, 8n) và Y (8p, 9n). Chọn đáp án sai

  1. Nguyên tử X và Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học
  2. Nguyên tử X và Y cùng có 8 proton
  3. Nguyên tử X và Y là hợp chất
  4. Nguyên tử X và Y cùng có 8 electron

Câu 8: Cho mô hình một nguyên tử helium, hãy chọn đáp án đúng

  1. Tất cả nguyên tử helium đều có 2 neutron trong hạt nhân
  2. Tất cả nguyên tử helium đều có 2 proton trong hạt nhân
  3. Nguyên tử helim có tổng số hạt bằng 10
  4. Nguyên tử helium có 2 lớp electron

Câu 9: So sánh khối lượng của nguyên tử sodium và nguyên tử helium

  1. Nguyên tử sodium nặng hơn nguyên tử helium
  2. Nguyên tử sodium nhẹ hơn nguyên tử helium
  3. Nguyên tử sodium nặng bằng nguyên tử helium
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 10: Cho khối lượng xấp xỉ của nguyên tử nguyên tố X là 39. Biết rằng tổng số hạt nguyên tử là 58. Xác định nguyên tố đó và cho biết số neutron

  1. Potassium, 19
  2. Potassium, 20
  3. Calcium, 20
  4. Calcium, 19

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

B

A

B


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là

  1. Oxygen
  2. Hydrogen
  3. Helium
  4. Lithium

Câu 2: Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh biếu cổ ở người là

  1. Chlorine
  2. Iron
  3. Iodine
  4. Sodium

Câu 3: Chọn đáp án sai

  1. Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu riêng
  2. Kí hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố
  3. Kí hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới
  4. Các chữ cái trong kí hiệu hóa học đều được viết hoa

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Mỗi (1)……. được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó (2)…….. viết ở dạng in hoa, gọi là (3)……… của nguyên tố.”

  1. (1) nguyên tố; (2) tất cả các chữ cái; (3) kí hiệu hóa học
  2. (1) nguyên tử; (2) chữ cái đầu; (3) kí hiệu hóa học
  3. (1) nguyên tố; (2) chữ cái đầu; (3) kí hiệu hóa học
  4. (1) nguyên tố; (2) chữ cái đầu; (3) kí hiệu hình học

Câu 5: Mỗi kí hiệu hóa học của nguyên tố còn biểu diễn

  1. Một phân tử của nguyên tố đó
  2. Một nguyên tử của nguyên tố đó
  3. Một hợp chất của nguyên tố đó
  4. Một tinh thể của nguyên tố đó

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Oxyen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 (1)……. trong hạt nhân nhưng có số neutron (2)…….”

  1. (1) neuton, (2) giống nhau
  2. (1) neutron, (2) khác nhau
  3. (1) proton, (2) giống nhau
  4. (1) proton, (2) khác nhau

Câu 7: Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học

  1. Để việc học phức tạp hơn
  2. Để tạo sự chuyên nghiệp
  3. Để tăng độ phong phú
  4. Để thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu

Câu 8: Nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học sẽ gặp khó khăn gì

  1. Kí hiệu hóa học của nguyên tố chỉ có 1 chữ, quá ngắn gọn
  2. Nhiều nguyên tố sẽ có cùng kí hiệu hóa học do có cùng chữ cái đầu tiên trong tên gọi, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng
  3. Dãy kí hiệu hóa học của nguyên tố toàn chữ in hoa, thiếu tính thẩm mỹ
  4. Khi đọc kí hiệu hóa học của nguyên tố bị ngắn quá

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X khối lượng gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố hidro. Đó là nguyên tử nguyên tố nào

  1. Helium
  2. Calcium
  3. Lithium
  4. Carbon

Câu 10: Cho điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 19+. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 18.  Xác định nguyên tố và cho biết số neutron

  1. Potassium, 21
  2. Potassium, 20
  3. Calcium, 20
  4. Calcium, 19.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

D

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

B

C

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Em biết gì về độ phổ biến của một số nguyến tố hóa học?

Câu 2 ( 4 điểm). Em hãy cho biết số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử natri.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất là oxygen.

- Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là hydrogen, thứ hai là helium.

- Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hoạt động của hệ cơ và thần kinh nói chung; có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.

- Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lý như: cùng calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.

- Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 1 electron.

4 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Thiếu hụt nguyên tố canxi thì cơ thể dễ bị bệnh gì? Nêu nguyên nhân gây thiếu hụt canxi và thực đơn bổ sung phù hợp.

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu khó khăn nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Thiếu hụt nguyên tố canxi thì cơ thể dễ bị bệnh loãng xương.

- Cơ thể bị thiếu canxi thường do hai nhóm nguyên nhân: Suy dinh dưỡng (khẩu phần ăn hằng ngày không đủ canxi, thiếu vitamin D) hoặc thiếu do rối loạn chuyển hóa canxi (bởi rối loạn nội tiết tố, lão hóa, do lối sống thiếu vận động) - trong trường hợp này, khẩu phần ăn tuy đủ canxi nhưng cơ thể cũng không hấp thu được.

- Canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm:

+ Các món hải sản (tôm, cua, sò, cá...)

+ Các loại rau màu xanh đậm (rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây...) là những thực phẩm tốt cho sức khỏe xương.

+ Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai...

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì sẽ có các nguyên tố có kí hiệu trùng nhau. Ví dụ:

- Hydrogen và Helium đều kí hiệu là H

- Carbon và Calcium đều kí hiệu là C

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Kí hiệu của nguyên tố hydrogen là

  1. H
  2. Hn
  3. D
  4. Hy

Câu 2: Nguyên tử Lithium có khối lượng là

  1. 7 amu
  2. 8 amu
  3. 9 amu
  4. 10 amu

Câu 3: Cho hai nguyên tử X (1p, 0n) và Y (1p, 1n). Chọn đáp án đúng

  1. Nguyên tử X và Y thuộc hai nguyên tố hóa học
  2. Nguyên tử X nặng hơn nguyên tử Y
  3. Nguyên tử X không tồn tại do không có neutron
  4. Nguyên tử X và Y cùng có 1 electron

Câu 4: Nguyên tố X có khối lượng gấp 4 lần khối lượng của nguyên tố Lithium. Đó là nguyên tử nguyên tố nào, cho biết kí hiệu hóa học

  1. Silicon
  2. Aluminium
  3. Carbon
  4. Magnesium
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày về kí hiệu hóa học.

Câu 2: Số hiệu nguyên tử Cu là 29. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đồng là bao nhiêu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Để thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố.

- Kí hiệu hóa học được sử dụng để biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

- Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân.

⇒ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đồng là 29

1.5 điểm

1.5 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.) 

Câu 1:  Kí hiệu của nguyên tố oxygen là

  1. Ox
  2. O
  3. On
  4. X

Câu 2: Nguyên tử Helium có khối lượng là

  1. 2 amu
  2. 3 amu
  3. 4 amu
  4. 5 amu

Câu 3: Nguyên tố hóa học sắt có thể dùng làm

  1. Khung cửa sổ
  2. Giấy viết
  3. Phấn
  4. Bảng đen

Câu 4: So sánh khối lượng của nguyên tử sulfur và nguyên tử oxygen

  1. Không đủ dữ kiện để so sánh
  2. Nguyên tử oxygen nặng gấp 2 lần nguyên tử sulfur
  3. Nguyên tử sulfur nặng bằng nguyên tử oxygen
  4. Nguyên tử sulfur nặng gấp 2 lần nguyên tử oxygen
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Em hiểu thế nào về nguyên tố hóa học?

Câu 2. Vì sao cần có hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.

- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Phải có hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học vì: Có một thời, các nhà hóa học sử dụng nhiều kí hiệu khác nhau để biểu diễn cho nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, những kí hiệu này lại rất rắc rối và không thống nhất giữa các nhà hóa học.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay