Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ đối
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ đối. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT- BIỆN PHÁP TU TỪ ĐỐI
ĐỀ SỐ 1
-
Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?
-
Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân
-
Xuân đến, khắp nước vui như Tết
-
Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết
-
Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân
Câu 2: Câu nào không sử dụng phép đối trong các câu sau:
-
Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sống phải cạn
-
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
-
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ
-
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Câu 3: Tác dụng của phép đối là gì?
-
Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản)
-
Tạo ra sự hài hoà về thanh
-
Nhấn mạnh ý
-
Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 4: Phép đối có đặc điểm gì?
-
Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
-
Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T
-
Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ)
-
Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau,hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..
-
Cả A, B, C và D đều đúng
Câu 5: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
-
Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ - nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng
-
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan
-
Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
-
Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 6: Câu nào không sử dụng phép đối trong các câu sau:
-
Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
-
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
-
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ
-
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối.
Câu 2 (2 điểm): Xác định biện pháp tu từ trong những câu dưới đây
-
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
-
Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
-
Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai, khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai, khăn chùi nước mắt
-
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa…Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
-
Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
D |
D |
E |
A |
D |
-
Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Biện pháp tu từ đối được sử dụng phổ biến trong văn bản văn học, - có tác dụng tạo nên vẻ đẹp cân xứng, hài hòa cho lời thơ, câu văn. |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
a. Biện pháp tu từ đối “ta dại” >< “người khôn”, “tìm nới vắng vẻ” >< “đến chốn lao xao”. b. Biện pháp tu từ đối “mực” >< “đèn”, “đen” >< “sáng”. c. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “khăn thương nhớ ai” d. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Sự thật là …” |
0,5 0,5 0,5
0,5 |
ĐỀ SỐ 2
-
Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?
-
Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân
-
Xuân đến, khắp nước vui như Tết
-
Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết
-
Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân
Câu 2: Câu nào dưới đây sử dụng phép đối?
-
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
-
Có bầu, có bạn, can chi tủi
Cùng giò, cùng mây, thế mới vui
-
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
-
Cả A và C đều đúng
Câu 3: Có mấy loại phép đối là những loại nào?
-
Tiểu đối
-
Trường đối
-
Cả 2 đáp án trên đều đúng
-
Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 4: Câu nào sau đây là câu theo phép tiểu đối?
-
Đói cho sạch, rách cho thơm
-
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
-
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
-
Tất cả các câu trên
Câu 5: Câu nào dưới đây sử dụng phép trường đối?
-
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
-
Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
-
Đói cho sạch, rách cho thơm
-
Tất cả đều đúng
Câu 6: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:
-
Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ - nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng
-
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan
-
Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
-
Cả 3 đáp án trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: Trình bày khái niệm của biện pháp tu từ đối. Cho ví dụ.
Câu 2: Nêu các kiểu đối và cho ví dụ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
-
Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
A |
D |
C |
D |
A |
A |
-
Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Đối là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng cho lời văn. Biện pháp tu từ đối có thể được thực hiện trong một câu thơ, câu văn hay trong hai câu thơ, câu văn liền kề nhau. Ví dụ: Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
- Biện pháp đối thường được thực hiện giữa hai dòng thơ hoặc hai câu văn, gọi là trường đối (bình đối). Ví dụ: Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà - Biện pháp đối còn được thực hiện giữa các từ ngữ trong một dòng thơ hoặc một câu văn. Trường hợp này được gọi là tiểu đối. Ví dụ: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? |
0,5
0,5
0,5
0,5 |
=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ đối