Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Văn bản 2: Sông Đáy

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Văn bản 2: Sông Đáy. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

SÔNG ĐÁY

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi

                                               chiều đi làm về vất vả

  1. Hoán dụ

  2. ẩn dụ

  3. So sánh

  4. Cả B và C đều đúng

Câu 2: Hình ảnh “em” xuất hiện trong bài có ý nghĩa gì?

  1. Tình yêu với quê hương không chỉ có hình ảnh của mẹ mà còn có hình ảnh của người con gái đằm thắm dịu dàng

  2. Thể hiện sự nhớ nhung của tác giả về cô thiếu nữ

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

 

Câu 3: Hình ảnh mẹ và sông Đáy có liên hệ gì với nhau?

  1. Sông Đáy được ví như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả 1 vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con

  2. Đều là miền nhớ gắn với tuổi thơ của tác giả

  3. Là nơi chứa đựng hoài niệm của tác giả

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật của bài Sông Đáy là:

  1. Cách sử dụng ngôn từ một cách đa nghĩa

  2. Lối viết thơ lạ lùng, thể thơ tự do không gieo vần giống như văn xuôi

  3. Cả hai đáp án trên đều đúng

  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 5: Hình tượng mẹ xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

Câu 6: Hình ảnh sông Đáy xuất hiện qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình?

  1. Khi mới sinh ra, lúc xa quê và khi trở về

  2. Khi sinh ra và khi về già

  3. Lúc còn nhỏ và khi lớn lên

  4. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao thi sĩ lại ví von và đối chiếu sông Đáy với hình tượng người mẹ ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

A

C

A

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

Bài thơ kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về.

2

Câu 2

(2  điểm)

Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả 1 vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con -> so sánh kì lạ

 

- Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm.

 

+ Đẫm mồ hôi => Là kết quả lao động mệt nhọc, vất vả, là minh chứng cho tình yêu to lớn của người mẹ dành cho con. => Sông Đáy là chứng nhân chứng kiến tuổi thơ khổ cực nhưng cũng đầy vui vẻ của thi sĩ.

 

-  “Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

 

+ Không gian biến đổi từ quá khứ đến hiện tại, nhà thơ đã cách xa quê. Thiếu đi chỗ dựa tinh thần, ông so sánh mình như người bước hụt. Đó là cảm xúc tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi... Thời gian và không gian bắt đầu lu mờ, không rõ đâu là thực là ảo, đâu là quá khứ hiện tại.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong câu thơ  dưới đây, thời gian có sự dịch chuyển thế nào?

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi

                                               chiều đi làm về vất vả

  1. Từ trưa sang chiều

  2. Từ chiều sang đêm

  3. Từ đêm sang chạng vạng

  4. Từ chạng vạng đến sáng

Câu 2:  “Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt” diễn tả điều gì?

  1. Sự nuối tiếc, day dứt của tác giả khi chẳng thể níu kí ức  trong tay, sông Đáy ở một nơi còn ta một nơi.

  2. Sự hoài niệm của ông về một thời đã xa

  3. Sông Đáy chính là một chỗ dựa tinh thần dành cho ông

  4. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Tác dụng của việc lặp lại 2 lần cụm từ “âm thầm vỡ” trong câu thơ “Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn”.

  1. Là tiếng nước mắt rơi trong tâm hồn ông , âm hưởng phảng phất trầm buồn của thi sĩ

  2. Khắc họa sự vỡ vụn trong tâm hồn của tác giả

  3. Nỗi niềm thương nhớ âm thầm của nhà thơ về kỉ niệm đã qua đi

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: ý nghĩa nội dung của bài thơ sông Đáy là:

  1. Là dòng sông Đáy gắn với những hoài niệm của nhà thơ

  2. Là tình yêu quê hương, tình mẫu tử, là tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ khắc khoải suốt cuộc đời của nhà thơ qua hình tượng sông Đáy.

  3. Cả hai ý trên đều đúng

  4. Cả hai ý trên đều sai

Câu 5: Vì sao tác giả lại nói “Sông Đáy chảy vào đời tôi”:

  1. Vì sông Đáy gắn với tuổi thơ cũng như cuộc đời của tác giả

  2. Vì sông Đáy là con sông lớn

  3. Vì sông Đáy gắn với mẹ

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Hình ảnh “em” xuất hiện trong bài có ý nghĩa gì?

  1. Tình yêu với quê hương không chỉ có hình ảnh của mẹ mà còn có hình ảnh của người con gái đằm thắm dịu dàng

  2. Thể hiện sự nhớ nhung của tác giả về cô thiếu nữ

  3. A và B đúng

  4. A và B sai

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Trình tự xuất hiện của hình ảnh sông Đáy trong bài thơ có gì độc đáo ?

Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ thứ 5 ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

D

A

C

A

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Sông Đáy hiện lên qua 3 mốc thời gian: còn nhỏ, lúc lớn lên đi xa quê và cuối cùng là ngày trở về, được sắp xếp theo trình tự quá khứ - hiện tại  => thể hiện chiều sâu của nỗi nhớ, có niềm vui, nỗi buồn khi xa quê => Qua đó, thấy được mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả.

2

Câu 2

(2 điểm)

Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, thi sĩ đã ví mẹ mình giống như cây ngô kia, chờ đợi khắc khoải đến héo úa, khô gầy

=> cách hiểu thứ 2: Sự cô độc sẽ khiến ta héo úa, chỉ có những mối liên kết bền chặt như tình mẫu tử mới khiến ta thoát khỏi tình cảnh ấy.

1

 

 

 

 

 

1

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Sông Đáy

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay