Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Văn bản 1: Chí Phèo

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Văn bản 1: Chí Phèo. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

CHÍ PHÈO

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bá Kiến đã dùng cách nào để “ứng phó” với Chí Phèo khi bị Chí Phèo đến ăn vạ?

  1. Chuyển sang giọng nói thân mật

  2. Nhận họ hàng với Chí

  3. Quát lớn với con

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 2: Mở đầu là hình ảnh chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?

  1. Tác giả muốn giới thiệu với độc giả việc làm quanh năm của nông dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.

  2. Hình ảnh lò gạch bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là nghề truyền thống của làng Vũ Đại đã mai một.

  3. Nó gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, đau thương không lối thoát của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.

  4. Đời sống nông dân làng Vũ Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.

Câu 3: Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?

  1. Vì đánh bạc.

  2. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.

  3. Vì giết người trong làng.

  4. Vì bị Bá Kiến ghen tuông

 

Câu 4:  Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

  1. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.

  2. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.

  3. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.

  4. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo.

 

Câu 5: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo?

  1. Nghe được những âm thanh quen thuộc mà trước kia hắn chưa từng nghe thấy.

  2. Bâng khuâng như tỉnh dậy sau giấc say dài

  3. Nhận ra mặt trời rực rỡ, nghe thấy tiếng chim ríu rít.

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Dự cảm về tương lai. Chí Phèo sợ nhất điều gì?

  1. Đói rét

  2. Bệnh tật

  3. Cô độc

  4. Tuổi già.

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu chủ đề của tác phẩm Chí Phèo.

Câu 2 (2 điểm): Văn bản có thể chia thành mấy phần? Nêu ý chính của từng phần.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

D

B

D

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng chừng họ đã bị biến thành quỷ dữ.

2

Câu 2

(2  điểm)

Có thể chia văn bản thành 6 phần:

– Phần 1 (Từ đầu đến Lược một đoạn): Chí Phèo say rượu "vừa đi vừa chửi"

– Phần 2 (Từ “Hắn về lớp này trông khác hẳn” đến Lược một đoạn): Chí Phèo ở tù về, đến nhà bá Kiến rạch mặt ăn vạ

– Phần 3 (Từ “Khi Chí Phèo mở mắt” đến “hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã”): Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự săn sóc của thị Nở

– Phần 4 (Từ “Thấy thị hỏi” “lúc ra đi chúng định làm”): Thị Nở từ chối Chí Phèo

– Phần 5 (Từ “Trời nắng lắm, nên đường vắng” đến “thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”): Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện, giết bá Kiến và tự kết liễu đời mình

– Phần 6: (Từ “Cả làng Vũ Đại nhao lên” đến hết): Cảnh xôn xao của làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện cái lò gạch cũ.

1

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động nào?

  1. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động nấu cháo

  2. Ý nghĩ muốn cưới Chí và hành động nấu cháo

  3. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động đi xin đồ ăn cho Chí

  4. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động nấu canh giải rượu cho Chí

 

Câu 2: Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm  bắt đầu từ khi nào?

  1. Từ lúc đánh nhau với Lí Cường.

  2. Từ lúc tỉnh rượu.

  3. Từ lúc lọt lòng.

  4. Từ lúc mới ra tù.

Câu 3: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?

  1. Chí Phèo – Bá Kiến

  2.  Chí Phèo – Thị Nở

  3.  Chí Phèo – Năm Thọ

  4.  Chí Phèo – Tự Lăng

 

Câu 4: Tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu tác phẩm có ý nghĩa gì?

  1. Đó là tiếng chửi trong vô thức của người say rượu

  2. Chí muốn thỏa cơn bực tức của mình

  3. Tác giả muốn tạo ra tiếng cười cho người đọc

  4. Tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn

 

Câu 5: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo?

  1. Nghe được những âm thanh quen thuộc mà trước kia hắn chưa từng nghe thấy.

  2. Bâng khuâng như tỉnh dậy sau giấc say dài

  3. Nhận ra mặt trời rực rỡ, nghe thấy tiếng chim ríu rít.

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6: Vì sao Chí Phèo lại khiến làng Vũ Đại e sợ?

  1. Vì hắn mới đi tù về  

  2. Ngoại hình và hành động đáng sợ

  3. Vì hắn đã đánh để dằn mặt một vài người

  4. Vì nghe mọi người đồn

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn này là Cái lò gạch cũ, nhưng khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi; mãi đến năm 1946, tác giả mới đặt lại là Chí Phèo. Hãy nhận xét cái tên đầu tiên.

Câu 2 (2 điểm): Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

B

D

D

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

– Đặt tên truyện là Cái lò gạch cũ, phải chăng tác giả muốn nói đến sự luẩn quẩn bế tắc, gắn với hình ảnh Chí Phèo ở đầu truyện, khi còn là thằng bé đỏ hỏn được cuốn trong một cái váy đụp vứt ở cái lò gạch bỏ hoang và hình ảnh cuối truyện: Thị Nở sau khi nghe tin Chí Phèo đâm chết bá Kiến và tự sát một cách khủng khiếp đã nhớ lại những lúc gần gũi với hắn và nhìn nhanh xuống bụng rồi thoáng thấy hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không ở nơi vắng người lại qua ? Có thể sẽ có một Chí Phèo con ra đời cũng ở cái lò gạch ấy để "nối nghiệp" bố. Như vậy Cái lò gạch cũ như là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm.

2

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

(2 điểm)

– Trước sự săn sóc đầy ân tình và tình yêu thương mộc mạc, chân thành của thị Nở, tâm trạng Chí Phèo đã diễn biến khá phức tạp và rất logic. Để chỉ ra sự lô gíc này, trước hết phải hiểu, lúc đầu thị Nở chỉ khơi dậy bản năng của Chí Phèo, nhưng sự săn sóc giản dị đầy ân tình và lòng yêu thương mộc mạc, chân thành của người đàn bà khốn khổ này đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo. Đoạn văn nói về sự thức tỉnh tâm hồn của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở là một đoạn tuyệt bút thể hiện tư tưởng nhân đạo của một nhà văn lớn.

2

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Đọc 1: Chí Phèo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay