Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Văn bản 1: Thương nhớ mùa xuân

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7 Văn bản 1: Thương nhớ mùa xuân. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

THƯƠNG NHỚ MÙA XUÂN

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cảnh sắc mùa xuân Bắc Việt được tác giả miêu tả như thế nào?

  1. Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh

  2. Có tiếng trống chèo vọng từ thôn xóm xa xa

  3. Có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Con người Hà Nội vào mùa xuân có đặc điểm gì?

  1. Con người trở nên vui vẻ và căng tràn sức sống

  2. Con người trở nên già nua hơn

  3. Những người con gái mặc áo nhung đen, áo len trăm màu sắc. Con người trở nên tươi trẻ hơn

  4. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Cảm xúc của nhân vật “tôi” trước mùa xuân là thế nào?

  1. Hân hoan, căng tràn sự sống buộc phải đứng lên ra ngoài để tận hưởng mùa xuân

  2. Bồi hồi xúc động

  3. Man mác buồn

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

CÂU 4: Trong đoạn nói về con người cảnh vật của tháng Giêng tác giả có nói đến địa danh ngôi chùa nào?

  1. Chùa Dâu

  2. Chùa Trầm

  3. Chùa Trấn Quốc

  4. Chùa Thầy

Câu 5: Khi miêu tả về đất ngoài vườn mùa xuân đến tác giả so sánh nó giống như đất ở:

  1. Đà Lạt

  2. Sài Gòn

  3. Cà Mau

  4. Côn Đảo

CÂU 6: Đặc sắc nghệ thuật của văn bản Thương nhớ mùa xuân là?

  1. Cảm nhận tinh tế

  2. Ngôn ngữ giàu chất thơ

  3. Nhiều hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ

  4. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Câu 2 (2 điểm): Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

A

B

A

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống, phong tục... miền Bắc khi xuân đến qua tình yêu, nỗi nhớ của tác giả. Qua đó thể hiện triết lí nhân sinh: Triết lí về tình yêu quê hương (Tình yêu quê hương là chất keo gắn kết con người với mảnh đất mình được sinh ra).

2

Câu 2

(2  điểm)

- Ngòi bút tài hoa, lãng mạn; kết cấu văn bản rất linh hoạt, tự do nhưng vẫn đảm bảo lô gích bởi mạch cảm xúc chủ đạo (cái tôi mê luyến mùa xuân); ngôn ngữ giàu chất thơ và hình ảnh; phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp tu từ...

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoảng thời gian sau rằm tháng Giêng thời tiết Hà Nội thay đổi như thế nào?

  1. Trời hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn

  2. Những vệt xanh tươi hiện ở trên trời

  3. Làn gió trong lành đến lạ

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Ánh trăng tháng Giêng được tác giả miêu tả như thế nào?

  1. Non như người con gái mơn mởn đào tơ

  2. Sáng nhưng không sáng lộng lẫy như mùa thu

  3. Trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng , vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai tri kỉ

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Câu văn “ Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Ẩn dụ

  2. Đảo ngữ

  3. So sánh

  4. Lặp cấu trúc

Câu 4: Trong đoạn cuối đoạn trích phong tục của người Bắc Việt vào mùa xuân thường làm gì?

  1. Treo câu đối

  2. Bói Kiều

  3. Tảo mộ

  4. Đi chùa đầu năm

Câu 5: Địa danh nào ở Hà Nội được tác giả Bằng Việt nhắc đến ở đầu bài?

  1. Hồ Gươm

  2. Thủy Tạ

  3. Cả hai đáp án trên đều đúng

  4. Cả hai đáp án trên đều sai

CÂU 6: Nội dung văn bản Thương nhớ mùa xuân là?

  1. Là những dòng cảm xúc thật dịu dàng, nhẹ nhàng, trong tẻo và đầy tươi mới của mùa xuân “Bắc Việt”.

  2. Gợi nhắc cho độc giả về không khí nhộn nhịp, rộn rã, những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của một mùa xuân xinh tươi, tràn đầy sức sống.

  3. Là những rung động mới chớm của tình yêu tuổi học trò

  4. A và B đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Biện pháp tu từ độc đáo nào được sử dụng trong đoạn đầu tiên của văn bản ?

Câu 2 (2 điểm): Nêu ra điểm độc đáo của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản là gì ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

C

A

C

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Nghệ thuật: phép điệp ngữ ai bảo… đừng, ai cấm… đừng; điệp cấu trúc: CN + cụm động từ yêu mùa xuân; từ ngữ, hình ảnh đặc sắc... nhấn mạnh tình yêu mùa xuân chính là lẽ tất yếu trong cuộc đời của mỗi con người.

=> Cách mở bài tự nhiên, độc đáo, giàu hình ảnh, cảm xúc.

1

 

 

 

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

+ Nhiều chi tiết có sự đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình như: chi tiết miêu tả khung cảnh đoàn tụ đầm ấm của gia đình, chi tiết miêu tả thời tiết mùa xuân Hà Nội vào khoảng sau rằm tháng Giêng,...

 

+ Ngôn ngữ đan xen giữa yếu tố tự sự và trữ tình: bên cạnh lời kể có nhiều tính từ, từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh và ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu cảm xúc.

 

1

 

 

 

 

1

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 7: Thương nhớ mùa xuân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay