Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6 Thực hành tiếng Việt: Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

ÔN TẬP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG VIỆT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:Có mấy loại hoán dụ?

  1. 2 loại.

  2. 4 loại.

  3. 6 loại.

  4. 8 loại.

 

Câu 2: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

  1. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.

  2. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

  3. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

  4. Tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

  1. Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.

  2. Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

  3. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.

  4. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

Câu 4: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu sau: “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ vẫn còn đông.”?

  1. Dùng từ đồng âm.

  2. Dùng cặp từ trái nghĩa.

  3. Dùng từ cùng trường nghĩa.

  4. Dùng lối nói lái.

 

Câu 5: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”

  1. So sánh

  2. Ẩn Dụ

  3. Hoán dụ

  4. Cả A và B đều đúng

 

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương,..”

  1. Lặp cấu trúc

  2. Đối

  3. Liệt kê

  4. Chêm xen

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Câu thơ sau là ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích ?

“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

(Nguyễn Du)

 

Câu 2 (2 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ sau

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”

(Sang thu – Hữu Thỉnh)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

D

C

A

D

D

 

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

Trong câu thơ trên, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để miêu tả đôi mắt của Thúy Kiều. 

Đôi mắt của nàng long lanh như làn nước mùa thu, đôi lông mày sắc nét như rặng núi mùa xuân. Qua đó, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của nàng là một vẻ đẹp có chiều sâu, có sức quyến rũ lạ lùng. Nguyễn Du đã đặc tả đôi mắt Thúy Kiều theo lối “điểm nhãn”.

2

Câu 2

(2  điểm)

- Trong câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa

- Chỉ ra từ ngữ sử dụng biện pháp tu từ: Tác giả đã nhân hóa hình ảnh “sương” qua từ “chùng chình”. Theo đó, “chùng chình” ở đây có nghĩa là cố ý đi chậm lại, nửa ở nửa đi, mang cảm xúc xao xuyến, lưu luyến như đang nuối tiếc điều gì.

*Phân tích hiệu quả nghệ thuật:

- Gợi hình: miêu tả cảnh vật vào mùa thu, khi làn sương thu đang giăng khắp các đường thôn ngõ xóm. Sương thu ở đây cũng băn khoăn, lưu luyến trong giây phút chuyển giao mùa.

Gợi cảm: thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của chính mình trong giây phút đất trời giang thu.

1

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì và là loại hoán dụ nào?

Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.

(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)

  1. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

  2. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toàn thể.

  3. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.

  4. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật.

Câu 2: Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn” câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Điệp ngữ

  2. So sánh

  3. Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường

  4. Ẩn dụ

 

Câu 3: Biện pháp tu từ nhân hóa là?

  1. Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…

  1. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người

  2. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm

  3. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Câu 4: Trong câu thơ sau, hình ảnh “mặt trời” nào là sử dụng biện pháp ẩn dụ và ẩn dụ cho điều gì?

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  1. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho Bác Hồ.

  2. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.

  3. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.

  4. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho Bác Hồ.

Câu 5: Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?

“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

  1. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau

  2. Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

  3. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

  4. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Câu 6: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?

  1. Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân

  2. Xuân đến, khắp nước vui như Tết

  3. Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết

  4. Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy tìm phép ẩn dụ và giải thích ý nghĩa trong những câu thơ dưới đây:

a.“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

  1. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 2 (2 điểm): Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

B

D

D

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.

b. Hình ảnh “mặt trời” trong câu thứ hai là một biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác giả đã dùng hình ảnh “mặt trời” để chỉ Bác Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ dân tộc vĩ đại. Bác chính là ánh sáng dẫn lối cho dân tộc ta, giành lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

1

1

Câu 2

(2 điểm)

Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ

-> để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

1

1

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 6: Thực hành tiếng Việt - Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay