Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 2: Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 2: Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
TẠ QUANG BỬU – NGƯỜI THẦY THÔNG THÁI
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thể loại của văn bản Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái là:
- Văn bản thuyết minh
- Văn bản nghị luận
- Văn bản thông tin
- Văn bản khoa học
Câu 2: Ngay mở đầu, tác giả đã trích dẫn ý kiến cho rằng Tạ Quang Bửu là ai?
- Cao Bá Quát ngày nay
- Nguyễn Bỉnh Khiêm thời nay
- Lê Quý Đôn thời nay
- Lê Hữu Trách thời nay
Câu 3: Theo tác giả Giáo sư Bửu đã am hiểu những lĩnh vực nào?
- Âm nhạc
- Hội họa
- Thể thao
- Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Đoạn thơ trích dẫn trong phần cuối văn bản có tác dụng gì?
- Tiếc thương vô hạn của người em đối với người anh của mình
- Thể hiện niềm kinh trọng của người sống với người đã khuất
- Nỗi niềm đau đáu vì nước của giáo sư Tạ Quang Bửu
- Tất cả ý kiến trên
Câu 5: Tại sao Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?
- Vì ông cần đọc một số tài liệu có liên quan
- Vì ông có đam mê với chữ Hán
- Vì ông muốn hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam và phương Đông.
- Vì ông có đam mê với nghệ thuật thư pháp
Câu 6: Bản thảo nào giáo sư Tạ Quang Bửu viết dang dở trước khi qua đời?
- Thống kê thường thức
- Vật lí cương yếu
- Nguyên tử - hạt nhân – vũ trụ tuyến
- Chiến lược con người
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình bày khái niệm và đặc điểm của:
- a) Văn bản thông tin
- b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin
Câu 2 (2 điểm): Xác định chủ đề của văn bản.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
C |
C |
D |
D |
B |
D |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
a) Văn bản thông tin được viết nhằm mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho người đọc. Để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả, văn bản thông tin có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều cách trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu,...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,...). b) Các yếu tố hình thức trong văn bản thông tin: Văn bản thông tin có thể sử dụng một số yếu tố hình thức (bao gồm cả phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để biểu thị cách sắp xếp, cấu trúc thông tin trong văn bản hoặc làm cho các ý tưởng và thông tin hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu. Chẳng hạn như: nhan đề; kí hiệu đánh dấu các phần, mục; chú thích cho hình ảnh; bảng số liệu; biểu đồ, sơ đồ, lược đồ; mô hình; bản đồ. |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
- Chủ đề của văn bản: ca ngợi người tài giỏi. |
2 |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vì sao Tạ Quang Bửu quyết tâm học chữ Hán?
- Vì ông muốn học về ngôn ngữ này
- Vì theo ông khó có thể hiểu sâu sắc văn hóa Việt Nam và phương Đông nếu không biết chữ Hán
- Vì ông muốn mở rộng vốn ngôn ngữ của mình
- Vì ông muốn đi dạy chữ HÁn
Câu 2: Tên những cuốn sách mà Tạ Quang Bửu đã viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp?
- Thống kê thường thức
- Vật lí cương yếu
- Nguyên tử - hạt nhân – vũ trụ tuyến
- Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Nhà toán học Nô-am Chom-xki đã nhận xét về ông Tạ Quang Bửu ra sao:
- Ông là người có trí thông minh ghê gớm
- Ông là người thông minh nhất Việt Nam
- Ông là người có am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực
- Ông là nhà toán học vĩ đại của Việt Nam
Câu 4: Trong cuốn sách “Sống” ông Tạ Quang Bửu đã băn khoăn về điều gì?
- Điều cốt yếu không phải sống là gì. Điều cốt yếu nhất là: Làm gì trong lúc sống.
- Sống thế nào cho ra sống?
- Sống sao cho cuộc đời không cảm thấy hối tiếc
- Tất cả các ý kiến trên đều đúng
Câu 5: Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?
- Khẳng định lòng nhân ái của Tạ Quang Bửu
- Khẳng định việc nổi tiếng của ông Tạ Quang Bửu
- Khẳng định ông Tạ Quang Bửu là một người thông minh
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Bằng chứng nào được dẫn ra để chứng minh năng lực ngoại ngữ của Giáo sư Bửu?
- Giáo sư Bửu học ba tháng đã đọc được tiếng Nga sau đó dịch ngay ra tiếng Pháp.
- Giáo sư đọc hẳn tiếng Ba Lan và thuyết trình cho mọi người về nghiên cứu toán cho thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội.
- Giáo sư giúp Bác soạn những bức công hàm gửi nước ngoài bằng Tiếng Anh.
- Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.
Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
D |
A |
A |
C |
D |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ là: hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,… => Văn bản không có các yếu tố này. |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
- Tính chất tổng hợp của văn bản thể hiện qua việc tác giả đưa ra rất nhiều câu chuyện ở nhiều thời điểm, nhiều khía cạnh để làm nổi bật tài năng hơn người của giáo sư Tạ Quang Bửu. Tác giả kể các câu chuyện từ thời ở Pháp, khi về Việt Nam đến khi ông qua đời. Tác giả nói về giáo sư Tạ Quang Bửu từ thành tích đa lĩnh vực, cách học, đánh giá của những người tài khác,… |
2 |
=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Đọc 2: Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái