Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Văn bản 2: Một thời đại trong thi ca

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Văn bản 2: Một thời đại trong thi ca. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác phẩm được đưa vào là tiểu luận cho cuốn sách nào ?

  1. Thi nhân Việt Nam

  2. Văn chương và hành động

  3. Nói chuyện thơ kháng chiến

  4. Bàn luận về văn học kháng chiến

Câu 2: Theo tác giả, điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là gì?

  1. quan niệm về thẩm mỹ

  2. quan niệm về cá nhân

  3. quan niệm về đạo đức

  4. quan niệm về tình yêu

 

Câu 3: Hồn thơ “hùng tráng”, Hoài Thanh dùng chỉ nhà thơ nào trong bài viết “Một thời đại trong thi ca”?

  1. Lưu Trọng Lư

  2. Nguyễn Bính

  3. Huy Thông

  4. Nguyễn Nhược Pháp

 

Câu 4: Theo tác giả Hoài Thanh, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì?

  1. Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải lúc nào cũng rõ ràng, dễ nhận ra

  2. Thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở

  3. Tìm ra quan niệm cá nhân

  4. A và B đúng

 

Câu 5: Theo tác giả, thơ cũ là tiếng nói của

  1. “Cái ta”: đoàn thể, cộng đồng, dân tộc

  2. “Cái tôi”: cái riêng, cá nhân

  3. Không của riêng bất cứ ai

  4. A và B đúng

 

Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc trong bài viết của Hoài Thanh là gì?

  1. Kết hợp nhiều cách diễn đạt khác nhau, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách thấu đáo

  2. Lời văn giàu tính hình tượng, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần với phong cách chính luận.

  3. Lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo; văn phong tài hoa tinh tế, giàu cảm xúc

  4. Tất cả đều đúng

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hoài Thanh hiểu như thế nào về nội dung của chữ tôi và chữ ta?

Câu 2 (2 điểm): Lòng yêu nước của các nhà thơ mới và của tác giả Thi nhân Việt Nam thể hiện tập trung nhất ở điểm nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

C

D

A

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Nội dung của chữ tôi là ý thức cá nhân trong đời sống tinh thần con người.

– Nội dung của chữ ta là phần ý thức cộng đồng (chữ dùng của Hoài Thanh là "đoàn thể") trong đời sống tinh thần của con người.

– Hai ý thức này là hai tiếng nói tồn tại trong đời sống tinh thần của mỗi người. Ở thời trước, cái ta lấn át hoàn toàn, cái tôi không có cơ để nảy nở. Còn thời đại này, cái tôi trỗi dậy giành quyền sống. Phong trào Thơ mới nảy sinh từ sự trỗi dậy của cái tôi đó.

2

Câu 2

(2  điểm)

– Lòng yêu Tổ quốc của con người có những biểu hiện vô cùng phong phú. Có lòng yêu nước gắn liền với đấu tranh. Có lòng yêu nước gắn liền với lao động sản xuất. Lại có lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hoá, ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hoá.

– Lòng yêu nước của các nhà thơ mới nghiêng về dạng thứ ba. Tình yêu của họ thể hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo ra những giá trị văn hoá, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt. Đó cũng là một lòng yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng.

1

 

 

 

 

 

 

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong “Một thời đại thi ca”, Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”. Đỏ là nhận định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “nhưng động tiên đã khép”, ông chỉ nhà thơ nào?

  1. Thế Lữ

  2. Xuân Diệu

  3. Lưu Trọng Lư

  4. Hàn Mặc Tử

Câu 2: Theo Hoài Thanh, tinh thần Thơ mới rốt cuộc là gì?

  1. Sự mất dần cái tôi cá nhân trong thi đàn Việt Nam.

  2. Chữ ta với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca.

  3. Cốt cách hiên ngang của người thi sĩ dần biến mất.

  4. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca

Câu 3: Cốt lõi mà tinh thần thơ mới đem đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ là gì?

  1. Cốt cách của người thi sĩ dần biến mất

  2. Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca

  3. Chữ ta với cái nghĩa tuyệt đối của nó xuất hiện trong thi ca

  4. Sự mất dần của cái tôi cá nhân trong thi đàn Việt Nam

Câu 4: Tác giả đã nêu ra cách nhận diện tinh thần Thơ mới như thế nào?

  1. So sánh bài hiện đại với bài cổ điển.

  2. So sánh bài hay với bài hay.

  3. So sánh bài hay với bài tầm thường.

  4. So sánh bài tầm thường với bài tầm thường.

 

Câu 5: Theo Hoài Thanh, người đại diện đầy đủ nhất cho thời đại của “chữ tôi” là?

  1. Chế Lan Viên

  2. Nguyễn Bính

  3. Xuân Diệu

  4. Huy Cận

 

Câu 6: Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bấy giờ trong tác phẩm Một thời đại trong thi ca đã giải tỏa bị kịch đời mình bằng cách nào?

  1. Gửi cả vào tiếng Việt

  2. Từ bỏ thơ ca, sáng tác thể loại văn học khác

  3. Đấu tranh để thoát khỏi bị kịch

  4. Không làm gì cả

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm hiểu, nhận xét về cách lập luận của Hoài Thanh khi phân biệt thơ mới và thơ cũ. Tác giả hiểu như thế nào về nội dung của chữ tôi và chữ ta?

Câu 2 (2 điểm): Lòng yêu thơ và tình yêu nước của các nhà thơ mới (cũng chính là của tác giả Thi nhân Việt Nam) thể hiện tập trung nhất ở điểm nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

D

B

B

C

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

– Cần làm rõ: Cách phân biệt thơ cũ, thơ mới của Hoài Thanh, như ông đã nói, không căn cứ vào hình xác thơ mà vào tinh thần thơ. Theo đó, ông đưa ra được một tiêu chí quan trọng để phân biệt: thơ cũ là thơ của cái ta, thơ mới là thơ của cái tôi. Cơ sở phân biệt này càng chắc chắn, thuyết phục khi nó dựa trên nền tảng triết học, mĩ học và tâm lí riêng của thời đại.

– Sau đó em hãy giải thích nội dung chữ tôi và chữ ta theo cách hiểu của Hoài Thanh.

1

 

 

 

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

– Lòng yêu nước của các nhà thơ mới (cũng chính là của tác giả Thi nhân Việt Nam) thể hiện tập trung nhất ở tình yêu tiếng Việt. Lời văn trong đoạn này bộc lộ cảm xúc nồng nhiệt, thiết tha qua hình thức điệp ngữ, điệp cấu trúc câu.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Một thời đại trong thi ca

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay